Điểm danh các phương pháp nhấn mí phổ biến trong thẩm mỹ mắt
Nhưng không phải ai sinh ra cũng may mắn được sở hữu đôi mắt hai mí long lanh biết nói, biết cười. Nhờ có công nghệ thẩm mỹ tiên tiến hiện nay, mà các cô gái thanh xuân, hay phụ nữ trung niên, và cả những quý bà có khá nhiều lựa chọn làm đẹp cho mình như cắt mí hay nhẹ nhàng hơn một chút là bấm mí/nhấn mí. Vậy bấm mí là gì? Có an toàn và duy trì kết quả lâu dài không?
So với phẫu thuật cắt mí, nhấn mí là một thủ thuật đơn giản, nhẹ nhàng tác động lên lớp da mí trên mà không can thiệp xâm lấn, không bóc tách hay gây chảy máu. Ngoài ra mi mắt trên không có mạch máu lớn nên sẽ không đáng lo ngại về nguy cơ chảy máu. Tuy nhiên, cho dù thế nào bác sĩ thực hiện cũng cần hết sức cẩn thận, tỉ mỉ vì dù là can thiệp y tế tối thiểu nhất cũng có thể gây nguy cơ biến chứng, ảnh hưởng đến kết quả thẩm mỹ hoặc chức năng thị giác. Do đó trước khi thực hiện bệnh nhân cần tìm hiểu kỹ bác sĩ cũng như cơ sở để tránh những nguy cơ đáng tiếc có thể xảy ra.
Những đối tượng phù hợp với kỹ thuật nhấn mí
- Nam hoặc nữ giới không có nếp mí hay mắt một mí, mí lót.
- Bị sụp mí nhưng có rất ít hoặc không có da và mỡ thừa
Các kỹ thuật nhấn mí
Nhấn mí là phương pháp tạo mắt hai mí có nhiều kỹ thuật, tuy nhiên có 3 kỹ thuật phổ biến thường được áp dụng hơn cả đó là nhấn mí bằng phương pháp nhấn mí luồn chỉ đơn thuần, nhấn mí luồn chỉ kết hợp rạch da và nhấn mí luồn chỉ đa điểm.
Nhấn mí bằng luồn chỉ đơn thuần
Đây là kỹ thuật bác sĩ chỉ dùng kim và chỉ thẩm mỹ để luồn qua các điểm nhấn đã được đánh dấu sẵn, dựa vào sợi chỉ để tạo chuỗi liên kết giữa cân cơ nâng mi và da mi trên, tạo nếp gấp mí. Vì thao tác đơn giản, can thiệp tối thiểu nên rút ngắn đáng kể thời gian sưng nề cũng như hồi phục sau đó. Đây cũng chính là ưu điểm lớn nhất của kỹ thuật này.
Tuy nhiên nó cũng tồn tại một số nhược điểm mà bệnh nhân cần cân nhắc kỹ trước khi quyết định lựa chọn. Thứ nhất là mặc dù đơn giản nhưng đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải là người có chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm, hiểu rõ đặc điểm giải phẫu vùng mắt để tránh các rủi ro biến chứng. Ngoài ra, việc luồn chỉ ngầm sẽ có nguy cơ cao gây tuột hoặc mất nếp mí, …Bênh cạnh đó, với kỹ thuật này bác sĩ cũng không thể lấy được túi mỡ thừa ở mí mắt trên.
Nhấn mí luồn chỉ kết hợp rạch da
Với kỹ thuật này, bác sĩ sẽ rạch 3 - 5 đường nhỏ cách nhau ở mí trên, qua đó có thể bóc tách một phần mỡ thừa, rồi luồn chỉ sâu hơn vào sụn mi để tạo chuỗi liên kết với da mí. Do phần sụn mi vững chắc nên với kỹ thuật này nếp mí có thể giữ được lâu hơn, từ 5 đến 10 năm.
Thời gian hồi phục với phương pháp này sẽ lâu hơn nhấn mí Hàn quốc vài ngày, nhưng sau khoảng 1 tuần vùng mí sẽ giảm sưng đáng kể và dần về hình dáng mí tự nhiên.
