Các câu hỏi thường gặp về niềng răng
Bài viết này xin được đưa ra một số câu hỏi được nhiều người quan tâm nhất về niềng răng trong suốt nhiều năm qua kèm theo câu trả lời.
Câu hỏi 1: Niềng răng giá bao nhiêu?
Chi phí cho quá trình nắn chỉnh răng của bạn sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm độ phức tạp của vấn đề cần khắc phục cũng như là phương pháp nắn chỉnh mà bạn chọn. Ví dụ, niềng răng kim loại truyền thống có thể ít tốn kém hơn một chút so với niềng không mắc cài Invisalign (niềng răng trong suốt). Tuy nhiên, hiện nay nhiều phòng khám đã có chính sách trả góp cho khách hàng của mình.
Câu hỏi 2: Tôi có thể ăn gì khi niềng răng?
Câu hỏi này cũng phụ thuộc vào loại niềng mà bạn chọn. Với niềng răng kim loại truyền thống thì chúng tôi khuyên bạn nên tránh xa các loại đồ ăn như kẹo và rau củ cứng cũng như là các loại đồ dẻo dính. Để biết chi tiết những loại thực phẩm cần tránh, bạn có thể tham khảo bài viết này.
Còn nếu bạn chọn niềng trong suốt Invisalign thì vẫn có thể thoải mái ăn bất cứ thứ gì bạn muốn vì khay niềng Invisalign có thể được tháo ra mỗi khi ăn uống. Hơn nữa, các khay niềng còn có thể được tháo ra để đánh răng và dùng chỉ nha khoa (nên làm sau khi ăn hoặc uống bất cứ thứ gì khác ngoài nước và trước khi lắp khay niềng lại).
Câu3: Có cần đeo hàm duy trì không? Hàm duy trì có tác dụng gì?
Hàm duy trì có tác dụng tạo sự hỗ trợ cho miệng, lợi và xương để đảm bảo răng được giữ đúng vị trí sau khi quá trình niềng răng kết thúc. Việc đeo hàm duy trì giúp răng có thời gian ổn định và thích nghi hoàn toàn với vị trí mới. Do đó, sau khi niềng răng xong, bạn cần đeo hàm duy trì theo chỉ dẫn của bác sĩ chỉnh nha (thường là qua đêm hoặc khoảng 8 tiếng mỗi ngày), điều này sẽ làm giảm đáng kể khả năng răng xô lệch trở lại và cần niềng thêm.
Trên đây chỉ là một vài trong số những câu hỏi về niềng răng phổ biến nhất. Hi vọng là những thông tin trên đây có thể giúp ích được phần nào trong việc đưa ra quyết định niềng răng của bạn.
Câu hỏi 4: Niềng răng có ảnh hưởng đến việc nói chuyện không?
Niềng răng không chỉ không ảnh hưởng gì đến việc nói chuyện mà còn giúp bạn nói năng dễ dàng hơn sau khi răng đã được nắn thẳng.
Với loại niềng răng được gắn cố định hoặc loại tháo lắp thì việc nói chuyện hàng ngày sẽ không thay đổi. Tuy nhiên, nếu cần đeo khí cụ nong rộng cung hàm được lắp ở vòm miệng thì sẽ mất một vài ngày hoặc một tuần để làm quen, sau đó thì bạn vẫn có thể nói như bình thường.
Câu hỏi 5: Có thể chơi thể thao khi đang đeo niềng răng không?
Nếu thường xuyên tham gia vào các môn thể thao mà miệng có nguy cơ bị va đập, ví dụ như võ thuật hoặc bóng đá thì chắc hẳn bạn sẽ thấy lo lắng về việc xảy ra sự cố trong khi đang đeo niềng răng. Nhưng dừng lo lắng, niềng răng thường sẽ không ảnh hưởng gì đến việc chơi các môn thể thao cả. Với một số môn mà mặt có nguy cơ bị va chạm thì bạn có thể đeo máng bảo vệ răng. Hiện nay có nhiều loại máng được thiết kế dành cho cả người niềng răng.
Câu hỏi 6: Có thể chơi nhạc cụ khi đang đeo niềng không?
Với một số loại nhạc cụ bộ khí như sáo, kèn thì có thể sẽ phải mất một hoặc hai tuần để làm quen và chơi trở lại bình thường sau khi niềng răng.
