Cách xử lý loét miệng khi đeo niềng răng
Ngày nay, các loại niềng mới như Invisalign giúp cho quá trình nắn chỉnh răng trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, dù là dùng loại niềng răng nào thì người đeo vẫn có thể gặp hiện tượng loét miệng, gây khó chịu và khó khăn khi ăn uống, nói chuyện.
Nguyên nhân gây loét miệng
Loét miệng là những vùng tổn thương bên trong miệng hoặc trên môi. Đây là hiện tượng thường gặp ở những người niềng răng, nguyên nhân là do sự cọ xát với niềng gây nên. Các vết loét thường có hình tròn, màu đỏ, vàng hoặc xám, có thể hình thành cả khi đeo niềng kim loại hoặc khay niềng nhựa trong suốt Invisalign. Hiện tượng này có thể xảy ra ngay sau khi bắt đầu đeo niềng và càng trở nên khó chịu mỗi khi ăn uống đồ chua hoặc bị đụng chạm. Nếu không được điều trị, các vùng loét sẽ trở nên cực kỳ khó chịu và gây cản trở việc ăn, nói, thậm chí cả khi ngủ. Trong một số trường hợp, các vết loét còn có thể dẫn đến nhiễm trùng.
Triệu chứng loét miệng
Những người mới đeo niềng thường sẽ nhận thấy có cảm giác khó chịu ở những vùng bên trong má hoặc trên lợi. Nếu kiểm tra thì sẽ thấy những vị trí mô phải tiếp xúc với niềng bị đỏ lên. Dần dần, các vết loét càng lan rộng và nặng thêm do việc nói chuyện, ăn uống thường ngày khiến mô mềm bị kích ứng. Tình trạng khó chịu này có thể kéo dài suốt cả ngày và thậm chí cả vào ban đêm, làm gián đoạn giấc ngủ.
Cách khắc phục loét miệng
Vệ sinh răng miệng
Những người đeo niềng răng cần cẩn thận làm theo hướng dẫn để giữ vệ sinh cho cả niềng cũng như là răng miệng của mình. Nếu thấy đau đớn do loét miệng thì có thể uống các loại thuốc giảm đau không kê đơn. Bên cạnh đó có thể súc miệng bằng nước muối loãng để làm sạch và làm dịu các vùng bên trong miệng hoặc bạn cũng có thể sử dụng hydrogen peroxide để khử trùng cho khoang miệng. Hydrogen peroxide là một chất khử trùng có tác dụng mạnh hơn muối nên có thể gây cảm giác châm chích. Nếu dùng thì bạn cần pha loãng một muỗng cà phê hydrogen peroxide với khoảng 200ml nước và sử dụng dung dịch này để súc miệng hai lần mỗi ngày.
Điều chỉnh niềng
Trong nhiều trường hợp, bác sĩ chỉnh nha có thể điều chỉnh niềng lại một chút để không gây tổn thương đến các mô trong miệng. Ngay cả một sự điều chỉnh nhỏ cũng có thể tạo ra sự khác biệt lớn đối với sự thoải mái của người đeo. Tuy nhiên, một khi bên trong miệng đã bị loét thì vẫn cần điều trị cẩn thận để vùng tổn thương lành lại và ngăn ngừa tình trạng trở nên nặng hơn.
Các sản phẩm khắc phục loét miệng
Khi bị loét miệng trong thời gian đeo niềng, bạn có thể tìm mua một số sản phẩm tại các nhà thuốc để giảm bớt cảm giác khó chịu, ví dụ như sáp hoặc silicone chỉnh nha để gắn lên mắc cài, ngăn mắc cài cọ sát vào bên trong miệng; nước súc miệng và các sản phẩm gel không kê đơn để làm dịu các mô miệng bị tổn thương. Ngoài ra, có thể chườm đá lên những vùng bị thương để tạm thời làm dịu cảm giác đau rát ở những vùng bị loét.
