Nên nâng chân mày hay cắt mí để sửa một mắt to hơn mắt còn lại?
Hai bên mắt của bạn chỉ có sự khác biệt rất nhỏ. Nếu như không tiến hành kiểm tra thực tế và đánh giá bệnh sử của bạn thì không thể xác định chính xác nguyên nhân được. Tuy nhiên, việc có sự khác biệt nhỏ giữa hai bên cơ thể là hết sức bình thường và trên thực tế, các bộ phận ở hai nửa cơ thể không bao giờ hoàn toàn đối xứng cả, bao gồm cả mắt, mí mắt, lông mày, tai, ngực, tay và bàn chân,…
Nếu bạn nhìn kỹ thì có thể thấy lông mày bên phải cao hơn bên trái. Đây có thể là nguyên nhân tạo nên sự khác biệt về kích thước của hai bên mắt và có thể sửa lại bằng phương pháp nâng chân mày. Cũng không loại trừ khả năng sự không cân xứng này là do cấu trúc xương bên dưới. Đôi khi nguyên nhân có thể là do xoang hàm ở một bên có kích thước nhỏ hơn.
Tuy nhiên, chỉ khi sự khác biệt giữa hai bên quá rõ rệt thì mới cần can thiệp phẫu thuật bởi nếu chỉ ở mức không đáng kể như trong trường hợp của bạn thì tỉ lệ rủi ro của việc phẫu thuật sẽ còn cao hơn lợi ích mà bạn có được.
Việc có sự chênh lệch nhẹ giữa kích thước của hai bên mắt là điều rất bình thường vì không ai có hai bên khuôn mặt hay cơ thể hoàn toàn đối xứng cả. Sở dĩ sự khác biệt giữa hai bên mắt dễ bị phát hiện hơn là vì hai mắt nằm gần nhau. Có khả năng là ổ mắt bên phải của bạn có kích thước lớn hơn bên trái và tạo nên sự khác biệt. Có thể vấn đề này có từ khi sinh ra nhưng gần đây bạn mới phát hiện. Sự khác biệt nhỏ này thường rất khó bị nhận ra trong cuộc sống hàng ngày, chỉ khi bạn soi gương hoặc nhìn kỹ ảnh chụp thì mới thấy. Đó là lý do vì sao các bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ thường phải chụp ảnh của bệnh nhân để có thể phân tích các chi tiết nhỏ nhất. Trước mắt bạn cứ theo dõi thêm. Nếu sự chênh lệch giữa hai bên mắt không thay đổi thì không cần can thiệp bằng bất kỳ phương pháp phẫu thuật nào cả.
Đúng là mắt trái của bạn có vẻ nhỏ hơn nhiều so với mắt phải. Đây không chỉ đơn giản là một vấn đề về thẩm mỹ nên bạn cần được bác sĩ kiểm tra. Đây có thể là một hiện tượng mới xảy ra và sẽ nặng thêm theo thời gian. Có khả năng nguyên nhân là sự đóng kín của xoang hàm trên do bệnh xoang. Cách xử lý là tiến hành mổ xoang mũi để mở xoang và chỉnh sửa ổ mắt nếu cần thiết. Đôi khi vấn đề là do mí mắt bị xệ làm cho một bên mắt trông nhỏ hơn. Dù thế nào thì chỉ khi đánh giá xong, bác sĩ mới có thể xác định được nguyên nhân khiến cho hai mắt không bằng nhau và sau đó tìm ra cách giải quyết.
