Hiểu tầm quan trọng của chân tóc để chấm dứt rụng tóc, tóc thưa mỏng và hói đầu
Chân tóc là phần tóc nằm bên dưới da đầu. Mọi người thường không chú ý nhiều đến phần tóc này như phần tóc ở bên trên da đầu vì phần tóc bên trên dễ nhìn thấy và dễ chăm sóc hơn nhưng trên thực tế, sức khỏe của tóc phụ thuộc hoàn toàn vào chân tóc.
Trong bài viết này hãy cùng tìm hiểu về tầm quan trọng của chân tóc, các vấn đề liên quan đến chân tóc và cách chăm sóc chân tóc chắc khỏe để giảm và ngăn ngừa rụng tóc.
Chân tóc là gì?
Chân tóc là phần bắt đầu của sợi tóc nằm trong nang tóc bên dưới da, kéo dài từ lớp biểu bì (epidermis) đến lớp trung bì (dermis). Nang tóc có chức năng tạo ra tóc. Do đó, chỉ khi chân tóc chắc khỏe thì tóc mới mọc tốt.
Cấu tạo của chân tóc
Chân tóc được bao quanh bởi nang tóc (một lớp vỏ được tạo nên từ da và mô liên kết) và kết nối với tuyến bã nhờn. Mỗi nang tóc được liên kết với một cơ nhỏ gọi là cơ dựng lông (arrector pili). Cơ này có chức năng làm cho tóc và lông trên cơ thể dựng đứng, gây ra hiện tượng “dựng tóc gáy” hay “nổi da gà”.
Phần đáy của nang tóc có hình bầu, được gọi là bầu nhú tóc (hair bulb). Đó là nơi tạo ra các tế bào tóc. Các tế bào này được tạo ra từ các protein chuỗi dài có tên là keratin hay còn gọi là chất sừng, làm cho sợi tóc liên tục phát triển cho đến khi nhô qua bề mặt da và sau đó tiếp tục mọc dài.
Phần đáy của bầu nhú tóc được gọi là nhú bì tóc (hair dermal papilla) với các mao mạch bên trong. Đây là nơi mà máu chảy vào nang tóc và cung cấp chất dinh dưỡng cho tế bào nang tóc để tạo ra sợi tóc.
Ngoài mạch máu, ở nang tóc còn có các dây thần kinh. Khi kéo, giật, nhổ hay thậm chí chỉ cần chạm nhẹ, các dây thần kinh này khiến cho chúng ta cảm nhận được sự chuyển động của sợi tóc.
Vai trò của chân tóc
Chân tóc có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của tóc vì đó là bộ phận trực tiếp tạo ra sợi tóc. Nếu chân tóc không khỏe, sợi tóc được tạo ra sẽ nhỏ, mảnh, yếu và dễ gãy rụng. Chân tóc sẽ ngày càng suy yếu theo thời gian.
Khi chân tóc quá yếu thì sẽ có ít mạch máu cung cấp chất dinh dưỡng cho nang tóc hơn. Khi không có đủ chất dinh dưỡng, các nang tóc sẽ bị teo dần và không còn tạo ra tóc nữa, dẫn đến tình trạng rụng tóc, tóc thưa mỏng và hói đầu vĩnh viễn. Lúc này sẽ không có cách nào có thể phục hồi nang tóc và giải pháp là phải cấy tóc để đưa nang tóc đến vùng bị teo nang tóc.
Chu kỳ mọc và rụng tóc
Tóc cũng có “vòng đời” riêng. Mặc dù không tồn tại mãi mãi nhưng các sợi tóc sẽ ở trên đầu khoảng 2 - 6 năm rồi mới rụng, sau đó chân tóc sẽ nghỉ ngơi một thời gian và tiếp tục hoạt động trở lại để tạo tóc mới.
Trên da đầu mỗi người có khoảng 100.000 sợi tóc (50.000 cụm). Mỗi nang tóc trải qua khoảng 20 chu kỳ mọc và rụng tóc trong suốt cuộc đời hoặc cho đến khi nang tóc bị teo đi vì những lý do khác ngoài sự lão hóa.
