Nên nâng chân mày hay cắt mí để khắc phục mí mắt chảy xệ?
Khi mí mắt trên bị sụp nghiêm trọng thì cần phải kiểm tra cẩn thận để xác định nguyên nhân gây ra vấn đề và có phương án phẫu thuật thích hợp. Nếu khi kéo nhẹ da trán lên trên và tình trạng sụp mí có cải thiện thì bạn có thể lựa chọn phương pháp phẫu thuật nâng chân mày.
Tuy nhiên, nếu như chân mày của bạn bị xệ nhưng lại cố gắng giải quyết vấn đề này chỉ bằng phương pháp cắt mí trên thì một trong hai hậu quả không mong muốn sau sẽ xảy ra. Thứ nhất là kết quả sẽ không được như mong muốn vì chân mày sẽ xệ xuống thấp hơn, khiến mí mắt càng sụp. Khả năng thứ hai là bác sĩ phẫu thuật sẽ cố gắng tránh vấn đề trên bằng cách loại bỏ đi một lượng lớn da ở mí mắt trên. Điều này sẽ gây khó khăn cho việc nhắm mắt hay chớp mắt khi chân mày được đưa lên vị trí cao hơn.
Một số bác sĩ phẫu thuật thường phẫu thuật quá mức khi thực hiện phương pháp nâng chân mày, điều này khiến khuôn mặt luôn trong trạng thái ngạc nhiên. Nếu chân mày được lên một vị trí thích hợp thì sẽ tạo nên sự thay đổi tích cực lớn cho đôi mắt và khuôn mặt. Phương pháp này cũng giúp làm mờ đi các nếp nhăn ngang trên trán – những nếp nhăn hình thành do thường xuyên phải nhướn mày để mở to mắt.
Nếu chân mày vẫn ở vị trí lý tưởng và vấn đề chảy xệ chỉ giới hạn ở mí mắt trên thì phẫu thuật tạo hình mí mắt trên là đủ. Thường thì bệnh nhân sẽ có kết quả tốt nhất nếu tiến hành phương án kết hợp: nâng chân mày để đưa chân mày về đúng vị trí (nhưng không nâng lên quá cao) và tạo hình mí mắt trên để giải quyết tình trạng da thừa và mỡ ở mí mắt trên.
Đây là một quyết định rất quan trọng mà bạn nên cân nhắc kỹ. Thực tế là hầu hết những người có mí mắt sụp đều bị xệ chân mày và da thừa ở mí mắt. Ở một số trường hợp thì có thể cần tiến hành cả hai phương pháp này để có được kết quả tốt nhất.
Đầu tiên, để giúp bạn hiểu rõ vấn đề hơn thì tôi xin nói qua về vị trí chân mày lý tưởng của phụ nữ và nam giới. Ở phụ nữ, đầu của chân mày bắt đầu từ gốc mũi và hơi đi lên cao với điểm cao nhất nằm ở vùng giữa con ngươi và đuôi mắt, từ điểm này thì lông mày bắt đầu hướng xuống dưới về phía thái dương. Trong khi ở phụ nữ, vị trí chân mày lý tưởng là nằm cao hơn rìa xương ổ mắt và cong lên thì ở nam giới, chân mày thường ở nằm ở ngay trên rìa xương ổ mắt và nằm thẳng hơn.
Giờ bạn đã biết về vị trí chân mày lý tưởng thì tiếp theo có thể thực hiện một phép thử đơn giản sau để xác định có cần phải nâng chân mày hay không:
- Đứng trước gương và nhìn thẳng về phía trước.
- Thả lỏng khuôn mặt, không nhướn mày.
- Đặt ngón trỏ và ngón giữa lên da vùng trán với ngón giữa thẳng với trung tâm của chân mày và ngón trỏ thẳng với đuôi lông mày.
- Nhẹ nhàng kéo da trán lên trên và xem việc nâng chân mày này có ảnh hưởng thế nào đế hình dạng của đôi mắt.
Nếu như khi làm vậy mà mắt mở to hơn, thấy rõ mí mắt hơn thì nâng chân mày là một giải pháp phù hợp cho bạn.
Nếu chân mày ở vị trí cao mà vẫn có da thừa xệ xuống dưới, che đi nếp gấp tự nhiên của mí mắt thì phẫu thuật tạo hình mắt trên là giải pháp phù hợp hơn. Phương pháp cắt mí có thể cải thiện phần da thừa bị xệ ở mí mắt trên nhưng không nâng cao được vị trí chân mày, và thậm chí đôi khi còn làm chân mày xệ xuống thấp hơn. Phương pháp phẫu thuật mí dưới có thể cải thiện tình trạng bọng mắt và nếp nhăn ở vùng da của mí mắt dưới.