Nhấn mí luồn chỉ đa điểm
Với kỹ thuật này, bác sĩ cũng rạch và tiến hành luồn chỉ tạo sự liên kết giữa sụn mi và da mí như phương pháp thứ 2 ở trên, nhưng thay vì chỉ rạch 3-5 đường tạo điểm liên kết ở đầu, đỉnh và đuôi mắt, bác sĩ sẽ rạch và tạo từ 12 đến 15 điểm. Nhờ đó nếp mí mắt sẽ chắc chắn hơn và kết quả có thể duy trì rất lâu.
Sau khi thực hiện bệnh nhân có thể nhận thấy nếp mí đều, sắc nét ngay. So với kỹ thuật cắt mí thì nhấn mí đa điểm vẫn không can thiệp tác động quá sâu vào vùng mí mắt, tuy nhiên vẫn đủ để tạo mí đôi rõ nét, tự nhiên sau đó.
Như vậy, không chỉ áp dụng đơn thuần một phương pháp nhấn mí, có rất nhiều kỹ thuật đang được các bác sĩ áp dụng một cách đa dạng, đáp ứng nhu cầu của từng bệnh nhân. Do đó, sau thăm khám, tùy tình trạng mà bệnh nhân có thể yên tâm lựa chọn cho mình một phương pháp phù hợp, mà không cần lo lắng chỉ giới hạn ở một kỹ thuật bấm mí duy nhất khiến mình bị can thiệp quá nhiều hay quá ít.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Tâm
Có 3 kỹ thuật cắt mắt 2 mí hiện nay là bấm mí, cắt mí một phần và cắt mí toàn phần
“Uống nhầm một ánh mắt, cơn say theo cả đời”, quả thực sức hút đặc biệt của đôi mắt từ lâu đã đi vào cả trong những vần thơ như thế.
Quầng thâm là vùng da sậm màu ở dưới lông mi dưới, có thể có màu tím, xanh, nâu hay nâu sẫm tùy thuộc vào màu da từng người.
Không chỉ có cắt mí, bấm mí hay nhấn mí mới mang đến cho khách hàng đôi mắt to đẹp, và không phải ai cũng phù hợp với những kỹ thuật này.
Sụp mí mắt không phải là hiện tượng hiếm gặp, nó khiến mí mắt bị sụp xuống che đi một phần hoặc toàn bộ đồng tử.
- 6 trả lời
- 1534 lượt xem
Tôi 46 tuổi và có các nếp nhăn sâu trên trán cả khi mặt ở trạng thái bình thường. Tôi đã đi đến hai bệnh viện thẩm mỹ. Một chỗ đề xuất tiêm Botox nhưng còn chỗ thứ hai thì nói là tôi cần phẫu thuật tạo hình mí mắt chứ không nên tiêm Botox vì nếu tiêm sẽ khiến cho mí mắt tôi bị xệ. Điều đó có đúng không?
- 1 trả lời
- 38 lượt xem
Em nge bạn em nói là cắt mí mắt về sưng lâu lắm, và rất lâu để mí gom tự nhiên. Vậy nhấn mí mắt thì có đỡ hơn không, mắt có bị sưng hay không?
- 8 trả lời
- 1424 lượt xem
Tôi 60 tuổi và muốn loại bỏ bọng mắt. Tôi có da trắng và rất dễ bị sẹo nên hơi lo ngại nếu phải phẫu thuật. Vậy thì tôi nên chọn phương pháp nào?
- 6 trả lời
- 2143 lượt xem
Tôi bắt đầu có bọng mắt vào năm ngoái. Không phải chỉ bị sưng vào buổi sáng mà lúc nào cũng như vậy. Tôi chườm lạnh cho vùng mắt vào mỗi buổi sáng trong 30 phút và thử dùng nhiều loại kem mắt nhưng không có hiệu quả. Mẹ tôi cũng bị tình trạng này. Phương pháp phẫu thuật mí mắt có phải giải pháp phù hợp với tôi không? Nếu có thì tôi chỉ cần phẫu thuật không thôi hay phải làm săn chắc da nữa?