Mở Góc Mắt Trong
Phương pháp này sẽ mở rộng thêm phần trong của mắt khiến mắt trông to, dài hơn, đồng thời giảm khoảng cách giữa hai mắt.
Chỉ định – Đối tượng phù hợp
Ở góc mắt trong của chúng ta ngoài nếp rẻ quạt còn có nhú tuyến lệ, hai yếu tố này và khoảng cách giữa hai mắt sẽ quyết định xem liệu bệnh nhân có phù hợp với mở góc mắt trong hay không.
Về nếp rẻ quạt:
Nếp rẻ quạt được chia làm 4 phân độ khác nhau (Xem hình trên), càng lớn nghĩa là càng che nhiều lên mắt khiến mắt trông bị thu hẹp, do đó khoảng cách giữa hai bên mắt cũng xa hơn. Tuy nhiên không phải nếp rẻ quạt nào cũng cần chỉnh sửa, vì có một số loại như loại I và loại II làm cho đôi mắt tự nhiên hơn.
Về nhú tuyến lệ:
Ở hai bên góc mắt trong của chúng ta có một nhú tuyến lệ màu đỏ, có thể có hình tam giác, hình tròn hoặc hình móc. Nhú tuyến lệ càng bị nếp rẻ quạt che đi nhiều thì càng khiến mắt bé, không tự nhiên và cần mở góc mắt trong. Ở người Đông Á, nhú tuyến lệ thường lộ ra khoảng 3 - 5mm là tự nhiên.
Về khoảng cách 2 mắt:
Khoảng cách chuẩn giữa hai mắt thường là từ 3 - 3.6cm.
Như vậy đối tượng phù hợp với mở góc mắt trong là những người có:
- Mắt ngắn, nhỏ
- Khoảng cách giữa hai góc mắt trong xa nhau
- Có nếp rẻ quạt ở góc mắt trong
- Nhú tuyến lệ bị nếp rẻ quạt che khuất, lộ ra chưa đến 3mm
-
Ưu/nhược điểm của mở góc mắt trong
Ưu điểm
- Khắc phục được mắt ngắn, có rẻ quạt
- Khắc phục được tình trạng hai mắt lệch, không cân nhau
- Có thể kết hợp với quy trình cắt mí, qua đó có thể giảm nguy cơ lộn mi sau khi mở rộng khóe mắt
- Thời gian hồi phục ngắn
Nhược điểm
- Dễ có nguy cơ để lại sẹo (vì vùng da góc mắt trong căng và dày hơn)
- Có thể khiến vấn đề nếp rẻ quạt ngược trở nên rõ rệt hơn sau phẫu thuật
- Quy trình phức tạp, khó thực hiện
Các kỹ thuật mở góc mắt trong
Mở góc mắt trong có nhiều kỹ thuật được áp dụng như: kỹ thuật vạt V-Y, kỹ thuật Z-plasty hay W-plasty. Tất cả các kỹ thuật này đều hướng đến mục tiêu xử lý được các vấn đề ở vùng góc mắt trong, giảm thiểu tối đa tình trạng vết khâu căng da và để lại sẹo xấu vì đây là vị trí rất dễ để lại sẹo. Việc lựa chọn kỹ thuật nào sẽ phụ thuộc vào hình dạng nếp rẻ quạt, tình trạng của từng người cũng như sở thích của bác sĩ. Và dù chọn kỹ thuật nào thì cũng chỉ nên chỉnh sửa ở mức vừa phải hoặc thậm chí sửa dưới mức mong muốn một chút. Nếu không ưng ý có thể sửa tiếp nhưng một khi đã sửa quá mức thì lúc đó sẽ rất khó để khắc phục
Trong phần lớn các trường hợp, mở góc mắt trong được thực hiện kết hợp với quy trình phẫu thuật tạo hình mắt hai mí. Ở một số ít trường hợp, quy trình này được áp dụng cho những bệnh nhân đã thực hiện phẫu thuật mí đôi mà chưa mở rộng góc mắt.