Ngày nay, rất nhiều người tìm đến phương pháp nâng chân mày nhưng việc thực hiện phương pháp này ở những đối tượng không phù hợp sẽ khiến cho khuôn mặt trông bất thường chứ không hề trẻ trung hơn.
Vì vậy, bạn phải đưa ra quyết định đúng đắn. Nếu chân mày nằm dọc theo rìa xương hốc mắt thì không cần nâng chân mày mà chỉ cần thực hiện phẫu thuật tạo hình mí trên để loại bỏ da thừa. Phần bên trong của chân mày hầu như không bao giờ cần phải nâng lên.
Nếu chân mày của bạn nằm bên dưới rìa xương hốc mắt thì nên phẫu thuật nâng đuôi chân mày. Phương pháp này hầu như không để lại sẹo và có thể kết hợp cùng lúc với phương pháp phẫu thuật tạo hình mí mắt.
Tuy nhiên, việc chỉ cắt mí ở những người cần nâng chân mày cũng là một sai lầm vì điều này sẽ kéo chân mày xuống thấp hơn.
Nếu phần cao nhất của cung chân mày nằm cao hơn khoảng 1cm so với rìa xương bên dưới thì chân mày của bạn vẫn đang ở vị trí bình thường và chỉ cần cắt mí để loại bỏ da thừa ở mí mắt trên.
Nếu điểm cao nhất của chân mày nằm ngang với rìa xương hoặc thấp hơn thì chân mày của bạn đã bị xệ và cần phẫu thuật nâng chân mày (căng da trán). Tuy nhiên, thông thường thì nếu một người bị xệ chân mày thì cũng sẽ có da thừa ở mí mắt và cần tiến hành cả hai phương pháp nâng chân mày và cắt mí, thường được chia ra thực hiện trong hai ca phẫu thuật riêng biệt, cụ thể là cắt mí trước và nâng chân mày sau. Nếu chân mày bị xệ nghiêm trọng thì đa phần là mí mắt cũng bị ảnh hưởng và rất hiếm khi chỉ cần nâng chân mày. Cắt mí là một quy trình đơn giản, để lại vết sẹo ẩn. Trong một số trường hợp, sau khi đã cắt mí thì có thể sẽ không cần nâng chân mày nữa.
Để trả lời câu hỏi này thì trước tiên phải xác định một số điều sau:
- Chân mày hiện có đang bị xệ xuống thấp không? Nếu có thì đây là vấn đề mới xảy ra hay từ lâu đã như vậy?
- Là nam hay nữ?
- Bạn có hài lòng với vị trí chân mày của mình không?
- Bạn có bị khô mắt không
Sự sa trễ hay chảy xệ của chân mày sẽ đẩy da thừa ở mí mắt trên xuống dưới và là nguyên nhân góp phần gây ra xệ mí mắt.
Ở những nam giới mà chân mày luôn ở vị trí thấp thì cách xử lý chỉ đơn giản là cắt mí trên. Điều này giúp tránh làm cho chân mày bị nâng lên quá mức, tạo nên vẻ ngoài nữ tính, không tự nhiên.
Ở nữ, nếu chân mày bị nặng nhưng không thay đổi vị trí thì cũng không cần nâng chân mày mà chỉ cần cắt mí trên là đủ để trẻ hóa vùng mắt. Còn nếu vị trí chân mày đã có sự thay đổi đáng kể thì tôi khuyên nên kết hợp cắt mí trên và nâng chân mày.
Lưu ý, nên tránh thực hiện phương pháp nâng chân mày và cắt mí ở những người gặp vấn đề khô mắt vì việc phẫu thuật sẽ làm cho vấn đề thêm trầm trọng hơn.
