Bệnh nhân có tỉnh táo trong khi cắt mí không?
Quy trình phẫu thuật tạo hình mí mắt được thực hiện dưới phương pháp gây tê/gây mê mà bệnh nhân mong muốn. Các lựa chọn gây tê/gây mê gồm có: gây tê tại chỗ, gây tê tại chỗ kết hợp với thuốc an thần dạng uống hoặc gây mê tĩnh mạch (tiền mê).
Với phương pháp thứ ba thì bệnh nhân sẽ được truyền thuốc mê qua đường tĩnh mạch cho đến khi chìm vào giấc ngủ nhưng vẫn có thể tự thở được bình thường. Khi thực hiện theo cách này, bạn sẽ không còn nhận thức trong suốt quá trình phẫu thuật, có nghĩa là không nghe, không thấy hoặc cảm nhận được bất cứ điều gì đang diễn ra.
Còn với phương pháp gây tê tại chỗ hoặc gây tê tại chỗ kết hợp thuốc an thần thì bạn sẽ vẫn trong trạng thái tỉnh táo và nhận thức được tất cả những gì đang diễn ra. Thuốc an thần sẽ giúp bạn thư giãn nhưng không gây buồn ngủ.
Nhiều người thích gây tê tại chỗ vì phương pháp này rất đơn giản, không cần thời gian chờ tỉnh lại. Tuy nhiên, nếu uống thêm thuốc an thần thì bạn sẽ có cảm giác hơi chếnh choáng trong vài giờ đầu sau phẫu thuật. Phương pháp này cũng ít tốn kém hơn, không cần đến bác sĩ gây mê và giúp tránh được mọi rủi ro của phương pháp gây mê. Sau khi phẫu thuật xong bạn có thể về nhà luôn và cũng không cần người khác chăm sóc. Tuy nhiên, phương pháp gây tê tại chỗ lại có một nhược điểm là bạn sẽ bị đau mất vài giây khi bác sĩ tiêm thuốc và có thể sẽ vẫn bị căng thẳng trong khi ca phẫu thuật diễn ra.
Do đó, những người sợ đau hoặc thường hay căng thẳng, sợ hãi thì nên chọn phương pháp gây mê tĩnh mạch (tiền mê). Với phương pháp này thì sau khi phẫu thuật, bệnh nhân sẽ cần ở lại ít nhất một tiếng để chờ phục hồi và sau đó khi về phải có người khác đi cùng.
Tuy nhiên, nếu cần khắc phục tình trạng sụp mí mắt trên thì bắt buộc phải để bệnh nhân tỉnh táo vì trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ phải điều chỉnh cơ mở mắt và bệnh nhân phải nhắm, mở mắt theo hướng dẫn của bác sĩ để có thể chỉnh sửa một cách chính xác nhất.
Khác với cắt mí trên, cắt mí dưới thường phức tạp hơn và đa số mọi người đều cần đến phương pháp gây mê tĩnh mạch.
Phương pháp cắt mí cần được thực hiện với một trong ba hình thức gây mê/gây tê là gây tê tại chỗ, gây mê tĩnh mạch và gây mê toàn thân.
Gây tê tại chỗ là phương pháp mà bác sĩ sẽ tiêm thuốc gây tê vào vị trí sẽ được phẫu thuật và bạn sẽ vẫn tỉnh táo trong suốt quá trình tiếp theo. Đối với hầu hết tất cả các ca cắt mí trên thì thường chỉ cần gây tê tại chỗ hoặc sử dụng thêm thuốc an thần dạng uống. Bằng cách này, bệnh nhân thường hồi phục rất nhanh và có thể về nhà sau chưa đầy 30 phút từ lúc phẫu thuật xong.
Gây mê tĩnh mạch là phương pháp cần được thực hiện bởi bác sĩ gây mê, trong đó bệnh nhân sẽ được truyền một số loại thuốc và ngủ trong suốt ca phẫu thuật. Phương pháp này thường được sử dụng cho các trường hợp cắt mí dưới để đảm bảo sự thoải mái. Với phương pháp này thì bệnh nhân cũng có thể hồi phục nhanh chóng và về nhà sau khi phẫu thuật xong khoảng 30 phút nhưng cần có người đi kèm.
Gây mê toàn thân có nghĩa là bệnh nhân sẽ hoàn toàn bất tỉnh, được đặt ống thở và quá trình hồi phục sẽ lâu hơn (thường mất ít nhất 4 - 6 tiếng). Đối với phương pháp phẫu thuật tạo hình mí mắt thì thường không cần phải gây mê toàn thân trừ khi còn kết hợp thêm với các phương pháp khác như căng da mặt hay căng da cổ.
Việc lựa chọn phương pháp gây tê/gây mê sẽ khác nhau ở mỗi trường hợp vì còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và bệnh sử của mỗi người.
