Công Dụng Của Dầu Tầm Xuân Trong Chăm Sóc Da
Các hợp chất hoạt tính trong dầu tầm xuân
Dầu tầm xuân chứa nhiều axit béo, flavonoid và cồn béo có lợi cho da..
Hợp chất chiếm tỷ lệ lớn nhất trong dầu tầm xuân là axit linoleic, một loại axit béo giúp giảm viêm và còn có đặc tính giữ ẩm.
Vì axit linoleic là một axit béo có lợi nên các loại dầu chứa nhiều axit linoleic được sử dụng rất phổ biến trong chăm sóc da, chẳng hạn như:
- Dầu lưu ly (borage seed oil)
- Dầu hoa anh thảo (evening prime oil)
- Dầu cây rum (safflower oil)
- Dầu hướng dương (sunflower oil)
Dầu tầm xuân còn chứa axit alpha-linolenic. Axit alpha-linolenic thúc đẩy sự sản xuất ceramide trong da, đây là một thành phần quan trọng cấu tạo nên hàng rào bảo vệ da.
Các axit béo khác trong dầu tầm xuân là axit oleic, axit palmitic và axit lauric.
Một loại cồn béo (fatty acid) có hàm lượng khá lớn trong dầu tầm xuân là alpha-tocopherol (vitamin E), đây là một hợp chất có đặc tính chống oxy hóa mạnh.
Ngoài ra, dầu tầm xuân còn chứa một lượng lớn axit ascorbic (vitamin C). Hợp chất này có tác dụng làm sáng da, làm mờ nếp nhăn cùng nhiều đặc tính có lợi khác.
>>> Xem thêm: thay da sinh học cho mặt
Dầu tầm xuân có trong những sản phẩm chăm sóc da nào?
Dầu tầm xuân là một thành phần được sử dụng rất phổ biến trong nhiều loại sản phẩm chăm sóc da khác nhau như:
- Sữa rửa mặt
- Kem dưỡng chống lão hóa
- Kem che khuyết điểm
- Kem làm mềm da
- Kem dưỡng ẩm
- Peel da
- Serum
- Kem chống nắng
Các lợi ích của dầu tầm xuân
Dầu tầm xuân có nhiều lợi ích đáng kể cho da và được sử dụng trong nhiều sản phẩm chăm sóc da nhờ có thành phần hoạt tính đa dạng.
Các hợp chất chống viêm trong dầu tầm xuân như axit linoleic có thể giúp làm dịu kích ứng da cũng như triệu chứng của các bệnh lý về da do viêm như dị ứng và bệnh trứng cá đỏ (rosacea).
Dầu tầm xuân còn chứa các hợp chất có tác dụng kháng khuẩn. Những hợp chất này giúp loại bỏ vi khuẩn gây mụn trên da. Chất kháng khuẩn còn được thêm vào mỹ phẩm nhằm kéo dài hạn sử dụng.
Nhờ có chứa các chất chống oxy hóa như vitamin C và vitamin E, dầu tầm xuân có hiệu quả chống lão hóa da và bảo vệ, phục hồi tổn thương da do ánh nắng mặt trời.
Dầu tầm xuân giàu vitamin E nên có tác dụng trị bỏng rất tốt.
Phần lớn các axit béo trong dầu tầm xuân là những hợp chất có tác dụng giữ ẩm rất hiệu quả, chẳng hạn như axit linolenic. Loại axit béo này hỗ trợ cơ thể sản xuất ceramide, một thành phần tạo nên hàng rào bảo vệ da.
Axit oleic trong dầu tầm xuân tạo ra các lỗ nhỏ trên da và giúp các chất khác hấp thụ vào da dễ dàng hơn.
Dầu tầm xuân có đặc tính khóa ẩm, giúp giữ độ ẩm và các thành phần chăm sóc da khác trên da và điều chỉnh tốc độ hấp thụ các thành phần khác.
Vì được tạo nên chủ yếu từ axit béo không bão hòa nên dầu tầm xuân là một chất ức chế tyrosinase, có tác dụng làm sáng da và mờ thâm nám.
>>> Xem thêm: chăm sóc da trước khi trang điểm
Dầu tầm xuân điều trị những vấn đề về da nào?
Da khô
Dầu tầm xuân là một loại dầu tốt cho da khô nhưng còn tùy thuộc vào mức độ khô của da.
Dầu tầm xuân chứa hàm lượng axit linoleic rất cao giúp giảm viêm và cấp ẩm cho da.
Mặc dù hàm lượng không cao nhưng dầu tầm xuân có chứa axit oleic. Loại axit béo này tạo ra những lỗ thủng nhỏ trên da và gây mất nước qua da. Điều này sẽ không tốt cho làn da quá khô.