Phẫu thuật tạo hình mí mắt trên và nâng chân mày (căng da trán) là hai phương pháp được thực hiện vì những mục đích khác nhau. Đôi khi chúng được thực hiện kết hợp với nhau. Phương pháp phẫu thuật tạo hình mí mắt trên giúp loại bỏ phần da thừa và túi mỡ nhỏ - nguyên nhân làm cho mí mắt trên trông nặng nề và tạo vẻ ngoài mệt mỏi. Phương pháp nâng chân mày cũng có thể giúp kéo da thừa ở mí mắt lên nhưng mục đích chính của phương pháp này là đưa chân mày trở lại một vị trí cao hơn nếu đã bị chảy xệ. Vị trí lý tưởng của chân mày là ở rìa ổ mắt (phần xương mà bạn có thể sờ thấy ngay dưới chân mày). Nếu chân mày đã xệ xuống thấp hơn vị trí đó thì sẽ cần thực hiện phương pháp nâng chân mày. Đa phần thì da thừa ở mí mắt trên cũng như mỡ cũng cần được loại bỏ để có kết quả tối đa.
Đôi mắt là đặc điểm chính trên khuôn mặt và quá trình lão hóa cùng với những thay đổi xung quanh mắt có thể làm lộ dấu hiệu tuổi tác hoặc tạo vẻ ngoài thiếu tươi tắn.
Những thay đổi phổ biến xung quanh mí mắt là da lỏng lẻo, sự chảy xệ của mô mềm và sự xuất hiện của bọng mắt. Những thay đổi này có thể được trẻ hóa một cách hiệu quả bằng cách phẫu thuật tạo hình mí mắt hay còn gọi là cắt mí.
Theo thời gian, vị trí của chân mày cũng sẽ bị thay đổi do một nhóm các cơ hạ mày kéo chân mày xuống. Ngược lại, các cơ vốn có nhiệm vụ nâng cao chân mày lại bị suy yếu. Những cơ hạ mày sẽ được tiêm Botox để làm giảm sự hoạt động của chúng và làm mờ các nếp nhăn. Nếu tiêm sai, Botox có thể làm suy yếu cơ nâng mày và khiến chân mày bị xệ.
Khi còn trẻ, chân mày của nữ giới thường nằm ở ngay trên rìa ổ mắt, cong nhẹ về phía đuôi và phần đuôi thường cao hơn so với đầu lông mày. Tuy nhiên, mỗi phụ nữ có vị trí chân mày khác nhau, tùy thuộc vào di truyền và sắc tộc. Ở những người có chân mày thấp bẩm sinh thì cần phải cẩn thận khi thực hiện phương pháp căng da trán (nâng chân mày) vì có thể làm thay đổi ngoại hình của họ. Trước đây, phương pháp phẫu thuật căng da trán được thực hiện rất phổ biến nhưng hiện nay các bác sĩ nhận thấy rằng nhiều người có chân mày thấp ngay từ khi còn trẻ và việc nâng chân mày là không cần thiết.
Ở nam giới, vị trí của lông mày thường thấp hơn so với rìa ổ mắt. Do đó, càng phải thận trọng hơn nữa khi căng da trán cho nam giới vì nếu chân mày được đưa lên vị trí quá cao thì sẽ tạo nên biểu cảm ngạc nhiên và sự nữ tính cho khuôn mặt.
Nói chung, nếu có những dấu hiệu lão hóa xung quanh mắt thì phương pháp phẫu thuật tạo hình mí mắt thường sẽ cần thiết hơn so với căng da trán. Mỗi người là duy nhất và bác sĩ sẽ cần đánh giá cụ thể những vấn đề của bạn để tư vấn về lựa chọn phù hợp. Ngoài ra, các yếu tố khác cần cân nhắc khi quyết định cắt mí và căng da trán là nguy cơ bị khô mắt, đã từng phẫu thuật bằng laser trước đây hay chưa,... Cuối cùng, mọi trường hợp đều nên cân nhắc thực hiện cùng lúc cả hai phương pháp vì có thể sẽ rất khó nâng chân mày sau khi đã cắt mí.
Nâng chân mày hay căng da trán là phương pháp chỉnh sửa vị trí của chân mày và chỉ gián tiếp cải thiện tình trạng của mí mắt trên. Thông thường, phương pháp này được thực hiện nhằm cải thiện tình trạng da xệ xuống trùm lên đuôi mắt trên hoặc cải thiện vị trí của chính lông mày đang sa trễ xuống thấp hơn so với xương ổ mắt (phần xương nhô lên bên trên mắt).
Mặt khác, phẫu thuật tạo hình mí mắt trên là phương pháp loại bỏ phần da thừa xệ xuống mí mắt và thường lấn xuống lông mi. Chỉ nên loại bỏ một phần da vừa đủ, nếu không thì sẽ gây khó khăn cho việc đóng mí mắt và có thể dẫn đến hậu quả là khô mắt.