Chu kỳ mọc và rụng tóc gồm 4 giai đoạn như sau:
1. Giai đoạn phát triển (giai đoạn anagen)
Đây là giai đoạn bầu nhú tóc nằm ở sâu nhất dưới da đầu và tạo ra các tế bào tóc mới liên tục, làm cho tóc mọc dài ra. Khoảng 85 - 90% tóc trên đầu là ở giai đoạn này. Tóc sẽ ở trên da đầu khoảng 2 - 6 năm hoặc khoảng 1000 ngày trước khi bước vào giai đoạn tiếp theo. Tóc dài ra khoảng 1cm mỗi tháng. Vì vậy nên trước khi kết thúc giai đoạn phát triển và bị rụng, sợi tóc có thể đạt đến độ dài khoảng 30 - 100 cm. Giai đoạn phát triển của nang tóc ở mỗi người là khác nhau, tùy thuộc vào yếu tố di truyền, tuổi tác, nội tiết tố, tình trạng sức khỏe,...
2. Giai đoạn ngưng triển/chuyển tiếp (giai đoạn catagen)
Đây là giai đoạn các nang tóc ngừng tạo ra tóc. Phần chân tóc dần dần di chuyển lên trên và tách khỏi các mạch máu nuôi chân tóc khiến tóc bị thiếu dinh dưỡng và chuẩn bị rụng. Chỉ có 1% tổng số tóc trên đầu ở giai đoạn ngưng triển và tóc sẽ chỉ ở giai đoạn này trong 2 - 3 tuần trước khi bước sang giai đoạn tiếp theo.
3. Giai đoạn nghỉ ngơi/thoái triển (giai đoạn telogen)
Đây là giai đoạn nang tóc ngừng tạo tóc để chuẩn bị cho chu kỳ mọc tóc tiếp theo. Phần chân tóc di chuyển lên cao sẽ lại dần di chuyển xuống về vị trí ban đầu. Tỷ lệ tóc ở giai đoạn nghỉ ngơi là khoảng 10 - 15% và giai đoạn này kéo dài khoảng 1 - 4 tháng. Sau đó, nang tóc sẽ hoạt động trở lại và tạo ra tóc mới.
4. Giai đoạn mọc tóc mới (giai đoạn exogen)
Giai đoạn này là phần cuối của giai đoạn nghỉ ngơi (telogen) và phần đầu của giai đoạn phát triển (anagen), đây là lúc mà nang tóc đã sẵn sàng mọc tóc mới. Sau đó các nang tóc bước vào giai đoạn phát triển và tạo ra tóc. Phần tóc mới này sẽ nhẹ nhàng đẩy phần tóc cũ còn trong nang tóc ra ngoài. Do đó mà giai đoạn exogen còn được gọi là giai đoạn rụng tóc cũ.
Các nguyên nhân gây rụng tóc có liên quan đến chân tóc
Rụng tóc di truyền
Rụng tóc di truyền hay còn gọi rụng tóc nội tiết tố androgen (androgenetic alopecia) là tình trạng rụng tóc xảy ra trên toàn bộ đầu do nguyên nhân di truyền. Ở giai đoạn đầu của rụng tóc di truyền, sợi tóc được tạo ra rất mảnh, yếu, dễ gãy rụng và giai đoạn phát triển (anagen) bị rút ngắn trong khi giai đoạn nghỉ ngơi (telogen) lại kéo dài hơn bình thường. Theo thời gian, nang tóc sẽ ngày càng yếu đi và khi nang tóc bị teo thì sẽ không thể tạo ra tóc mới nữa.
Rụng tóc di truyền ở nam và nữ là do các gen khác nhau gây ra.
Ở nam giới, nguyên nhân gây rụng tóc di truyền là do các gen ảnh hưởng đến nang tóc. Các gen này làm cho nang tóc phản ứng nhanh hơn với hormone DHT (dihydrotestosterone). DHT là một loại hormone được tạo ra từ hormone sinh dục nam testosterone. Testosterone có chức năng tạo nên các đặc điểm sinh lý ở nam giới.