Quy trình này thường được tiến hành dưới gây tê tại chổ và kéo dài khoảng 30 phút đế 1 tiếng.
Kỹ thuật Z-plasty
Đây là lựa chọn phù hợp cho những người có da thừa ở phần dưới nếp rẻ quạt và căng ở phần giữa nếp rẻ quạt. Phương pháp này cũng phù hợp cho những trường hợp mà mắt vốn đã có hai mí. Tuy nhiên, nếu được thực hiện kết hợp cùng với phương pháp cắt mí thì sẽ cần phải cắt bỏ da thừa
Bác sĩ sẽ đánh dấu và rạch da, tạo vạt chữ Z, sau đó thao tác chuyển vạt để xử lý nếp rẻ quạt và giảm lực căng da tối đa, cắt bỏ da, cơ nếu cần rồi khâu đóng vết rạch.
Kỹ thuật vạt V-Y
Kỹ thuật này phù hợp cho những người không có nhiều da thừa ở vùng góc mắt trong.
Bác sĩ sẽ tạo một đường rạch lớn hình chữ V, sau đó bóc tách và cắt đi vùng da xung quanh để hoàn toàn che đi vết sẹo. Cuối cùng kéo vạt da góc mắt về phía sống mũi và khâu cố định ở vị trí mới bằng chỉ mảnh.
Quá trình hồi phục
Sau khi phẫu thuật bệnh nhân sẽ có cảm giác căng da vùng góc mắt. Nên chườm mát trong 24 giờ đầu để giảm sưng nề bấm tím, nghỉ ngơi ở tư thế kê cao đầu và uống thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Các mũi chỉ khâu sẽ được cắt bỏ sau khoảng 5 - 7 ngày.
Biến chứng sau mở góc mắt trong
Nếu không thực hiện chính xác quy trình này có thể gây ra các vấn đề như:
Kết luận: Mặc dù mở góc mắt trong có thể khắc phục được nhiều vấn đề nhưng, đây Không phải là một quy trình đơn giản. Nhiều bác sĩ đã không muốn thực hiện vì sợ xử lý không tốt gây lật mí ở góc mắt trong hoặc để lại một vết sẹo có thể nhìn thấy, vì ngay cả một vết sẹo nhỏ cũng rất khó chấp nhận ở vị trí này. Quy trình này đòi hỏi bác sĩ phải có trình độ chuyên môn cao, có sự tinh tế và cẩn trọng trong thao tác, vì một khi đã thao tác không chính xác vùng này sẽ rất khó sửa lại, hoặc nếu có sửa sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ hơn. Do đó, bệnh nhân cần đầu tư nghiên cứu tìm hiểu bác sĩ trước khi thực hiện và tuyệt đối không nên đến các cơ sở thiếu uy tín.
Tác giả: Bác sĩ Tâm
1. 14 ngày sau cắt mí kết hợp mở góc mắt trong, hai bên mắt quá gần nhau?
Chào bác sĩ, tôi đã phẫu thuật tạo mắt hai mí với đường rạch một phần kết hợp mở góc mắt trong. Nhưng bây giờ tôi hối hận lắm, cảm giác hai bên mắt quá gần nhau, có vẻ như họ đã cắt da ở góc mắt trong bên trái nhiều hơn bên phải, bác sĩ có thấy vậy không? Khoảng cách từ góc mắt bên trái đến mũi ít hơn so với khoảng cách từ góc mắt bên phải đến mũi. Tôi cũng đã làm phẫu thuật nâng sống mũi
Hôm nay là ngày thứ 14 sau phẫu thuật mắt, liệu có cách nào để lấy lại góc mắt cũ trước kia không, liệu sau khi giảm sưng trông mắt có đẹp và tự nhiên hơn không?