Cả hai phương pháp này có thể được kết hợp cùng nhau, thường là thực hiện đồng thời hoặc cũng có thể chia làm hai lần phẫu thuật.
Nếu khoảng cách từ chân mày đến rìa mí mắt trên nhỏ hơn chiều rộng của mống mắt thì bạn sẽ cần nâng chân mày. Còn nếu chân mày vẫn ở vị trí bình thường mà lại được nâng lên khiến khoảng cách chân mày đến mí mắt lớn hơn so với chiều rộng tròng đen của mắt thì sẽ tạo vẻ ngạc nhiên cho khuôn mặt. Nếu khoảng cách chỉ hơi lớn hơn một chút thì sẽ không sao nhưng nếu gấp 1.5 lần trở lên thì khuôn mặt sẽ càng trở nên bất thường. Sau khi nâng cao chân mày thì sẽ có thể quyết định cần loại bỏ bao nhiêu da mí mắt.
Khi chúng ta già đi, da mí mắt trên sẽ bắt đầu chảy xệ mà thậm chí còn trùm lên cả lông mi. Điều này khiến mắt nhỏ lại, khuôn mặt trông già đi, hơn nữa còn làm cho mí mắt bị nặng và mỏi.
Mí mắt sụp đôi khi là do da thừa ở mí mắt trên nhưng cũng có thể là do da trán và chân mày bị chảy xệ. Có ba lựa chọn để khắc phục vấn đề này như sau:
1. Cắt mí trên để cắt bớt da thừa.
2. Nâng chân mày (căng da trán): đây là phương pháp nhằm kéo căng da trán, nâng chân mày lên cao hơn và đồng thời kéo phần da thừa khỏi mí mắt trên.
3. Kết hợp cả hai
Nếu như chỉ cần cắt mí trên thì có thể thực hiện mà không cần gây mê toàn thân.
Mí mắt trên và chân mày luôn đi liền với nhau, do đó, khi cần trẻ hóa vùng mí mắt trên thì luôn phải đánh giá cả chân mày nữa. Nhiều người chỉ quan tâm đến mí mắt trên mà không nhận ra rằng chân mày sa trễ là nguyên nhân dẫn đến tình trạng da thừa, sụp mí mắt trên. Bạn có thể thử soi gương và nhướn lông mày lên, nếu đôi mắt mở to hơn và mí trên không còn sụp nữa thì phẫu thuật nâng cung mày sẽ là giải pháp phù hợp với bạn. Ngoài ra, hãy chú ý đến cả vùng trán nữa. Nếu có những nếp nhăn nằm ngang trên trán thì đúng là cần phải nâng chân mày.
Phẫu thuật tạo hình mí mắt trên là phương pháp nhằm loại bỏ bớt da ở bên trên nếp gấp tự nhiên của mí mắt trên nhằm khắc phục tình trạng chảy xệ hoặc tạo hai mí rõ rệt hơn. Nếu chỉ thực hiện phương pháp này mà không nâng chân mày thì khoảng cách giữa hàng lông mi trên và chân mày sẽ hẹp lại, tạo cảm giác chân mày bị tụt xuống thấp hơn. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sự cân đối của khuôn mặt.
Thông thường, ở phụ nữ thì phương pháp phẫu thuật nâng chân mày có thể giúp nâng cao phần đuôi của chân mày lên một chút, đồng thời kéo theo cả phần da thừa chảy xệ ở mí mắt trên, giúp tạo vẻ ngoài tươi tỉnh hơn. Với nam giới thì phương pháp nâng chân mày thường ít phổ biến hơn và nếu thực hiện thì toàn bộ cung chân mày cần được nâng lên một cách đồng đều.
Ở những phụ nữ có nhu cầu trẻ hóa vùng quanh mắt thì theo tôi, sự kết hợp giữa phẫu thuật tạo hình mí mắt trên và nâng chân mày (có thể bằng kỹ thuật nội soi hoặc kỹ thuật rạch đường chân tóc) sẽ mang lại kết quả hài hòa hơn. Tuy nhiên thì vẫn hoàn toàn có thể thực hiện mình phương pháp cắt mí trên hoặc nâng chân mày.