Tuy nhiên, hormone DHT có thể tác động đến nang tóc và làm cho nang tóc tạo ra sợi tóc nhỏ hơn, yếu hơn và dễ rụng, đồng thời kéo dài giai đoạn nghỉ ngơi và rút ngắn giai đoạn phát triển. Theo thời gian, nang tóc sẽ bị teo dần.
Ở những người bị rụng tóc di truyền, các nang tóc nhạy cảm với hormone DHT hơn bình thường và điều này khiến tóc rụng nhiều hơn. Các nang tóc cũng thoái hóa nhanh hơn và bị teo sớm hơn. Tình trạng này có thể xảy ra trên diện rộng và cuối cùng dẫn đến hói đầu.
Ở nữ giới, nguyên nhân gây rụng tóc di truyền là do các yếu tố di truyền rút ngắn giai đoạn phát triển của tóc và kéo dài giai đoạn nghỉ ngơi. Số lượng tóc ở giai đoạn phát triển giảm, điều này khiến cho mái tóc dần trở nên thưa mỏng dần và hói. Nếu không điều trị kịp thời, rụng tóc di truyền ở phụ nữ cũng có thể dẫn đến hói đầu giống như ở nam giới.
- Tìm hiểu thêm về 10 nguyên nhân gây hói đầu ở phụ nữ và các giải pháp điều trị
Rụng tóc từng mảng
Rụng tóc từng mảng (alopecia areata) là tình trạng tóc rụng thành từng mảng cỡ đồng xu trên đầu. Những vùng da đầu bị rụng tóc không có tổn thương, không tấy đỏ, không đóng vảy, không hình thành sẹo và có hoặc không kèm theo ngứa.
Tóc mọc quanh những mảng bị rụng tóc thường có hình dấu chấm than (!), phần ngọn tóc dày hơn phần tóc sát da đầu.
Lý do khiến sợi tóc có hình dạng bất thường như vậy là bởi tình trạng rối loạn chức năng nang tóc xảy ra từ từ, phần tóc mọc ra trước đó vẫn có đường kính bình thường trong khi phần tóc mọc ra sau này lại bị teo nhỏ. Cuối cùng, những sợi tóc này sẽ bị rụng. Trong một số trường hợp, ỉụng tóc từng mảng còn đi kèm tình trạng rụng lông từng mảng ở nhiều bộ phận trên cơ thể.
Rụng tóc từng mảng không lây nhưng có thể di truyền. Cứ 5 người bị rụng tóc từng mảng thì lại có 1 người có tiền sử gia đình bị vấn đề này.
Nguyên nhân chính xác gây rụng tóc từng mảng hiện chưa được xác định rõ nhưng một số ý kiến cho rằng nguyên nhân là do viêm nang tóc làm cho nang tóc tạm thời bị rối loạn chức năng. Sau một thời gian, nang tóc sẽ viêm và hoạt động bình thường trở lại.
Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm nang tóc nhưng chủ yếu là do các bệnh tự miễn. Bệnh tự miễn là các bệnh xảy ra do hệ miễn dịch của cơ thể hiểu nhầm các mô trong cơ thể là vật thể lạ và tấn công. Điều này gây phản ứng viêm ở khu vực đó.
Khi mô xung quanh nang tóc bị tấn công bởi hệ miễn dịch, nang tóc sẽ bị viêm và điều này gây rụng tóc từng mảng.
Các nguyên nhân khác cũng có thể gây viêm nang tóc còn có stress gây suy giảm chức năng miễn dịch, các bệnh truyền nhiễm, phản ứng dị ứng trên da đầu hoặc một số bệnh nhiễm trùng do virus.
Tuy nhiên, rụng tóc từng mảng không phải là bệnh nguy hiểm và có thể tự khỏi. Sau 6 - 12 tháng, hoạt động của nang tóc có thể trở lại như bình thường. Nhưng trong một số trường hợp, tình trạng ngày càng trở nên nghiêm trọng và vùng rụng tóc lan rộng cho đến khi xảy ra rụng lông tóc toàn thân (alopecia universalis). Do đó khi nhận thấy dấu hiệu rụng tóc từng mảnh thì phải đi khám càng sớm càng tốt.
