Cách chăm sóc phục hồi tóc hư tổn
Thế nào là tóc hư tổn?
Tóc hư tổn xảy ra khi các tác nhân gây hại như nhiệt, hóa chất và tia cực tím (tia UV) tấn công lớp bảo vệ bên ngoài của tóc (lớp biểu bì) và tạo nên những vết nứt trên sợi tóc. Khi bị nứt, lớp biểu bì mở ra, khiến cho tóc dễ bị hư tổn và gãy rụng. Tóc khô xơ, xoăn, xỉn màu, tóc chẻ ngọn và gãy rụng nhiều là những dấu hiệu chính của tóc hư tổn. Có nhiều nguyên nhân khiến tóc bị hư tổn như tạo kiểu tóc bằng nhiệt, hóa chất, ánh nắng mặt trời, căng thẳng…
Sự khác biệt giữa tóc khỏe và tóc hư tổn là lớp biểu bì của tóc khỏe còn nguyên vẹn trong khi lớp biểu bì của tóc hư tổn bị bong tróc. Đây là lý do chính khiến tóc hư tổn bị xù xì, xỉn màu và xoăn. Khi lớp biểu bì bị hỏng, bề mặt nhẵn mịn tự nhiên của sợi tóc trở nên thô ráp, tóc trở nên giòn và xuất hiện tình trạng chẻ ngọn. Trong một số trường hợp, lõi tóc còn bị lộ ra và tóc rất dễ gãy. Khi tóc bị gãy hoặc chẻ ngọn, sợi tóc trông sẽ xoăn và xỉn màu.
Các biểu hiện của tóc hư tổn
Tóc xỉn màu và khô xơ
Tóc hư tổn thiếu đi lớp dầu tự nhiên bao phủ bên ngoài sợi tóc. Điều này làm cho tóc mất đi độ bóng. Gội đầu quá nhiều và sử dụng các sản phẩm có chứa hóa chất mạnh có thể làm mất đi lớp dầu tự nhiên trên da đầu và tóc. Chỉ nên gội đầu hai lần một tuần và sử dụng dầu gội phù hợp với loại tóc.
Tóc rối
Tóc hư tổn rất dễ rối. Lớp biểu bì xù xì làm tăng ma sát giữa các sợi tóc và khiến tóc mắc vào nhau. Tình trạng tóc khô và thiếu độ ẩm cũng khiến tóc dễ rối. Nên chải tóc bằng lược thưa, bắt đầu chải cách chân tóc vài cm và chải xuống đuôi tóc. Khi tóc không còn rối thì mới chải từ chân tóc.
Tóc xoăn cứng
Tóc hư tổn thường không còn thẳng mà trở nên xoăn cứng. Nguyên nhân là do lớp biểu bì của sợi tóc bị nhô lên. Bạn có thể sử dụng serum dưỡng tóc để tóc thẳng mượt trở lại.
Tóc chẻ ngọn
Tóc chẻ ngọn là một biểu hiện rất phổ biến của tóc hư tổn. Tóc chẻ ngọn là tình trạng đuôi tóc bị tách ra thành hai, ba hay nhiều nhánh. Tóc chẻ ngọn khiến cho mái tóc trông xơ xác, thiếu sức sống và xỉn màu. Phần đuôi tóc chẻ ngọn rất yếu và dễ bị hư tổn nặng thêm. Tóc chẻ ngọn còn dễ bị rối và khó gỡ.
Tóc rụng nhiều
Nếu bạn nhận thấy tóc rụng nhiều hơn bình thường khi gội, chải hoặc luồn ngón tay qua tóc thì đó có thể là dấu hiệu cho thấy tóc đang bị hư tổn.
Sợi tóc xù xì
Một cách đơn giản để nhận biết tóc hư tổn là dùng ngón tay vuốt dọc sợi tóc. Nếu tóc có cảm giác xù xì, không nhẵn mịn thì có nghĩa là tóc bạn đang bị hư tổn. Việc liên tục sử dụng nhiệt độ cao lên tóc, chẳng hạn như sấy, duỗi hay uốn tóc sẽ khiến cho tình trạng càng trở nên nặng hơn.
Nguyên nhân khiến tóc hư tổn
Tạo kiểu tóc bằng nhiệt
Nhiệt độ cao trong quá trình tạo kiểu tóc như duỗi, uốn hay sấy khô làm cho lớp biểu bì tóc mở ra và lấy đi lớp dầu tự nhiên trên tóc. Thường xuyên tiếp xúc với nhiệt độ cao là nguyên nhân chính khiến tóc hư tổn. Nếu tóc khô xơ và xoăn thì rất có thể thủ phạm là do nhiệt. Nên sử dụng mức nhiệt thấp nhất có thể và dùng xịt dưỡng bảo vệ tóc khỏi nhiệt trước khi sấy, uốn hay duỗi tóc.