Cả hai phương pháp tạo hình mí trên và mí dưới đều có thể được thực hiện khi bệnh nhân còn tỉnh táo hoặc được gây mê tùy thuộc vào lựa chọn của mỗi người. Nếu bạn không muốn bị gây mê vì có thể lựa chọn tiêm thuốc gây tê tại chỗ kết hợp với kem bôi gây tê và uống thuốc an thần là đủ để giảm đau và thư giãn trong khi bác sĩ tiến hành phẫu thuật. Đây là cách được lựa chọn rất phổ biến. Mặt khác, nếu cảm thấy quá lo lắng thì có thể chọn cách gây mê tĩnh mạch dưới sự theo dõi của bác sĩ gây mê. Phương pháp này cũng giống như phương pháp gây mê được sử dụng để tiến hành nội soi. Trong một số trường hợp mà bệnh nhân mắc phải các vấn đề về sức khỏe như hen suyễn, trào ngược hoặc béo phì thì gây mê toàn thân có thể là phương pháp an toàn hơn.
Tốt nhất là nên phẫu thuật tạo hình mí mắt dưới phương pháp gây mê toàn thân. Mặc dù nếu gây mê thì bạn sẽ hoàn toàn mất ý thức nhưng quy trình cắt bỏ các túi mỡ ở cả mí mắt trên và dưới đều sẽ gây đau đớn nên gây mê toàn thân sẽ cách thoải mái nhất. Quá trình gây mê phải được thực hiện và theo dõi bởi một bác sĩ chuyên khoa gây mê có chứng nhận để đảm bảo an toàn. Đôi khi, nếu bệnh nhân chỉ cần cắt bỏ da thừa ở mí mắt trên thì có thể gây tê tại chỗ là đủ.
Quy trình phẫu thuật tạo hình mí mắt có thể được thực hiện theo một trong bốn cách gây tê/gây mê. Cách thứ nhất là chỉ gây tê tại chỗ. Cách này thường chỉ được khuyến khích cho các ca cắt mí trên đơn giản. Cách thứ hai là gây tê tại chỗ đồng thời bệnh nhân được cho uống thêm thuốc an thần. Cũng giống như gây tê tại chỗ, cách này chỉ phù hợp cho các trường hợp đơn giản. Cách thứ ba là kết hợp gây tê tại chỗ với phương pháp an thần tỉnh. Với phương pháp này thì bạn sẽ vẫn gần như còn tỉnh nhưng sẽ không hoàn toàn nhận thức được những gì đang được thực hiện. Và cuối cùng là gây mê toàn thân, thường được hỗ trợ thêm bằng cách tiêm thuốc gây tê tại chỗ. Với lựa chọn này, bạn sẽ hoàn toàn bất tỉnh và không biết gì về toàn bộ ca phẫu thuật nữa.
Nói chung, đa phần các ca cắt mí đều được thực hiện với phương pháp gây tê tại chỗ (tiêm thuốc gây tê) và an thần tỉnh. Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể lựa chọn dùng thêm thuốc an thần dạng uống hoặc gây mê tĩnh mạch. Khi gây tê tại chỗ thì bệnh nhân sẽ vẫn trong trạng thái tỉnh táo còn với phương pháp an thần tỉnh thì mặc dù bệnh nhân sẽ không bị bất tỉnh và không cần dùng ống thở như gây mê toàn thân nhưng cũng không nhận thức được hoàn toàn quy trình phẫu thuật. Tuy nhiên, sau khi phẫu thuật xong thì có thể tỉnh lại nhanh chóng và chỉ cần một thời gian ngắn là có thể hồi phục và đi về nhà.
Với phương pháp cắt mí thì bác sĩ sẽ có thể thực hiện chính xác và kiểm soát tốt hơn nếu như chỉ gây tê tại chỗ. Điều này cho phép bệnh nhân vẫn có thể thực hiện được các yêu cầu của bác sĩ ví dụ như mở hay nhắm mắt. Bác sĩ sẽ có thể theo dõi ca phẫu thuật và điều chỉnh dựa trên sự di chuyển của mí mắt. Bằng cách này thì kết quả sẽ chính xác hơn nhiều so với khi phẫu thuật dưới phương pháp gây mê toàn thân. Nếu bạn lo lắng về việc bị đau thì cứ yên tâm là ngay cả khi chỉ gây tê tại chỗ thì quy trình phẫu thuật này vẫn là khá thoải mái. Tất nhiên, nếu quá căng thẳng thì vẫn có thể chọn cách gây mê tĩnh mạch và bạn sẽ không còn nhớ gì về ca phẫu thuật mình vừa trải qua.
Quá trình cắt mí trên thường được thực hiện dưới cả phương pháp gây tê tại chỗ (thường là bằng thuốc Xanax hoặc Valium) và gây mê tĩnh mạch (đối với những người quá sợ hãi).
