Bấm mí và cắt mí: nên chọn cái nào, khác nhau ra sao?
Phải chăng cũng vì lẽ đó mà ngày nay rất nhiều người không ngần ngại can thiệp phẫu thuật thẩm mỹ để có được đôi mắt đẹp có hồn như mong muốn. Kéo theo đó là hàng loạt các kỹ thuật, công nghệ lần lượt ra đời và mặc dù đều hướng đến mục đích cuối cùng là tạo đôi mắt 2 mí sắc đẹp, nhưng không phải các phương pháp tạo mắt hai mí đều giống nhau.
Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng đi sâu vào phân biệt giữa hai kỹ thuật thẩm mỹ mắt hai mí hiện đang rất nhiều người ưu chuộng đó là bấm mí và cắt mí, cùng tìm hiểu xem mỗi phương pháp phù hợp với những đối tượng nào, và kỹ thuật thực hiện cũng như kết quả khác nhau ra sao nhé.
Bấm mí
Kỹ thuật thực hiện
Đây là kỹ thuật tạo mắt 2 mí đơn giản nhất, không can thiệp dao kéo. Trong đó bác sĩ chỉ dùng dụng cụ chuyên dụng để bấm một vài đường nhỏ trên mí mắt sau đó sử dụng kim và chỉ, luồn chỉ tạo sự liên kết giữa cân cơ nâng mi và da mi trên hoặc giữa sụn mi và da mi trên, hình thành nên nếp mí mới. Kỹ thuật này không xâm lấn nhiều do đó cũng kén khách hàng hơn.
Khi nào nên bấm mí?
Không phải ai cũng có thể bấm mí và cắt mí, mỗi độ tuổi và tình trạng sẽ phù hợp với từng phương pháp khác nhau. Bấm mí là phương pháp phù hợp nhất với những người ở độ tuổi dưới 30, khi mắt không có mí, mắt không có da và mỡ thừa cần cắt bỏ. Đặc biệt, những người sở hữu mắt một mí, trong độ tuổi từ 18 đến 30 rất phù hợp với phương pháp này. Ngoài độ tuổi này, mắt thường xuất hiện các dấu hiệu lão hóa nhất định mà không phải ai cũng dễ dàng nhận thấy và quá trình lão hóa cũng diễn ra nhanh hơn, do đó chỉ bấm mí thôi sẽ không đủ hoặc không thể duy trì kết quả lâu.
Cắt mí
Kỹ thuật thực hiện
Đây là phương pháp phẫu thuật xâm lấn nhiều hơn, có thể khắc phục toàn diện các khuyết điểm trên mắt. Khác với bấm mí, bác sĩ sẽ rạch một đường dài ở mí trên hoặc cả mí dưới (cắt mí dưới). Với mí trên, qua đường mổ bác sĩ sẽ cắt bỏ da thừa, bọng mỡ rồi khâu tạo nếp gấp mí mắt. Với mí dưới, bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ sát bờ mi dưới, rồi kéo léo thao tác cắt bỏ vừa đủ mỡ và da thừa ra để mắt hết bọng, đồng thời đảm bảo mắt không bị trũng, trợn, và làm săn chắc da mi dưới.
Khi nào nên cắt mí?
Khác với nhấn mí, cắt mí mắt là giải pháp tối ưu cho những người có độ tuổi từ ngoài 30 trở lên. Đặc biệt là những trường hợp mắt không có mí, có nhiều da thừa và mỡ thừa. Thậm chí là những người có mắt hai mí nhưng bị sụp mí hay những người mắt có nhiều nếp mí không rõ nét hoặc mí lót không rõ mí cũng là những trường hợp nên áp dụng kỹ thuật cắt mí để đạt hiệu quả thẩm mỹ cao nhất.
Do đó, cắt mí về mặt kỹ thuật là quy trình phức tạp hơn so với bấm mí. Ngoài thao tác cắt mí thông thường, tùy từng trường hợp mà bác sĩ có thể chỉ định kết hợp thêm các kỹ thuật khác. Ví dụ, nếu mắt có nhiều da chùng thì ngoài lấy da, tạo nếp mí, bác sĩ có thể kết hợp lấy bọng mỡ hoặc giàn mỡ mắt cho đều hoặc ghép/cấy mỡ ổ mắt, tạo đôi mắt to, đầy đặn.
