Khi nào có thể đeo lại kính áp tròng sau khi cắt mí?
Thời gian cần ngừng đeo kính áp tròng còn phụ thuộc vào loại cắt mí đã được thực hiện. Nếu như là cắt mí trên thì thường một tuần là đủ để vết mổ lành lại và có thể tiếp tục đeo kính áp tròng.
Đối với phương pháp cắt mí dưới thì sẽ phức tạp hơn. Phương pháp này có thể được thực hiện theo hai cách. Cách thứ nhất là qua đường rạch bên trong mí mắt (hay còn gọi là đường rạch kết mạc). Với cách này thì thường cần để mắt nghỉ trong hai tuần là có thể đeo kính áp tròng lại. Còn với cách thứ hai là tạo đường rạch bên ngoài da thì thời gian ngừng đeo kính áp tròng sẽ ngắn hơn.
Tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ phẫu thuật của mình.
Đối với cắt mí trên thì tốt nhất là nên dừng đeo kính áp tròng 1 tuần còn với cắt mí dưới thì nên tạm ngừng đeo trong 2 tuần. Sau khi cắt mí, sự tiết nước mắt thường sẽ bị gián đoạn và mắt có thể bị khô và mỏi trong vài tuần đầu. Ngoài ra, việc kéo mắt ra để đặt kính áp tròng vào có thể sẽ làm tổn thương đến giác mạc và vết khâu. Sau khi có thể đeo lại, tốt nhất bạn chỉ nên đeo trong thời gian ngắn, sau đó tháo ra và thay bằng kính có gọng.
Tôi thường để bệnh nhân đeo thử kính áp tròng mềm ngay sau 6 - 7 ngày từ lúc phẫu thuật. Còn với kính áp tròng cứng thấm khí thì cần chờ lâu hơn, trừ khi có thể tháo kính ra mà không giật mạnh khóe mắt. Không nên đeo lại quá sớm vì trong thời gian đầu, mí mắt sẽ vẫn có cảm giác tê và nhạy cảm. Tốt nhất là trước khi phẫu thuật bạn nên đi cắt kính có gọng và mua kính râm để mắt có thời gian hồi phục hoàn toàn trước khi đeo kính áp tròng trở lại.
Điều này còn phụ thuộc vào quy trình phẫu thuật cụ thể mà bạn đã trải qua. Nhìn chung thì bệnh nhân nên chờ khoảng hai tuần rồi mới đeo kính áp tròng lại sau khi phẫu thuật để vết mổ có thời gian lành lại và không còn cảm giác khó chịu. Nếu đeo quá sớm thì bạn sẽ thấy rất khó chịu do phải vạch mí mắt ra để đặt kính áp tròng vào.
Bạn có thể đeo kính áp tròng lại sau khi cắt mí trên sau 1 tuần nhưng cần chờ 2 tuần sau khi cắt mí dưới. Lý do là bởi trong khoảng thời gian này, chức năng tiết nước mắt bình thường sẽ bị gián đoạn. Điều này thường sẽ tự cải thiện chỉ trong vòng một vài ngày sau khi cắt mí trên nhưng có thể sẽ mất nhiều thời gian hơn sau cắt mí dưới. Nếu quy trình cắt mí dưới được thực hiện qua đường rạch ngoài da mà bạn đeo kính áp tròng quá sớm thì vết khâu có thể sẽ bị rách ra. Ngoài ra, khi mới đeo kính trở lại mà gặp bất kỳ vấn đề nào hay thấy khó chịu thì phải tháo ra ngay.
Bệnh nhân cần ngừng đeo kính áp tròng một tuần sau khi cắt mí trên và 4 tuần sau khi cắt mí dưới. Vì không cần kéo mí mắt trên ra mỗi lần đặt kính áp tròng nên nếu chỉ cắt mí trên thì có thể đeo lại sớm hơn nhiều so với khi phẫu thuật mí dưới hoặc cả hai mí. Khi đeo lại, bạn cần sử dụng thuốc bôi trơn vì mắt thường sẽ vẫn bị khô sau khi phẫu thuật (cả trên và dưới). Nếu như có thể thì tốt nhất nên dùng kính có gọng để mắt có thời gian nghỉ ngơi lâu hơn.
Bệnh nhân có thể sử dụng kính áp tròng trở lại sau 48 tiếng nếu chỉ cắt mí trên. Nhưng nếu cắt mí dưới, dù là đường rạch ngoài da hay đường rạch trong mí mắt, thì cũng phải chờ đủ 7 ngày để mí lành lại.
Khoảng thời gian này là để đảm bảo rằng không có bất kỳ biến chứng bất thường nào phát sinh. Nếu như xảy ra hiện tượng viêm hay phù kết mạc thì sẽ cần ngừng đeo kính áp tròng trong thời gian lâu hơn.
Mắt của bạn sẽ bị khô hơn bình thường sau khi phẫu thuật tạo hình mí mắt, điều này làm cho việc đeo kính áp tròng trở nên khó chịu và còn gây tổn thương cho giác mạc. Ngoài ra, việc kéo mí mắt ra để đặt kính sẽ ảnh hưởng đến quá trình lành lại của vết thương. Vì những lý do này, bạn nên đợi 2 tuần sau khi cắt mí trên rồi mới đeo kính áp tròng lại. Còn nếu cắt mí dưới qua đường rạch kết mạc thì cần đợi 3 tuần để tránh làm kích ứng vết mổ.