Đây là lý do tại sao những người bị viêm da cơ địa (bệnh chàm) không nên sử dụng các loại dầu chứa axit oleic như dầu tầm xuân.
Nếu da không quá khô, hàm lượng axit linoleic cao trong dầu tầm xuân có thể giúp chống lại tác dụng của axit oleic. Như vậy, việc có thể sử dụng dầu tầm xuân hay không còn tùy thuộc vào mức độ khô của da.
Tương tự, các loại dầu chứa axit oleic cũng không tốt cho bệnh vảy nến – một bệnh lý về da có đặc trưng là các mảng da khô, đóng vảy. Tuy nhiên, dầu tầm xuân lại có tác dụng hỗ trợ chữa lành tổn thương da và ngăn ngừa sẹo, đây là những yếu tố quan trọng trong việc điều trị bệnh vảy nến.
Nếu da bạn chỉ hơi khô và không mắc các bệnh lý gây khô da thì dầu tầm xuân có thể là một thành phần lý tưởng trong chế độ chăm sóc da.
Nếp nhăn
Dầu tầm xuân chứa một số chất chống oxy hóa có khả năng vô hiệu hóa các gốc tự do - thủ phạm góp phần gây lão hóa da.
Tốt nhất nên sử dụng dầu tầm xuân kết hợp với các thành phần chống lão hóa mạnh hơn như retinoid.
Thường phải sau vài tháng sử dụng thì các sản phẩm chăm sóc da chống lão hóa mới cho kết quả rõ rệt. Vì vậy, điều quan trọng là phải kiên trì sử dụng các sản phẩm đều đặn.
Mụn trứng cá
Dầu tầm xuân có trong nhiều sản phẩm trị mụn vì có khả năng loại bỏ vi khuẩn gây mụn trên bề mặt da.
Một lý do khác khiến dầu tầm xuân là một thành phần thích hợp trong chế độ chăm sóc da trị mụn là vì loại dầu này không gây bít tắc lỗ chân lông.
Bất kỳ thành phần nào giúp tiêu diệt vi khuẩn gây mụn và đồng thời làm thông thoáng lỗ chân lông thường đều có thể được sử dụng trong các sản phẩm trị mụn.
Sẹo
Dầu tầm xuân đã được chứng minh là có tác dụng chữa lành vết thương và giảm hình thành sẹo.
Mặc dù cần phải thực hiện thêm nhiều nghiên cứu hơn nữa để xác định tác động của dầu tầm xuân đến sự hình thành mô sẹo nhưng nghiên cứu cho thấy rằng một số loại cồn béo trong dầu tầm xuân giúp đẩy nhanh hoạt động của một số đại thực bào, nhờ đó ngăn ngừa tế bào da biến đổi thành mô sẹo.
Dầu tầm xuân có chứa vitamin E – một hợp chất có tác dụng chữa lành tổn thương và ngăn ngừa sẹo.
Làm sáng da
Dầu tầm xuân là một chất ức chế tyrosinase yếu vì có thành phần chủ yếu là chất béo không bão hòa.
Chất ức chế tyrosinase cản trở quá trình sản xuất sắc tố melanin, nguyên nhân khiến da bị thâm nám và không đều màu.
Tuy nhiên, dầu tầm xuân chỉ có tác dụng ức chế tyrosinase yếu nên không đủ tạo nên sự khác biệt lớn đối với tình trạng thâm nám.
Bạn nên sử dụng dầu tầm xuân kết hợp với các thành phần làm sáng da khác như chất ức chế PAR-2 hoặc các chất ức chế tyrosinase mạnh hơn như resorcinol.
Có thể phải mất vài tháng để các sản phẩm trị thâm làm sáng da cho kết quả rõ rệt.
>>> Xem thêm: chăm sóc da mặt sau sinh
Dầu tầm xuân có an toàn không?
Nói chung, dầu tầm xuân rất an toàn cho da.
Chưa có nghiên cứu nào cho thấy dầu tầm xuân gây ra phản ứng bất lợi trên da.
Theo thang đo mức độ độc hại của Nhóm hoạt động vì môi trường (EWG), dầu tầm xuân được xếp ở mức 1, có nghĩa là không gây hại cho da.
Cơ quan Đánh giá Thành phần Mỹ phẩm (the Cosmetic Ingredient Review - CIR) đã tiến hành đánh giá toàn diện về dầu tầm xuân và không phát hiện thấy bất cứ mối lo ngại nào.
Tuy nhiên, giống như nhiều thành phần chiết xuất từ thực vật khác, dầu tầm xuân cũng có thể gây dị ứng. Trước khi dùng một thành phần chăm sóc da mới, bạn nên thử trước lên một vùng da nhỏ để kiểm tra phản ứng dị ứng trước khi dùng lên mặt.