Rụng tóc telogen
Rụng tóc telogen (telogen effluvium) là tình trạng nang tóc ngừng mọc tóc dù đang trong giai đoạn phát triển (anagen) và đột ngột chuyển sang giai đoạn nghỉ ngơi (telogen). Vào cuối giai đoạn nghỉ ngơi, các sợi tóc này bị rụng đồng loạt.
Thông thường, các nang tóc ở giai đoạn nghỉ ngơi chỉ chiếm khoảng 10 - 15% tổng số nang tóc trên toàn bộ đầu. Nhưng khi bị rụng tóc telogen, tỷ lệ các nang tóc này có thể lên đến 20 - 50%. Khi những sợi tóc này rụng, mái tóc sẽ mỏng đi rất nhiều.
Rụng tóc telogen có thể là do nhiều nguyên nhân mà đa số là do có sự thay đổi đột ngột xảy ra trong cơ thể, khiến cho cơ thể tạm thời rơi vào trạng thái khủng hoảng một thời gian. Lúc này, cơ thể ưu tiên sử dụng năng lượng cho những chức năng quan trọng và cắt bớt năng lượng cho những chức năng không cần thiết, trong đó có mọc tóc. Điều này khiến cho nang tóc đột ngột chuyển sang giai đoạn nghỉ ngơi.
Những thay đổi đột ngột trong cơ thể gây rụng tóc telogen có thể là những thay đổi về thể chất hoặc thay đổi về tinh thần.
Những thay đổi về thể chất có thể do các bệnh mãn tính hoặc rối loạn. Các bệnh mãn tính gây rụng tóc telogen hầu hết là các bệnh có ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tuần hoàn, hệ thần kinh, hệ nội tiết và hệ miễn dịch, chẳng hạn như bệnh tự miễn, ung thư hoặc bệnh tuyến giáp,...
Rối loạn gây rụng tóc telogen thường xảy ra do các vấn đề sức khỏe cấp tính, chẳng hạn như bị sốt cao, mất nhiều máu, suy dinh dưỡng nghiêm trọng hay thay đổi nội tiết tố đột ngột.
Những vấn đề về tinh thần như sốc, căng thẳng quá mức hoặc đau buồn cũng có thể gây rụng tóc telogen.
Khi cơ thể xảy ra những thay đổi này, tóc không bị rụng ngay mà sẽ bước vào giai đoạn nghỉ ngơi. Sau giai đoạn nghỉ ngơi, tóc sẽ bị rụng. Trung bình, giai đoạn nghỉ ngơi kéo dài khoảng 3 tháng. Vì vậy nên tình trạng rụng tóc thường bắt đầu sau khoảng 3 tháng kể từ khi xảy ra biến cố về sức khỏe thể chất hoặc tinh thần..
Rụng tóc telogen cũng không phải vấn đề nguy hiểm và chỉ xảy ra tạm thời. Khi nguyên nhân gốc rễ được giải quyết, nang tóc sẽ hoạt động bình thường trở lại và sau khoảng 6 - 12 tháng, tóc bắt đầu mọc lại. Nhưng nếu tóc không mọc thì nên đi khám để tìm ra nguyên nhân gây rụng tóc và có biện pháp điều trị.
Viêm nang tóc
Viêm nang tóc là tình trạng viêm xảy ra ở các nang tóc và có thể ảnh hưởng đến chân tóc. Triệu chứng của bệnh là những cụm mụn nước nhỏ màu đỏ hoặc đầu trắng ở xung quanh chân tóc, da đầu ngứa ngáy, đôi khi còn kèm theo đau và nóng rát. Các mụn nước có thể biến thành mụn mủ nhưng khác với mụn trứng cá ở chỗ mụn mủ do viêm nang tóc có tóc mọc ra ở chính giữa.
