NGUYÊN NHÂN KHIẾN BẠN BỊ ĐAU RĂNG KHÔN
Răng khôn là chiếc răng mọc lên sau cùng trên cung hàm, nó xuất hiện khi chúng ra đã trưởng thành và còn được gọi là răng số 8. Số lượng răng khôn của mỗi người không giống nhau và thời gian mọc lên cũng khác nhau. Đây là răng “thừa thãi”, không có chức năng ăn nhai, nhưng lại đem theo vô vàn phiền toái khi chúng xuất hiện, đặc biệt những cơn đau nhức.
Đau răng khôn thường bắt đầu từ những nguyên nhân cơ bản nhất là:
Đau răng khôn khi mới mọc
Răng khôn trong quá trình mọc cần đâm xuyên qua nướu, vì thế mà người mọc răng khôn thường bị đau dữ dội trong suốt quá trình này. Răng khôn là răng hàm trong cùng, do diện tích hàm răng của chúng ta thường không đủ chỗ cho răng khôn mọc bình thường nên răng này dễ xô lấn, chèn ép vào các răng bên cạnh. Vì thế mà đau răng khôn thường nghiêm trọng hơn nhiều so với khi mọc các răng khác, nhiều khi kéo dài nhiều ngày khiến người bệnh không thể ngủ hay ăn uống được.
Đau răng khôn do bị sâu
Răng khôn mọc trong cùng của hàm, nên việc vệ sinh vô cùng khó khăn, bởi vậy rất dễ dẫn đến tình trạng sâu răng, viêm lợi… Răng khôn sâu gây ra những cơn đau nhức nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến răng cối hoặc các răng xung quanh. Răng khôn bị sâu sẽ có các dấu hiệu như: Trên răng xuất hiện những lỗ sâu có kích thước nhỏ hoặc lớn, màu nâu, đen hoặc ố vàng, răng bị đau nhức khó chịu, cơn đau tăng khi ăn đồ ăn quá nóng, quá lạnh hoặc thức ăn ngọt…
Khi bị đau răng khôn, tùy theo nguyên nhân, mức độ, phương pháp điều trị sẽ khác nhau. Nếu răng mọc thẳng hoặc đang mọc với hướng thẳng, không bị mọc lệch hay chen vào các răng khác thì có thể bảo tồn răng, bệnh nhân được hướng dẫn chăm sóc răng và giảm đau tạm thời. Còn nếu răng khôn bị sâu, mọc lệch gây ảnh hưởng đến các răng khác và hàm răng thì nha sĩ thường tư vấn nhổ bỏ do răng này không có chức năng ăn nhai.
Cơn đau răng khôn thường nghiêm trọng và kéo dài, ảnh hưởng không nhỏ cho sinh hoạt hàng ngày của bạn, do vậy hãy sớm đến nha khoa để thăm khám và điều trị nhé!
Xem thêm nhổ răng
Nguyên nhân khiến mạch máu nổi rõ ở mí mắt?
Nguyên nhân nào khiến cho các đường mạch máu nổi rõ ở mí mắt trên? Là do căng thẳng, khóc nhiều hay nhiệt độ cơ thể cao? Gần đầy tôi bị căng thẳng trong 1, 2 hôm và đã khóc khoảng 3 - 4 lần. Liệu chúng có tự biến mất không? Và nếu có thì mất bao lâu?
Nguyên nhân khiến cằm bị lẹm
Cằm tôi bị lẹm và nó khiến tôi rất mất tự tin. Tại sao tôi lại bị như thế? Có phải do bẩm sinh không hay do ít nói chuyện nên cằm kém phát triển?
Nguyên nhân khiến vết mổ đặt túi độn mông không thể lành lại?
Chào bác sĩ, vết mổ không thể lành đẹp lại có phải là do túi độn quá to so với khoang chứa trong cơ hay là do vấn đề nào khác? Các nguyên nhân khiến chúng không lành lại và có thể bị hở trong quá trình hồi phục là gì.
Răng khôn có ảnh hưởng gì đến kích thước cơ cắn góc hàm và khiến đường viền hàm rộng hơn không?
Chào bác sĩ tôi muốn có đường viền hàm thon gọn, rõ nét hơn. Tôi 23 tuổi nhưng vẫn có răng khôn, thi thoảng gây khó chịu nhưng nhìn chung không có vấn đề gì lớn. Vài ngày trước tôi cũng đã tiêm botox gọn hàm. Nhưng không biết liệu răng khôn không được nhổ đi có khiến mặt trở nên tròn hơn không?
Nguyên nhân làm ngực teo nhỏ đi?
Khi là thiếu niên, kích cỡ vú của tôi là 32B, là vận động viên thể thao và cơ thể rất ít mỡ. Tôi bây giờ 30 tuổi, giảm 13 cân trong những năm qua và gần như quay lại trọng lượng thời thanh thiếu niên của mình với cỡ ngực bây giờ chỉ là A cup. Tuy nhiên, cơ thể tôi hiện tại lượng mỡ lại nhiều hơn một chút so với thời thiếu niên, vì vậy tôi thấy có điều gì đó không hợp lý (lẽ ra lượng mỡ nhiều thì cỡ vú phải to). Nguyên nhân nào làm ngực tôi nhỏ đi, teo tóp lại?
Mặc dù triệu chứng phổ biến nhất của bệnh trứng cá đỏ là khuôn mặt đỏ và nổi những nốt mụn li ti, nhưng ngoài ra còn có một dạng bệnh trứng cá đỏ nữa với triệu chứng là mắt và mí mắt bị khô, đỏ. Đa số mọi người bị bệnh trứng cá đỏ đều không nhận ra hiện tượng này.
Tình trạng hóp má sau khi niềng răng khá phổ biến, nó có thể khiến gương mặt bạn trông trẻ trung hơn hoặc già nua hơn, tuy nhiên, không phải bất cứ ai cũng trải qua vấn đề này.
Mồ hôi vốn không có mùi nhưng vi khuẩn trên da, nội tiết tố, các hợp chất trong một số loại thực phẩm và các yếu tố khác – mà hầu hết đều vô hại - có thể khiến mồ hôi có mùi chua. Đôi khi, mùi chua của mồ hôi có thể là do vấn đề sức khỏe tiềm ẩn, chẳng hạn như bệnh tiểu đường hoặc bệnh thận.
Có rất nhiều nguyên nhân có thể khiến da đột nhiên trở nên nhạy cảm hoặc dị ứng với ánh nắng mặt trời. Một nguyên nhân phổ biến là do các sản phẩm bôi da. Đôi khi, nguyên nhân cũng có thể là do thuốc đường uống.
Mụn trứng cá ở người trưởng thành cũng là vấn đề phổ biến. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng da liễu này.