Hạn chế stress
Stress có tác động rất lớn đến mái tóc. Đây là một nguyên nhân khiến tóc hư tổn và dễ gãy rụng. Stress đẩy các nang tóc vào giai đoạn nghỉ ngơi sớm hơn bình thường và dẫn đến hậu quả là tóc rụng nhiều.Trong thời gian bị stress, bạn nên hạn chế sử dụng nhiệt và hóa chất lên tóc.
Tránh các loại hóa chất
Nhuộm và tẩy tóc là những hình thức xử lý tóc bằng hóa chất phổ biến nhất. Những phương pháp này sẽ gây tổn hại cho tóc về lâu dài. Hóa chất mạnh trong thuốc nhuộm và tẩy tóc sẽ khiến tóc bị khô xơ và xỉn màu. Tóc cũng trở nên giòn và dễ gãy rụng hơn. Các hóa chất khác như thuốc uốn duỗi tóc cũng có thể làm thay đổi cấu trúc bên trong của tóc. Ngoài các hóa chất làm tóc, dầu gội có chứa sunfat và cồn cũng có thể làm mất đi độ ẩm tự nhiên của tóc và gây hư tổn từ bên trong.
Cách phục hồi tóc hư tổn
1. Gội đầu đúng cách
Quá trình phục hồi tóc phải bắt đầu từ bước cơ bản nhất, đó là gội đầu. Mặc dù gội đầu không thể giúp tóc trở nên khỏe mạnh trở lại nhưng gội đầu đúng cách sẽ giúp tóc không bị hỏng nặng hơn trong thời gian chờ tóc mới mọc ra thay thế cho phần tóc hư tổn. Dưới đây là những điều quan trọng bạn cần lưu ý khi gội đầu:
- Gội đầu bằng nước ấm vừa hoặc nước mát, không dùng nước quá nóng hay quá lạnh.
- Lấy một lượng dầu gội vừa đủ và thoa đều lên khắp da đầu để loại bỏ dầu. Sau đó, từ từ đưa bọt dầu gội xuống sợi tóc.
- Mát xa da đầu và tóc nhẹ nhàng, không vò hay gãi mạnh.
- Xả nước từ chân tóc đến đuôi tóc để loại bỏ sạch dầu gội.
- Đừng quên sử dụng dầu xả sau khi xả sạch dầu gội. Dầu xả giúp dưỡng ẩm mái tóc để tóc mềm mượt hơn sau khi gội. Vắt bớt nước trên tóc và lấy một lượng nhỏ dầu xả lên lòng bàn tay. Thoa đều dầu xả lên tóc. Chú ý không nên thoa dầu xả sát chân tóc và da đầu.
- Sau khi gội đầu, dùng khăn mềm lau tóc nhẹ nhàng và để tóc khô tự nhiên hoặc sấy bằng chế độ gió mát.
2. Dưỡng ẩm cho tóc
Nguyên nhân chính khiến tóc bị hư tổn là do mất độ ẩm tự nhiên. Do đó, để phục hồi tóc hư tổn thì phải bổ sung độ ẩm cho tóc. Hãy sử dụng những sản phẩm chăm sóc tóc có cụm từ “moisture” hay “moisturing” (cung cấp độ ẩm), “smooth” (dưỡng tóc mềm mượt) hay “repair” (phục hồi tóc). Những sản phẩm này thường chứa các thành phần như:
- Dimethicone: đây là một thành phần quen thuộc trong các loại dầu gội và dầu xả. Các phân tử dimethicone cực nhỏ sẽ bám lên từng sợi tóc, giúp làm mịn và bảo vệ lớp biểu bì của tóc, giúp tóc trở nên mềm mại và bóng mượt.
- Guar hydroxypropyltrimonium chloride và polyquaternium-10: những thành phần này có tác dụng làm cho tóc mềm mượt và ngăn tóc rối.
- Glycerin: thành phần này giúp giữ ẩm cho da đầu và tóc.
3. Sử dụng dầu xả
Nếu bạn có mái tóc hư tổn thì không nên bỏ qua bước dùng dầu xả mỗi khi gội đầu. Dầu xả giúp làm mịn lớp biểu bì của sợi tóc và giúp tóc trông khỏe hơn. Vì tóc hư tổn rất dễ bị gãy rụng và tổn hại nặng thêm nên hãy hạn chế tạo kiểu tóc bằng nhiệt và có biện pháp bảo vệ tóc khi tạo kiểu, chẳng hạn như dùng xịt bảo vệ tóc khỏi nhiệt.
Bạn cũng có thể sử dụng dầu xả khô hoặc dầu dưỡng tóc để bổ sung thêm độ ẩm, đặc biệt chú ý đến đuôi tóc – phần thường bị hư tổn nặng nhất.
4. Chải đầu đúng cách
Chải tóc là bước không thể thiếu để mái tóc suôn mượt nhưng chải tóc không đúng cách có thể gây tổn hại nghiêm trọng cho mái tóc. Trước tiên phải chọn loại lược phù hợp. Tóc xoăn luôn phải được chải bằng lược răng thưa để tránh gãy rụng.