Tại bệnh viện của chúng tôi, 90% các ca chỉ cắt mí trên đều được thực hiện dưới phương pháp gây tê tại chỗ. Hầu hết mọi người đều chọn phương pháp này vì không phải mất thêm phí gây mê và cũng giảm bớt được độ phức tạp cũng như rủi ro.
Cắt mí dưới thì lại khác với mí mắt trên ở chỗ là khi cắt mí trên thì bác sĩ sẽ thực hiện khi bệnh nhân nhắm mắt còn quá trình phẫu thuật mí dưới lại được thực hiện khi bệnh nhân mở mắt, và nhiều người cảm thấy sợ khi cứ phải mở mắt trong suốt ca mổ. Do đó, hơn 95% các ca phẫu thuật mí dưới được thực hiện dưới phương pháp gây mê nhưng không cần gây mê toàn thân mà chỉ cần gây mê tĩnh mạch là đủ.
Hoàn toàn có thể cắt mí trên mà chỉ gây tê tại chỗ vì quy trình này đơn giản và bệnh nhân cũng tương đối thoải mái.
Nhưng với mí mắt dưới thì khác. Ngay cả khi chỉ cắt bỏ da thừa ở mí mắt thì cũng khó mà thực hiện được với phương pháp gây tê tại chỗ. Nếu như phải loại bỏ cả mỡ dưới mắt nữa thì càng cần phải gây mê vì mí mắt dưới quá nhạy cảm.
Hơn nữa, nếu như bệnh nhân căng thẳng thì sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến ca phẫu thuật. Do đó, để có kết quả tốt nhất thì bạn nên lựa chọn phương pháp gây mê tĩnh mạch khi cắt mí dưới.
Làm sao khắc phục được tình trạng mí dưới bị nhăn nặng?
Tôi từng bị dị ứng nặng do tiêm filler vào má. Sau tiêm khuôn mặt tôi sưng tấy và đau đớn trong suốt hơn 1 năm. Bây giờ may mắn mọi thứ đã ổn, nhưng má tôi bị hõm, mất thể tích mô, dưới mắt có bọng và nhiều nếp nhăn khi cười. Có giải pháp vĩnh viễn nào cho mắt tôi không? Tôi có cần cắt bỏ một chút da hay tăng thể tích mô không? Nên cắt mí dưới, tái tạo bề mặt da bằng laser hay cấy mỡ?
- 4 trả lời
- 1096 lượt xem
Làm thế nào để khắc phục tình trạng mắt trũng sâu?
Mắt của tôi bị trũng nên dù mới 20 tuổi mà tôi trông như đã 40. Tôi rất buồn vì vấn đề này. Tôi đã thử tất cả các cách có thể thực hiện tại nhà, ngủ đủ 7.5 đến 8 tiếng và uống nhiều nước nhưng vẫn không thấy có hiệu quả. Tôi nghĩ vấn đề này có thể là do di truyền. Vậy tôi cần làm gì để cải thiện vấn đề này?
- 8 trả lời
- 11314 lượt xem
Nguyên nhân gây bọng mắt là gì?
Tôi 47 tuổi và có bọng dưới mắt. Nguyên nhân của vấn đề này là gì? Có phải do vấn đề nào về sức khỏe không?
- 8 trả lời
- 1481 lượt xem
Có cách nào để thay đổi hình dạng của mắt, tạo đôi mắt hình hạnh nhân được không?
Tôi được biết là phương pháp tạo hình mí mắt có thể thay đổi hình dạng của mắt nhưng chỉ được một mức độ nhất định (ví dụ như làm cho mắt tròn hơn và to hơn) nhưng tôi muốn có đôi mắt hình hạnh nhân thì cần lựa chọn phương pháp nào?
- 9 trả lời
- 3664 lượt xem
Da nhăn nheo và mắt trũng sâu sau khi cắt mí dưới
Tôi 62 tuổi và đã từng cắt mí dưới hơn 10 năm trước. Bây giờ, vùng dưới mắt tôi bị trũng và da còn bị nhăn nheo. Tôi cần làm gì để khắc phục những vấn đề này?
- 8 trả lời
- 6289 lượt xem
Quầng thâm là vùng da sậm màu ở dưới lông mi dưới, có thể có màu tím, xanh, nâu hay nâu sẫm tùy thuộc vào màu da từng người.
Đôi mắt vốn được mệnh danh là cửa sổ tâm hồn, nơi gói trọn những xúc cảm trong tâm hồn cô gái.
Mắt trợn là vấn đề thường gặp sau cắt mí, biến chứng này có thể tự hết hoặc cần phẫu thuật chỉnh sửa
Chúng ta hẳn đã quá quen với các trường hợp mắt một mí hay hai mí, nhưng có lẽ vẫn còn cảm thấy lạ lẫm trước những đôi mắt 3 mí hay nhiều mí.
Sở hữu cặp mắt lồi chắc hẳn sẽ làm giảm đi phần nào nét thẩm mỹ trên khuôn mặt bạn cũng như khiến bạn mất tự tin hơn trước đám đông.