Để quyết định một người cần phẫu thuật căng da trán (nâng chân mày) hay phẫu thuật tạo hình mí mắt thì trước tiên cần phải đánh giá 3 yếu đố dưới đây:
- Vị trí của cung chân mày. Nếu như cung chân mày, cả phần đầu và phần đuôi đều nằm ở ngang bằng hoặc ngay bên trên rìa xương ổ mắt thì không cần phải phẫu thuật căng da trán. Trong những trường hợp mà chân mày, đặc biệt là phần đuôi, bị sa trễ thấp thì mới cần căng da trán, có thể bằng cách nội soi hoặc qua đường rạch thái dương.
- Nếu vấn đề chủ yếu là da thừa ở mí mắt trên mà chân mày vẫn ở vị trí lý tưởng nói trên thì phẫu thuật tạo hình mí mắt trên là tất cả những gì cần thực hiện.
- Nếu chân mày bị xệ và khi thử kéo chân mày lên cao mà tình trạng sụp mí trên cũng có cải thiện thì sẽ cần cả hai phương pháp căng da trán và nâng chân mày.
Một sai lầm phổ biến của nhiều người là chỉ cắt mí trong khi thực tế còn phải căng da trán nữa. Ở đa số mọi người thì chân mày chảy xệ thường là nguyên nhân dẫn đến tình trạng sụp mí trên. Không nên cố cắt bỏ đi quá nhiều da mí mắt trên để khắc phục vấn đề chảy xệ chân mày bởi vì điều này sẽ cho ra kết quả không ưng ý. Trong những trường hợp như thế này, nếu không tiến hành cả phương pháp căng da trán thì vẻ mệt mỏi của đôi mắt sẽ vẫn không có sự cải thiện mấy sau khi phẫu thuật.
Nên nâng chân mày hay cắt mí để sửa một mắt to hơn mắt còn lại?
Gần đây tôi mới phát hiện ra là mắt bên phải của tôi to hơn mắt bên trái. Lúc chụp ảnh thì càng nhìn thấy rõ hơn nữa. Vậy có cách tự nhiên hay bài tập nào có thể cải thiện được vấn đề này không? Tôi mới 23 tuổi và không muốn phải phẫu thuật.
- 11 trả lời
- 1814 lượt xem
Nếu nâng chân mày và cắt mí cùng một lúc thì có nguy hiểm quá không?
Tôi muốn nâng chân mày và cắt mí (cả trên và dưới). Tôi thấy nhiều chỗ nói có thể thực hiện cả ba cùng một lúc nhưng không biết liệu thế có nguy hiểm quá không? Tôi thì muốn nâng chân mày trước, sau đó đến mí mắt trên và cuối cùng mới cắt mí dưới. Mặc dù như thế sẽ phải phẫu thuật ba lần, mất nhiều thời gian hơn và tốn kém hơn nhưng tôi nghĩ là hai bên mắt sẽ đồng đều nhau hơn.
- 7 trả lời
- 3397 lượt xem
Có cần kết hợp nâng chân mày khi phẫu thuật cắt mí không?
Mí mắt tôi rất nhỏ, phương pháp cắt mí có thể làm cho mắt to hơn không hay phải cần kết hợp cả nâng chân mày nữa?
- 3 trả lời
- 1342 lượt xem
Có nên kết hợp nâng chân mày, cắt mí với mở rộng góc mắt để chỉnh sửa mí mắt không?
Chân mày của tôi bị xệ, hốc mắt hơi trũng và còn bị xệ mí nữa. Tôi có cần kết hợp cả nâng chân mày, mở rộng góc mắt (cả trong và ngoài) và cắt mí trên không?
- 6 trả lời
- 1587 lượt xem
Có ai nghe nói về kỹ thuật nâng mí dưới với phương pháp khâu treo mí dưới vào chân mày để tránh mí bị chảy xệ sau phẫu thuật chưa?
Phương pháp khâu treo này sẽ giúp mí mắt nằm đúng tại vị trí trong quá trình lành thương để tránh tình trạng xệ mí. Họ thực hiện điều này bằng cách dùng chỉ khâu kéo mí dưới lên và treo chỉ đó vào chân mày. Tôi chưa bao giờ nghe về thủ thuật này nhưng có một bác sĩ phẫu thuật đề nghị tôi thực hiện.
- 4 trả lời
- 1253 lượt xem
Không chỉ có cắt mí, bấm mí, nâng chân mày cũng là giải pháp hoàn hảo giúp chị em xóa tan nét già nua ở vùng mắt và chân mày.
Cả hai phương pháp này đều giúp đôi mắt bạn trở nên trẻ trung hơn nhưng mỗi phương pháp sẽ phù hợp với từng đối tượng riêng.