Viêm nang tóc xảy ra do các nang tóc bị bít tắc hoặc bị nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm. Có nhiều hành vi khiến nang tóc bị bít tắc hoặc nhiễm trùng, chẳng hạn như cạo, gãi, nhổ tóc, buộc tóc quá chặt, đội mũ thường xuyên hoặc sử dụng các sản phẩm chăm sóc tóc gây bít tắc lỗ chân lông.
Viêm nang tóc không phải là vấn đề nguy hiểm nhưng nếu để lâu không điều trị thì tình trạng viêm sẽ lan rộng, nang tóc bị viêm nghiêm trọng và hình thành sẹo khi hết viêm. Điều này sẽ làm cho chân tóc bị hỏng vĩnh viễn và không thể mọc tóc được nữa. Vì vậy nên nếu nhận thấy các dấu hiệu viêm nang tóc thì phải đi khám để điều trị trước khi tình trạng chuyển nặng.
Cách chăm sóc chân tóc chắc khỏe để ngăn rụng tóc
Ăn uống đủ chất
Để duy trì chân tóc chắc khỏe thì phải bắt đầu từ chế độ ăn uống. Tóc được tạo ra từ nhiều chất dinh dưỡng khác nhau. Các chất dinh dưỡng từ thực phẩm sẽ đi vào máu và được máu vận chuyển đến nang tóc. Do đó, chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng sẽ giúp nang tóc có thể hoạt động hiệu quả.
Các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự mọc tóc gồm có protein, biotin (vitamin B7), kẽm và vitamin B. Ngoài ra cũng cần bổ sung đủ cả các chất dinh dưỡng hỗ trợ quá trình phát triển của tóc, chẳng hạn như sắt để tăng lượng hồng cầu trong máu, giúp vận chuyển chất dinh dưỡng đến nang tóc tốt hơn, axit béo - thành phần tạo nên keratin và dầu trong tuyến bã nhờn giúp giữ ẩm cho tóc cũng như là các vitamin chống oxy hóa như vitamin A, C và E giúp bảo vệ nang tóc khỏi tổn hại do gốc tự do.
Giữ cho tóc và da đầu sạch sẽ
Giữ da đầu luôn sạch sẽ giúp làm giảm nguy cơ viêm nang tóc. Nên gội đầu ít nhất 3 - 4 lần một tuần, không gội đầu bằng nước quá nóng hay quá lạnh và không nên gãi khi gội đầu. Tốt nhất chỉ nên dùng các đầu ngón tay để mát-xa nhẹ nhàng da đầu trong khi gội. Điều này giúp kích thích máu lưu thông tốt hơn và gián tiếp củng cố nang tóc.
Giảm căng thẳng stress
Căng thẳng là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề ảnh hưởng đến nang tóc, bao gồm cả vấn đề về thể chất và tinh thần. Vì vậy, việc giữ cho tinh thần thoải mái và hạn chế căng thẳng sẽ có tác động tích cực đến chân tóc và đồng thời cũng tốt cho sức khỏe tổng thể.
Tránh các hành vi làm tổn thương chân tóc
Gãi mạnh, nhổ tóc, buộc tóc quá chặt và sử dụng hóa chất trên tóc và da đầu là những hành vi gây hại cho chân tóc. Những điều này có thể khiến nang tóc bị bít tắc và có nguy cơ bị nhiễm trùng. Nang tóc bị viêm sẽ hình thành sẹo, bị hỏng vĩnh viễn và mất khả năng mọc tóc.
Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP)
Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (platelet rich plasma) hay liệu pháp PRP là phương pháp điều trị rụng tóc bằng cách tiêm huyết tương có nồng độ tiểu cầu cao vào da đầu. Được tạo ra từ máu của chính khách hàng, huyết tương giàu tiểu cầu không chỉ chứa tiểu cầu mà còn cung cấp yếu tố tăng trưởng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự mọc tóc và hình thành mao mạch. Liệu pháp PRP giúp cho chân tóc chắc khỏe, mọc tóc tốt hơn và cải thiện chất lượng của sợi tóc. Huyết tương giàu tiểu cầu còn kích thích sự hình thành các mao mạch, nhờ đó làm tăng lượng chất dinh dưỡng được vận chuyển đến nuôi chân tóc.