Một lưu ý khác là không nên chải từ chân tóc xuống đuôi tóc ngay từ đầu mà hãy bắt đầu từ phần giữa của tóc hoặc cách chân tóc vài cm, chải nhẹ nhàng xuống đuôi tóc, sau đó dần dần di chuyển lược lên trên và khi tóc không còn rối thì có thể chải từ chân tóc. Bạn cũng có thể dùng ngón tay nhẹ nhàng gỡ các phần tóc rối trước khi chải bằng lược.
5. Hạn chế tạo kiểu tóc
Nhiệt và các hóa chất tạo kiểu tóc như thuốc uốn, duỗi, gel xịt, mousse… là những thủ phạm khiến tóc hư tổn. Nên hạn chế tạo kiểu tóc và gội sạch sau mỗi lần tạo kiểu để loại bỏ các sản phẩm này khỏi tóc, tránh tích tụ bụi bẩn và dầu.
Một điều quan trọng cần lưu ý là không nên tạo kiểu tóc khi tóc còn ướt vì tóc ướt yếu hơn nhiều so với tóc khô. Tạo kiểu khi tóc ướt sẽ dễ làm tóc bị gãy rụng và hơn nữa, tóc cũng khó vào nếp hơn.
6. Chăm sóc da đầu
Để khắc phục tóc hư tổn, bạn cũng phải chú ý đến cả da đầu nữa. Tình trạng da đầu quyết định sức khỏe của tóc. Gội đầu đúng cách cũng có lợi cho cả da đầu. Chải tóc giúp mát xa da đầu, tăng lưu thông máu để nuôi dưỡng tóc chắc khỏe. Sử dụng dầu dưỡng sẽ cung cấp độ ẩm cho da đầu, ngăn da đầu bị khô và bong tróc.
Hói đầu do di truyền là căn bệnh di truyền không có thuốc chữa trị tận gốc. Nhưng nó có thể được điều trị bằng cách giảm các yếu tố làm tăng rụng tóc, như giảm hormone DHT hoặc giữ cho tóc của bạn khỏe mạnh để giúp tóc chống lại tác động của gen hói đầu di truyền.
Tóc thưa mỏng ở đỉnh đầu là một vấn đề khá phổ biến. Theo thời gian, tình trạng này sẽ ngày càng trầm trọng và cuối cùng có thể dẫn đến hói. Điều này có thể xảy ra ở cả nam giới và phụ nữ. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin về nguyên nhân và các cách khắc phục tóc thưa mỏng ở đỉnh đầu.
Lông mày là một trong những phần quyết định tướng mạo của một người. Dáng lông mày phù hợp với khuôn mặt sẽ làm cho khuôn mặt có sức hút hơn và giúp tăng thêm sự tự tin, đặc biệt là đối với phụ nữ. Do đó, nhiều chị em phụ nữ có thói quen thường xuyên cạo hay tỉa lông mày. Đôi khi, vấn đề không mong muốn có thể xảy ra trong khi cạo lông mày và một trong những vấn đề lớn nhất là cắt phải da. Vết thương có thể sâu đến mức để lại sẹo và dẫn đến khuyết một phần lông mày. Có nhiều cách để khắc phục vấn đề khuyết lông mày, chẳng hạn như vẽ lông mày, phun xăm lông mày hay cấy lông mày.
Tấy tóc là một trong những nguyên nhân chính khiến tóc bị hư tổn và khô xơ. Vậy phải làm thế nào để phục hồi tóc hư tổn do tẩy tóc? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Giống như nhiều bộ phận khác trên cơ thể, mái tóc cũng sẽ có sự thay đổi khi có tuổi. Rụng tóc nhiều, mái tóc trở nên thưa mỏng và hói là một vấn đề phổ biến ở người cao tuổi. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân gây rụng tóc và các cách khắc phục tóc thưa mỏng và hói đầu.
- 2 trả lời
- 1375 lượt xem
Đường chân tóc của tôi bị cao thì cần làm gì để khắc phục?
- 2 trả lời
- 1403 lượt xem
Tôi là nam, mới 20 tuổi nhưng đã bị rụng tóc suốt hơn một năm nay. Tôi sợ là sẽ bị hói mất. Cả bố và chú tôi đều bị hói nên chắc là do di truyền. Có cách nào để làm mọc lại những sợi tóc đã rụng không?
- 3 trả lời
- 1047 lượt xem
Nguyên nhân nào gây rụng tóc ở phụ nữ và có thể điều trị bằng những phương pháp nào?
- 2 trả lời
- 12972 lượt xem
Tôi có một vết sẹo dài khoảng 3cm trên đầu do bị ngã khi còn nhỏ nên bây giờ đầu tôi bị mất một mảng tóc ở chỗ đấy. Có cách nào để tóc mọc lại chỗ vết sẹo không?
- 4 trả lời
- 1096 lượt xem
Tôi bắt đầu tóc rụng nhiều và có dấu hiệu bị hói. Vậy tôi cần làm gì để làm chậm tốc độ hói đầu? Nếu tôi bỏ hút thuốc, thay đổi thói quen ăn uống và tập thể dục thường xuyên thì có tác dụng không?