Theo tôi thấy, vị trí mí mắt dưới ở bên trái nằm cao hơn một chút so với bên phải. Kiểu bất đối xứng này khá phổ biến và thường không có liên quan đến các vấn đề về sức khỏe, nhưng khi xuất hiện các triệu chứng đau hoặc mờ mắt thì có nghĩa là nhãn cầu đang bị đẩy về phía trước. Hai mắt của bạn chỉ hơi chênh lệch, không đáng kể nhưng trong những trường hợp rõ hơn thì có thể tiến hành phẫu thuật giảm áp hốc mắt để nhãn cầu của bên mắt lớn hơn lùi vào trong. Tuy nhiên phương pháp này có mức độ xâm lấn khá cao. Ngoài ra còn có các lựa chọn không phẫu thuật ví dụ như tiêm một lượng nhỏ Botox để làm suy yếu cơ ở bên mí mắt căng hơn. Tuy nhiên, tôi vẫn khuyên bạn nên để kệ như vậy, đừng can thiệp gì cả.
Mắt phải của bạn to hơn so với mắt trái. Thực ra, khuôn mặt của đa số mọi người đều có sự khác biệt nhỏ về vị trí của mắt, khiến cho một bên to một bên nhỏ. Tuy nhiên, nguyên nhân có thể là do một số vấn đề về sức khỏe làm cho một bên mắt bị đẩy về phía trước nhiều hơn, ví dụ bệnh tuyến giáp hay u hốc mắt. Mặc khác, có một số vấn đề lại khiến cho nhãn cầu ở một bên mắt nằm sâu trong hốc mắt hơn ví dụ như bệnh xơ cứng bì khu trú. Trước tiên, bạn nên đi gặp một bác sĩ chuyên phẫu thuật thẩm mỹ và tạo hình mắt để được kiểm tra cụ thể và đánh giá bệnh sử rồi xác định xem có cần can thiệp gì hay không.
Vấn đề không cân xứng nhẹ giữa hai nửa khuôn mặt là rất phổ biến. Nếu như nhìn kỹ khuôn mặt người khác thì bạn cũng sẽ nhận ra điều này bởi trên thực tế, 97% mọi người đều có sự khác biệt nhất định giữa hai bên trên khuôn mặt. Chính những sự khác biệt nhỏ này lại là điều tạo nên đặc điểm riêng của mỗi ngươi. Có thể một bên mắt to hơn, một bên lông mày cao hơn hoặc đậm hơn, một bên chân dài hơn hay một bên ngực lớn hơn. Tuy nhiên thì ở một số người, hai bên mặt lại có sự chênh lệch lớn do hội chứng teo cơ nửa mặt.
Mặc dù sự khác biệt nhỏ là điều bình thường nhưng nếu điều này mới xảy ra gần đây (nên xem lại ảnh chụp ngày xưa để kiểm chứng) thì nên đi khám bác sĩ. Đây có thể là một dấu hiệu sớm của bệnh cường giáp khiến mắt phải bị lồi về phía trước. Tuy nhiên, bạn chưa cần lo lắng. Cứ xem ảnh chụp trước kia và kiểm tra xem đây có phải là một đặc điểm di truyền bẩm sinh hay không. Sau đó, bạn có thể đến gặp bác sĩ nhãn khoa. Không có bài tập nào có thể khắc phục được vấn đề này cả.
Bạn cần biết rằng, các đặc điểm trên khuôn mặt chúng ta không hề đối xứng hoàn toàn, đây là điều hết sức bình thường và không có gì đáng lo ngại. Và vì hai bên mắt của bạn chỉ khác nhau rất nhỏ nên cũng không cần chỉnh sửa gì cả vì các cấu trúc quanh mắt rất phức tạp. Nhưng nếu muốn thì vẫn có các phương pháp thẩm mỹ khác nhau để khắc phục và cải thiện sự cân đối. Bạn nên đến gặp một vài bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ mắt uy tín để được đánh giá cấu tạo giải phẫu khuôn mặt và xác định một phương pháp xử lý phù hợp, có thể sẽ cần phẫu thuật hoặc không cần tùy theo nhu cầu. Mặc dù việc có hai mắt không giống nhau là chuyện bình thường nhưng nếu điều này mới xảy ra gần đây và có kèm theo các triệu chứng như thị lực suy giảm hoặc mắt khó chịu thì đó có thể là dấu hiệu của một vấn đề về sức khỏe.