Tiêm tế bào gốc tóc nang tóc (Regenera Activa)
Tiêm tế bào gốc nang tóc là một phương pháp giúp củng cố chân tóc và điều trị rụng tóc bằng cách lấy nang tóc của khách hàng, sau đó cho vào thiết bị Regenera Activa để tách tế bào gốc và tiêm lại vào da đầu. Tế bào gốc thu được rất giàu các chất có tác dụng kích thích chức năng của các tế bào trên da đầu, bao gồm cả tế bào nang tóc. Phương pháp tiêm tế bào gốc nang tóc giúp làm chắc chân tóc, thúc đẩy mọc tóc tốt hơn, sợi tóc to hơn và đồng thời làm giảm hoạt động của hormone DHT - nguyên nhân gây rụng tóc ở nam giới.
Kích thích nang tóc bằng laser
Các phương pháp này giúp làm tăng hoạt động của nang tóc. Absolute Hair Clinic có hai công nghệ laser kích thích nang tóc là laser Fotona và LLLT.
Laser Fotona
Laser Fotona là phương pháp điều trị giúp nang tóc chắc khỏe và hoạt động hiệu quả hơn sử dụng loại 2 tia laser năng lượng thấp là laser Er:YAG 2940nm và laser Nd:YAG 1064nm. Do sử dụng laser năng lượng thấp nên khách hàng sẽ không hề cảm thấy đau đớn trong quá trình điều trị mà chỉ có cảm giác ấm trên da đầu. Absolute Hair Clinic là cơ sở đầu tiên tại Thái Lan đưa công nghệ laser Fotona vào điều trị rụng tóc.
LLLT
LLLT hay liệu pháp laser năng lượng thấp (low level laser therapy) là phương pháp trị liệu sử dụng ánh sáng đỏ với bước sóng trong khoảng 650 - 680nm để cung cấp năng lượng ở cấp độ tế bào cho nang tóc. Điều này giúp các tế bào nang tóc hoạt động hiệu quả hơn, ngoài ra còn giúp giảm viêm ở da đầu và nhờ đó đẩy nhanh tốc độ lành vết thương. Thiết bị LLLT có cả loại nhỏ gọn mà khách hàng có thể tự mua và sử dụng tại nhà.
Điều trị các vấn đề về tóc tại Absolute Hair Clinic
Chân tóc là phần quan trọng nhất của tóc. Sợi tóc mọc nhanh hay chậm, chắc khỏe hay yếu được quyết định hoàn toàn bởi tình trạng của chân tóc. Nếu chân tóc không khỏe thì tóc sẽ yếu, mảnh, dễ rụng, dẫn đến kết quả là mái tóc thưa mỏng và ngược lại, nếu chân tóc chắc khỏe, tóc sẽ mọc nhanh hơn, sợi dày và khó rụng hơn.
Absolute Hair Clinic có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa sẵn sàng đưa ra lời khuyên cho mọi vấn đề về tóc. Tất cả khách hàng đều sẽ được tư vấn và chăm sóc tận tình bởi các chuyên gia về điều trị tóc và da đầu. Cho dù là rụng tóc, tóc thưa mỏng, chân tóc yếu, có vấn đề về da đầu hay hói, khách hàng đều có thể tìm đến Absolute Hair Clinic. Các bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên về phương pháp điều trị phù hợp nhất cho từng khách hàng.