Thay đổi chế độ ăn uống
Ngoài các cách nói trên, bạn nên uống nhiều nước để giữ cho các mô mềm trong miệng luôn ẩm và tránh bị kích ứng. Bạn cũng cần tránh các thực phẩm có chứa axit chẳng hạn như nước cam, nước chanh, nho, nước ngọt, dưa chua. Những loại thực phẩm này sẽ gây kích ứng các mô mềm. Tuy nhiên, bạn nên ăn sữa chua vì trong sữa chua có chứa các hợp chất sinh học, có thể giúp làm dịu các mô và chống nhiễm trùng. Đồng thời cũng cần hạn chế các loại đồ ăn cứng, có cạnh sắc như khoai tây chiên hay bánh quy cứng để tránh làm cho vết loét thêm nặng hơn. Các loại thực phẩm nhạt sẽ là lựa chọn tốt nhất khi bị loét miệng.
Các hướng dẫn chăm sóc răng miệng cơ bản khi đeo niềng răng và hàm duy trì
Nếu như răng mọc xiên vẹo, khấp khểnh thì sẽ rất khó khăn để tiếp cận một số vị trí trên hàm khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa và đó là những vị trí rất dễ bị sâu răng.
Invisalign là những khay niềng bằng nhựa trong suốt, có thể tháo rời nên ngoài ưu điểm kín đáo, ít bị lộ hơn niềng truyền thống ra thì loại niềng này còn giúp cho vệ sinh răng miệng trở nên dễ dàng hơn nhiều.
Hướng dẫn cách xử lý một số sự cố xảy ra khi niềng răng
Giữ cho răng sạch sẽ khi đeo niềng kim loại thường là một sự khó khăn với nhiều người, đặc biệt là khi không có dụng cụ phù hợp hoặc không biết kỹ thuật đúng cách.
- 5 trả lời
- 3373 lượt xem
Hàm trên bị nhô ra so với hàm dưới, cách xử lý?
- 1 trả lời
- 1790 lượt xem
Em mới nhổ 2r4 thôi mà đã đau như chết đi sống lại 3 ngày hôm nay rồi, không biết bao lâu thì ngừng đau ko ạ? Hoặc uống thuốc giảm đau gì ngoài efelagan không chứ e uống đc có 2 tiếng nó lại đau tiếp rồi. Ngày e uống trên dưới 10 viên luôn ý ạ.
- 1 trả lời
- 1460 lượt xem
E mới niềng được 2 hôm, bác sĩ tư vấn cho e về bàn chải vệ sinh răng với ạ. Và làm thế nào cho răng không vàng chứ đeo niềng 2 năm tháo niềng ra e sợ răng vàng quá ạ.
- 1 trả lời
- 979 lượt xem
Em đang niềng răng được 2 tuần rồi. Tuần 1 niềng răng thì răng tốt. Sau đó bác sĩ hẹn đi nhổ răng khôn 2 cái hàm dưới. Sau khi nhổ răng khôn thì miệng em rất hôi. Được 2, 3 ngày thì tình trạng hôi bớt đi.. nhưng rồi ko như mong muốn. Nghĩ là sẽ hết nhưng đến bây giờ nó vẫn còn tuy đánh răng, tăm nước và nước súc miệng sau mỗi bữa ăn rất kỹ. Hỏi bác sĩ niềng cứ bảo do em vệ sinh ko kỹ. Liệu em có cần khám và điều trị gì thêm không?
- 1 trả lời
- 1480 lượt xem
Em niềng răng mặt lưỡi, mới gắn hàm dưới mà như thế giới sắp sụp đổ , ăn thì nó nhét tùm lum vào mắc rất đau và khó chịu, chưa kể dây buộc mắc cài lúc ăn và nói cứa xước hết lưỡi. Niềng mặt lưỡi thế này có gì khác biệt so với niềng mặt trước răng không ạ? Và cho e hỏi cách chăm sóc khi niềng cho tốt với ạ