2. Mắt quá sắc sau khi mở góc mắt trong? Có thể chỉnh lại được không?
Gần 3 tháng trước tôi đã phẫu thuật cắt mí. Lúc đó tôi chỉ muốn tạo mắt hai mí thôi, nhưng bác sĩ lại đề nghị cả mở góc mắt trong nữa nên tôi nghe theo ông ấy. Bây giờ tôi thấy rất hối hận khi đã cắt đi nếp rẻ quạt của mình vì nó khiến hai mắt của tôi sắc hơn nhiều, trong khi vốn ban đầu mắt tôi cũng đã sắc rồi. Khoảng cách giữa hai góc mắt bây giờ cũng rất gần, điều này làm tôi stress vô cùng. Bây giờ tôi chỉ muốn chỉnh sửa để góc mắt như trước đây, liệu có được không?
- 6 trả lời
- 1571 lượt xem
Chân mày của tôi bị xệ, hốc mắt hơi trũng và còn bị xệ mí nữa. Tôi có cần kết hợp cả nâng chân mày, mở rộng góc mắt (cả trong và ngoài) và cắt mí trên không?
- 2 trả lời
- 2499 lượt xem
Chào bác sĩ, tôi đã phẫu thuật tạo mắt hai mí với đường rạch một phần kết hợp mở góc mắt trong. Nhưng bây giờ tôi hối hận lắm, cảm giác hai bên mắt quá gần nhau, có vẻ như họ đã cắt da ở góc mắt trong bên trái nhiều hơn bên phải, bác sĩ có thấy vậy không? Khoảng cách từ góc mắt bên trái đến mũi ít hơn so với khoảng cách từ góc mắt bên phải đến mũi. Tôi cũng đã làm phẫu thuật nâng sống mũi Hôm nay là ngày thứ 14 sau phẫu thuật mắt, liệu có cách nào để lấy lại góc mắt cũ trước kia không, liệu sau khi giảm sưng trông mắt có đẹp và tự nhiên hơn không?
- 2 trả lời
- 2017 lượt xem
Gần 3 tháng trước tôi đã phẫu thuật cắt mí. Lúc đó tôi chỉ muốn tạo mắt hai mí thôi, nhưng bác sĩ lại đề nghị cả mở góc mắt trong nữa nên tôi nghe theo ông ấy. Bây giờ tôi thấy rất hối hận khi đã cắt đi nếp rẻ quạt của mình vì nó khiến hai mắt của tôi sắc hơn nhiều, trong khi vốn ban đầu mắt tôi cũng đã sắc rồi. Khoảng cách giữa hai góc mắt bây giờ cũng rất gần, điều này làm tôi stress vô cùng. Bây giờ tôi chỉ muốn chỉnh sửa để góc mắt như trước đây, liệu có được không?
- 4 trả lời
- 800 lượt xem
Hai mắt của tôi khá nhỏ và tròn, nhưng phần màu hồng ở góc mắt trong (nhú tuyến lệ) không lộ ra như người khác. Tôi nghe nói có phương pháp phẫu thuật có thể làm cho nó lộ ra, đó là kỹ thuật nào và liệu phẫu thuật xong mắt tôi có rộng và to hơn được chút nào không?
- 2 trả lời
- 3853 lượt xem
Cách đây 6 tuần tôi đã phẫu thuật tạo mắt hai mí và cũng mở góc mắt trong theo đề nghị của bác sĩ. Tuy nhiên đến giờ hai mắt tôi rất khác nhau, mắt trái có thể nói là kết quả hoàn hảo, nhưng mắt phải lại có một vết sẹo lớn ở góc trong, có vẻ như bác sĩ khâu góc này hơi căng vì vết sẹo cảm giác rất căng, nó cũng làm xuất hiện một nếp gấp da ở đó. Ngoài ra vết sẹo bên mắt phải cũng dài hơn bên mắt trái. Tôi đã nói chuyện với bác sĩ nhưng ông ấy nói nếp gấp da đó sẽ biến mất khi vết sẹo mềm và phẳng ra.