Tóm tắt bài viết
Chân tóc là phần rất quan trọng của mỗi sợi tóc. Bất kỳ vấn đề nào xảy ra với chân tóc và da đầu cũng đều có thể ảnh hưởng đến tình trạng tổng thể của mái tóc. Do đó, nếu nhận thấy những dấu hiệu bất thường, chẳng hạn như rụng tóc nhiều thì nên đi khám càng sớm càng tốt để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Hormone DHT là nguyên nhân chính gây rụng tóc ở nam giới. Có thể điều trị vấn đề này bằng cách ăn uống thực phẩm giàu dinh dưỡng, chăm sóc tốt cho mái tóc và dùng thuốc trị rụng tóc có tác dụng làm giảm lượng DHT để thúc đẩy nang tóc mọc tóc tốt hơn và tóc chắc khỏe hơn
Công nghệ Laser Fotona trong điều trị rụng tóc, tóc thưa mỏng
Thông thường, mỗi người rụng không quá 100 sợi tóc mỗi ngày. Nếu số lượng tóc rụng nhiều hơn 100 sợi thì có nghĩa là tóc rụng nhiều hơn bình thường và cần phải có cách điều trị ngay. Dưới đây là các nguyên nhân chính gây rụng tóc cùng 10 cách để ngăn ngừa và trị rụng tóc.
Nếu không được chăm sóc tốt hay chăm sóc sai cách, mái tóc sẽ dần trở nên hư tổn, yếu và dễ rụng. Tóc rụng nhiều sẽ khiến cho mái tóc trở nên thưa mỏng. Vậy phải làm sao để giảm rụng tóc, làm cho tóc mọc nhanh, chắc khỏe và khôi phục mái tóc dày mượt?
Có nhiều biện pháp, cả xâm lấn và không xâm lấn, có thể được áp dụng để đánh giá tình trạng rụng tóc ở bệnh nhân.
- 7 trả lời
- 3351 lượt xem
Nếu phụ nữ tự nhiên đã có mái tóc mỏng và không bị rụng tóc theo thời gian nhưng muốn có được mái tóc dày dặn hơn thì liệu cô ấy có phải phù hợp với quy trình cấy tóc tự thân không?
- 6 trả lời
- 701 lượt xem
Ban đầu tôi cứ tưởng tóc mình đã bị rụng hết hoàn toàn. Nhưng khi nhìn kỹ thì vùng trông như bị hói vẫn có những sợi tóc tơ li ti. Tôi không biết tại sao tóc tơ không mọc thêm nữa nhưng tôi biết nó là tóc tơ và chưa bị rụng. Bây giờ tôi tự hỏi nếu tôi làm cấy tóc thì tóc của tôi vẫn sẽ bị rụng hay là tôi nên nghe theo lời khuyên của bạn và đợi cho tới khi toàn bộ tóc đã rụng hết rồi mới đi cấy tóc? Cảm ơn các bác sĩ đã trả lời.
- 6 trả lời
- 1178 lượt xem
Năm nay tôi 22 tuổi. Gần đây tôi đã gặp một bác sĩ phẫu thuật cấy tóc và bác sĩ gợi ý cấy 1200 mảnh ghép bằng phương pháp FUT vào đường chân tóc, từ đó hạ phần chân tóc ở thái dương xuống ngang bằng với điểm chính giữa. Cách này sẽ tạo ra đường chân tóc thẳng, mà theo tôi hiểu thì nó có nghĩa là đường chân tóc hơi cao nhưng trông vẫn “tự nhiên”. Tôi thấy cấy 1200 cụm nang tóc có vẻ ít đến ngạc nhiên, tôi muốn hỏi ý kiến của bác sĩ khác.
- 4 trả lời
- 828 lượt xem
Năm nay tôi 24 tuổi, đường chân tóc của tôi đã bị thụt lùi trong vòng 5 năm qua. Những chỗ khác thì tóc khá dày. Chỉ có phần tóc mái ngày một cao.
- 3 trả lời
- 642 lượt xem
Trong lúc tắm tôi vô tình cúi đầu hơi sâu và cảm thấy đằng sau đầu có cảm giác bị kéo căng nhẹ. Tôi mong là mình không làm giãn vết sẹo khi mới chỉ 13 ngày sau phẫu thuật. Chỉ khâu có vẻ vẫn nguyên vẹn và không đau, chỉ có cảm giác bị căng nhẹ. Tôi được khâu hai loại, một là bằng chỉ nylon đã được tháo sau 7 ngày và khâu bằng chỉ tự tiêu. Không có chỉ khâu bên dưới da. Cảm ơn các bác sĩ đã trả lời.