Trong khi đó, đối với mắt có khe mi hẹp, hoặc cơ nâng mi suy yếu, thì ngoài cắt tạo mí bình thường bác sĩ có thể kết hợp thao tác can thiệp vào các cơ chức năng nâng mi (cơ nâng mi, cơ muller) để cải thiện. Đối với mắt ngắn, nhỏ, hẹp bề ngang hay xếch, chúng ta không thể khắc phục bằng bấm mí thông thường, thay vào đó là cắt mí, và cụ thể là cần kết hợp cắt mí với mở góc mắt trong hoặc mở góc mắt ngoài để tạo đôi mắt to tròn, cân đối hơn.
Nhấn mí tự nhiên, nhanh chóng nhưng nếp gấp mí nhanh bị mờ
Với bản chất là tạo liên kết tạm thời giữa da và cân cơ nâng mi, sụn mi, nên quá trình thực hiện và hồi phục đều khá nhanh, tuy nhiên kết quả bấm mí lại chỉ tồn tại vài năm tuỳ theo từng ca. Sau khoảng thời gian này các nếp gấp mới tạo sẽ suy yếu hoặc biến mất, và bệnh nhân nếu muốn duy trì mắt 2 mí sẽ phải tiếp tục đi bấm mí lại hoặc thực hiện phương pháp nào đó.
Cắt mí phức tạp hơn, can thiệp nhiều hơn nhưng kết quả duy trì lâu hơn
Với cắt mí, thời gian thực hiện và lành thương sẽ lâu hơn, ngoài ra cũng đòi hỏi bệnh nhân chăm sóc phẫu thuật cẩn thận hơn so với bấm mí, tuy nhiên kết quả đạt được lại rất đáng: mọi da thừa, mỡ thừa, các dấu hiệu lão hóa đều được loại bỏ, mí mắt to, sắc nét và bền lâu.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Tâm
Phẫu thuật cắt mí làm đẹp đã không còn là đặc quyền dành riêng cho nữ giới, ngày nay các đấng mày râu cũng đang rất quan tâm đến phương pháp này để xóa bỏ những khuyết điểm trên đôi mắt của mình.
Chúng ta hẳn đã quá quen với các trường hợp mắt một mí hay hai mí, nhưng có lẽ vẫn còn cảm thấy lạ lẫm trước những đôi mắt 3 mí hay nhiều mí.
Sụp mí mắt không phải là hiện tượng hiếm gặp, nó khiến mí mắt bị sụp xuống che đi một phần hoặc toàn bộ đồng tử.
Bấm mí và cắt mí là hai loại hình thẩm mỹ mắt nhẹ nhàng nhưng hiệu quả thẩm mỹ mang đến lại rất cao, chính vì thế chiếm được sự ưu ái tin dùng của không ít giới mộ điệu.
Mắt xếch đúng như tên gọi của nó là mắt có phần đuôi xếch hướng lên trên, sát với chân mày và thường có góc mắt hẹp.
- 2 trả lời
- 1414 lượt xem
Tôi mới cắt mí cách đây gần 2 tuần. Đây là lần cắt mí thứ 2, lần đầu tiên cách đây khoảng 2 năm. Vì tôi muốn mắt trông to hơn lần đầu tiên. Nhưng bây giờ hai mắt không đều, trông khác hẳn nhau, mắt trái to hơn rõ ràng và còn bị lật mí. Bác sĩ thì nói mắt tôi chỉ bị sưng thôi và cần chờ thêm, nhưng tôi lo là chúng sẽ cứ như này mãi. Tôi phải làm gì bây giờ?
- 8 trả lời
- 11314 lượt xem
Mắt của tôi bị trũng nên dù mới 20 tuổi mà tôi trông như đã 40. Tôi rất buồn vì vấn đề này. Tôi đã thử tất cả các cách có thể thực hiện tại nhà, ngủ đủ 7.5 đến 8 tiếng và uống nhiều nước nhưng vẫn không thấy có hiệu quả. Tôi nghĩ vấn đề này có thể là do di truyền. Vậy tôi cần làm gì để cải thiện vấn đề này?
- 23 trả lời
- 12145 lượt xem
Có cách nào không cần phẫu thuật để cải thiện mí mắt bị chảy xệ không?
- 16 trả lời
- 13783 lượt xem
Mí mắt tôi bị chảy xệ thì nên phẫu thuật nâng chân mày hay cắt mí?
- 14 trả lời
- 1086 lượt xem
Các bác sĩ cho tôi hỏi phẫu thuật tạo hình mí mắt là như thế nào và có thể khắc phục được những vấn đề nào?