Đôi mắt vốn được mệnh danh là cửa sổ tâm hồn, nơi gói trọn những xúc cảm trong tâm hồn cô gái.
Cắt mí được đánh giá là một giải pháp nhanh chóng tiện lợi để vừa giúp khắc phục các khiếm khuyết trên đôi mắt vừa tạo đôi mắt to đẹp, thẩm mỹ hơn.
Mở khóe mắt hay mở góc mắt trong vốn là một hình thức thẩm mỹ khá phổ biến ngày nay giúp khắc phục triệt để tình trạng mắt nhỏ - đặc điểm phổ biến của nhiều người Châu Á.
Tái phẫu thuật chỉnh sửa cắt mí hỏng là điều chẳng ai mong muốn gặp phải, nhưng vì ngay từ đầu bệnh nhân không may thực hiện ở các cơ sở thẩm mỹ không uy tín, bác sĩ thực hiện tay nghề, chuyên môn kém mà không tránh khỏi tình trạng biến dạng mí mắt.
Mở góc mắt trong nếu được thực hiện bởi một bác sĩ có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm thì thường là một quy trình an toàn với tỉ lệ thành công rất cao. Tuy nhiên giống như bất kỳ thủ thuật phẫu thuật nào, cũng có những rủi ro và biến chứng có thể xảy ra.
- 9 trả lời
- 2132 lượt xem
Tôi nghe nói là phương pháp cắt mí có thể được thực hiện chỉ với thuốc gây tê tại chỗ nên bệnh nhân sẽ vẫn trong trạng thái tỉnh táo. Điều này có đúng không?
- 8 trả lời
- 4330 lượt xem
Khi nào thì tôi có thể bắt đầu đeo kính áp tròng trở lại sau khi cắt mí trên và dưới?
- 2 trả lời
- 2499 lượt xem
Chào bác sĩ, tôi đã phẫu thuật tạo mắt hai mí với đường rạch một phần kết hợp mở góc mắt trong. Nhưng bây giờ tôi hối hận lắm, cảm giác hai bên mắt quá gần nhau, có vẻ như họ đã cắt da ở góc mắt trong bên trái nhiều hơn bên phải, bác sĩ có thấy vậy không? Khoảng cách từ góc mắt bên trái đến mũi ít hơn so với khoảng cách từ góc mắt bên phải đến mũi. Tôi cũng đã làm phẫu thuật nâng sống mũi Hôm nay là ngày thứ 14 sau phẫu thuật mắt, liệu có cách nào để lấy lại góc mắt cũ trước kia không, liệu sau khi giảm sưng trông mắt có đẹp và tự nhiên hơn không?
- 2 trả lời
- 2017 lượt xem
Gần 3 tháng trước tôi đã phẫu thuật cắt mí. Lúc đó tôi chỉ muốn tạo mắt hai mí thôi, nhưng bác sĩ lại đề nghị cả mở góc mắt trong nữa nên tôi nghe theo ông ấy. Bây giờ tôi thấy rất hối hận khi đã cắt đi nếp rẻ quạt của mình vì nó khiến hai mắt của tôi sắc hơn nhiều, trong khi vốn ban đầu mắt tôi cũng đã sắc rồi. Khoảng cách giữa hai góc mắt bây giờ cũng rất gần, điều này làm tôi stress vô cùng. Bây giờ tôi chỉ muốn chỉnh sửa để góc mắt như trước đây, liệu có được không?
- 2 trả lời
- 1086 lượt xem
Tôi rất lo vì mắt khô mãi không khỏi, nước mắt thì chảy ra rất ít ngay cả sau khi đã phẫu thuật được nhiều tháng. Nhưng bác sĩ lại bảo không thể xác định được nguyên nhân là gì. Liệu tôi có cần đi khám bác sĩ nhãn khoa không?