Hoa oải hương (lavender) đã được trồng và chiết lấy tinh dầu từ hàng trăm năm trước nhờ hương thơm nồng nàn cùng đặc tính kháng khuẩn và chống viêm mạnh. Ngày nay, tinh dầu oải hương vẫn là một trong những thành phần được sử dụng phổ biến nhất trong mỹ phẩm.
Panthenol là một loại cồn ngày càng được sử dụng nhiều trong các sản phẩm chăm sóc da. Khi được hấp thu vào da, hợp chất tan trong nước này sẽ trở thành axit pantothenic (một dạng vitamin B5) có thể giúp điều trị các vấn đề về như như mất nước và viêm da. Panthenol còn có lợi cho mái tóc. Panthenol không gây bít tắc lỗ chân lông, có nghĩa là thành phần này có thể dùng được cho da dễ bị mụn trứng cá.
Chất làm mềm (emollient) là thành phần thường được sử dụng trong nhiều sản phẩm chăm sóc da và mỹ phẩm để làm cho làn da mềm mại và mịn màng.
Có nhiều loại yếu tố tăng trưởng trong các sản phẩm chăm sóc da. Vậy những loại yếu tố tăng trưởng này có tác dụng gì? Loại nào có hiệu quả tốt nhất? Bài viết này sẽ nêu ra các yếu tố tăng trưởng có trong cơ thể con người, các yếu tố tăng trưởng có trong sản phẩm chăm sóc da cũng như lợi ích và rủi ro khi sử dụng những sản phẩm này.
Bisabolol là một thành phần chăm sóc da có chứa panthenol, có đặc tính chống viêm và làm dịu da. Bisabolol còn giúp các sản phẩm chăm sóc da khác hấp thu vào da tốt hơn.
- 0 trả lời
- 3145 lượt xem
Bác sĩ cho em hỏi cách chăm sóc da lỗ chân lông to với thâm mụn với ạ? Tự dưng dạo này vùng mũi và gần 2 bên gò má lỗ chân lông e to quá. K biết phải làm sao. Em cảm ơn bác sĩ rất nhiều ạ!
- 0 trả lời
- 1153 lượt xem
Thưa bác sĩ, emnăm nay 28t. Da cũng thuộc loại khá ok, trước giờ k sd quá 2 loại mp. Mấy tháng nay thấy dấu hiệu đốm nâu như kiểu lão hoá. Xưa nay em chưa bh dùng kcn cả, srm chỉ dùng lúc tắm đi ngủ thôi. Bác sĩ tư vấn giúp em cách chăm sóc giúp bảo vệ da giúp sáng và đều màu hơn với ạ. Bây giờ mà k chăm sóc da chắc sẽ mau xuống sắc lắm.Bác sĩ giúp em với nhé! Ảnh cam thường ạ
- 0 trả lời
- 1135 lượt xem
Bác sĩ ơi, tình hình là 3 năm nay em ra đường hay đi biển ko dám xức kem chống nắng lên tay với chân vì mỗi lần xức xong là nó NGỨA râm ran dưới da đến hết mùa hè luôn. Dù em chỉ bôi hoặc xịt 1 lần thôi, sau đó thấy NGỨA thì KHÔNG dùng nữa rồi. Tắm rửa, tẩy da chết da non các kiểu dưỡng da các thứ nhưng nó vẫn bị ngứa mất 2-3 tháng sau đó luôn!!! Em mỗi lần vậy là gãi điên cuồng cả tay cả chân như con ghẻ, dù nó ko hề nổi nốt trên người. Bác sĩ cho em biết tình trạng da em như vậy là bị làm sao ạ? Em có xem viên uống chống nắng nhưng nghe nói chỉ là đánh vào tâm lí thôi chứ ko có tác dụng thật sự như kem chống nắng BÁC SĨ CỨU LẤY LÀN DA NÀY VỚI Ạ!!! CẢM ƠN BÁC SĨ!
- 0 trả lời
- 1037 lượt xem
Hôm nay em mạnh dạn chụp cam thường xin bác sĩ tư vấn về da. E chăm hoài mà ko láng mịn nên chán qúa. Da e là da hỗn hợp. Mùa đông khô nứt, mùa hè thì đổ dầu. Những sản phẩm e dùng: -Srm Fresh soy -Toner Badskin/ Labo labo -Serum Kiehl’s Dark spot -Serum mắt Lancome -Dưỡng ẩm Fresh lotus youth. Giờ đổi sang Olehenrikhen -Kem trị mụn và chống nắng của Paula's Choice Da e nhạy cảm nên dùng thử BHA bị ngứa rát Bác sĩ cho e lời khuyên nên dùng gì để cải thiện da với ạ? Cảm ơn bác sĩ