Câu hỏi 7: Có cần phải đánh răng theo cách khác không?
Khi đã đeo niềng răng, bạn sẽ cần mất thêm vài phút cho việc vệ sinh răng miệng vào buổi sáng, buổi tối và sau mỗi bữa ăn. Khi đánh răng, bạn cần cọ kỹ ở những khoảng trống giữa răng và niềng răng, dây cung và mắc cài. Ngoài ra, bạn cũng nên dùng chỉ nha khoa ít nhất một lần mỗi ngày.
Câu hỏi 8: Niềng răng có đau không?
Niềng răng thường không đau đớn. Tuy nhiên, trong thời gian đầu, bạn sẽ thấy chưa quen, miệng có cảm giác cộm, vướng và có thể mất từ vài ngày đến một tuần mới quen.
Với niềng Invisalign, bạn không những có thể thưởng thức tất cả các loại thực phẩm yêu thích của mình mà còn không cần phải lo lắng về vấn đề vệ sinh răng miệng phức tạp sau khi ăn.
Các hướng dẫn chăm sóc răng miệng cơ bản khi đeo niềng răng và hàm duy trì
Invisalign là một trong những giải pháp nắn chỉnh răng mới nhất hiện nay. Loại niềng này gần như vô hình, khiến nó trở thành một trong những lựa chọn phù hợp cho rất nhiều thanh thiếu niên và cả người lớn tuổi.
Nếu như răng mọc xiên vẹo, khấp khểnh thì sẽ rất khó khăn để tiếp cận một số vị trí trên hàm khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa và đó là những vị trí rất dễ bị sâu răng.
Khi có hàm răng khấp khểnh thì bạn sẽ chẳng thể nào có nụ cười đẹp được. Rất nhiều người khi đến tuổi trưởng thành vẫn có nhu cầu nắn thẳng răng nhưng lại ngại đeo niềng răng mắc cài truyền thống vì lo bị lộ.
- 1 trả lời
- 7671 lượt xem
Tôi đang niềng răng do bị khớp cắn hở và khớp cắn sâu. Bác sĩ nói là tôi cần đeo niềng khoảng 1 năm và đến giờ là đã được 2 tháng rồi. Giờ tôi thấy là hàm dưới đã thẳng hơn nhưng lại xuất hiện khe hở nhỏ ở giữa các răng. Điều này có bình thường không?
- 1 trả lời
- 2159 lượt xem
Tôi 31 tuổi và có một chiếc răng nanh bị mọc lệch lên trên và bị xoay. Tôi đã đi gặp bác sĩ và được khuyên là nhổ một chiếc răng tiền hàm ở hàm trên bên trái, sau đấy thì niềng răng nhưng tôi không muốn phải đeo niềng kim loại thì liệu có thể chọn niềng trong suốt Invisalign không?
- 4 trả lời
- 3244 lượt xem
Tôi đã dùng niềng răng kim loại (có mắc cài) để điều chỉnh vấn đề răng hô và thu hẹp răng thưa nhưng sau khi tháo niềng tôi lại không dùng hàm duy trì. Vì thế, hiện tại các răng lại bắt đầu xuất hiện khoảng trống. Tôi đã tháo niềng được vài năm và không biết bây giờ nên làm gì. Liệu niềng răng trong suốt Invisalign (không mắc cài) có phải là giải pháp tốt nhất đối với vấn đề của tôi không? Tôi có thể cần dùng hàm duy trì không?
- 5 trả lời
- 2381 lượt xem
Răng của tôi bị khấp khểnh ở hàm dưới, thưa và chìa ra ở hàm trên, đồng thời, hàm trên nhô ra ngoài so với hàm dưới. Tôi nên chọn phương pháp niềng răng truyền thống có mắc cài hay niềng răng trong suốt Invisalign? Quá trình điều trị sẽ kéo dài bao lâu?
- 3 trả lời
- 2469 lượt xem
Tôi có ba răng giả, 2 răng nanh và một răng tiền hàm ở hàm trên. Tôi nhận thấy hai răng cửa đang có dấu hiệu chìa ra ngoài. Tôi nên dùng hàm duy trì hay niềng răng để đẩy răng lại vị trí cũ?