Đúng là mắt bên trái có vẻ nhỏ hơn mắt bên phải. Rất có thể một số bộ phận khác trên khuôn mặt của bạn cũng không đối xứng. Nhưng bạn không cần lo vì số người có khuôn mặt thực sự đối xứng chỉ vào khoảng 10%. Trong trường hợp này, nguyên nhân có thể là do cấu trúc xương mặt của bạn (hốc mắt và xương gò má) ở bên trái hơi khác so với bên phải. Và điều này giúp gương mặt trông tự nhiên và có nét riêng. Theo tôi thấy thì mí mắt của bạn không bị sụp nên nếu không bị thay đổi thị lực hoặc gặp các vấn đề về xoang thì bạn cứ để nguyên như vậy.
Về các biện pháp để cải thiện sự không đối xứng, bạn có thể tự thực hiện các bài tập trước gương để bên mắt trái có thể mở to hơn bằng cách nhắm mắt phải và chỉ mở mắt trái. Tuy nhiên, cách này sẽ không giải quyết được nguyên nhân gốc rễ gây ra vấn đề.
Nên nâng chân mày hay cắt mí để khắc phục mí mắt chảy xệ?
Mí mắt tôi bị chảy xệ thì nên phẫu thuật nâng chân mày hay cắt mí?
- 16 trả lời
- 13821 lượt xem
Nếu nâng chân mày và cắt mí cùng một lúc thì có nguy hiểm quá không?
Tôi muốn nâng chân mày và cắt mí (cả trên và dưới). Tôi thấy nhiều chỗ nói có thể thực hiện cả ba cùng một lúc nhưng không biết liệu thế có nguy hiểm quá không? Tôi thì muốn nâng chân mày trước, sau đó đến mí mắt trên và cuối cùng mới cắt mí dưới. Mặc dù như thế sẽ phải phẫu thuật ba lần, mất nhiều thời gian hơn và tốn kém hơn nhưng tôi nghĩ là hai bên mắt sẽ đồng đều nhau hơn.
- 7 trả lời
- 3417 lượt xem
Có cần kết hợp nâng chân mày khi phẫu thuật cắt mí không?
Mí mắt tôi rất nhỏ, phương pháp cắt mí có thể làm cho mắt to hơn không hay phải cần kết hợp cả nâng chân mày nữa?
- 3 trả lời
- 1354 lượt xem
Có nên kết hợp nâng chân mày, cắt mí với mở rộng góc mắt để chỉnh sửa mí mắt không?
Chân mày của tôi bị xệ, hốc mắt hơi trũng và còn bị xệ mí nữa. Tôi có cần kết hợp cả nâng chân mày, mở rộng góc mắt (cả trong và ngoài) và cắt mí trên không?
- 6 trả lời
- 1598 lượt xem
Có ai nghe nói về kỹ thuật nâng mí dưới với phương pháp khâu treo mí dưới vào chân mày để tránh mí bị chảy xệ sau phẫu thuật chưa?
Phương pháp khâu treo này sẽ giúp mí mắt nằm đúng tại vị trí trong quá trình lành thương để tránh tình trạng xệ mí. Họ thực hiện điều này bằng cách dùng chỉ khâu kéo mí dưới lên và treo chỉ đó vào chân mày. Tôi chưa bao giờ nghe về thủ thuật này nhưng có một bác sĩ phẫu thuật đề nghị tôi thực hiện.
- 4 trả lời
- 1259 lượt xem
Không chỉ có cắt mí, bấm mí, nâng chân mày cũng là giải pháp hoàn hảo giúp chị em xóa tan nét già nua ở vùng mắt và chân mày.
Cả hai phương pháp này đều giúp đôi mắt bạn trở nên trẻ trung hơn nhưng mỗi phương pháp sẽ phù hợp với từng đối tượng riêng.