Nguyên Nhân Khiến Da Nhạy Cảm Với Ánh Nắng Hoặc Dị Ứng Ánh Nắng
Dị ứng ánh nắng làm tăng nguy cơ cháy nắng và tổn thương da do ánh nắng mặt trời.
Nhạy cảm với ánh nắng dẫn đến cháy nắng, tăng sắc tố da và tăng tốc độ lão hóa da. Vì vậy cần biết nguyên nhân khiến da nhạy cảm với ánh nắng để có biện pháp khắc phục.
Dị ứng ánh nắng là gì?
Dị ứng ánh nắng (photoallergy) là một dạng phản ứng da xảy ra khi một hóa chất bôi lên da tương tác với tia cực tím (UV) từ ánh nắng mặt trời. Đó là một dạng phản ứng dị ứng xảy ra từ từ theo thời gian và có liên quan đến hệ miễn dịch của cơ thể. Phản ứng của một số chất trên da (chẳng hạn như thuốc, sản phẩm chăm sóc da, mỹ phẩm trang điểm, nước hoa hoặc thành phần trong kem chống nắng) với tia UV có thể dẫn đến phản ứng dị ứng với ánh nắng.
Bức xạ tia cực tím có khả năng làm thay đổi cấu trúc hóa học của các chất này, biến chúng thành thứ mà hệ miễn dịch nhận định là gây hại và sau đó hệ miễn dịch sẽ bắt đầu tấn công. Quá trình này được gọi là quang hoạt (photoactivation). Một khi các chất quang hoạt này hình thành, chúng có thể liên kết với protein trong da và khiến hệ miễn dịch phản ứng. Phản ứng này có thể dẫn đến các triệu chứng như mẩn đỏ, ngứa và viêm ở những vùng da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Đôi khi, những triệu chứng này không xuất hiện ngay khi tiếp xúc với ánh nắng mà phải một đến hai ngày sau mới xuất hiện và có thể lan đến cả những khu vực không tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng. Do có sự tham gia của hệ miễn dịch nên một khi da bị dị ứng ánh nắng do một chất nào đó thì việc tiếp xúc với chất đó trong tương lai cũng sẽ gây ra phản ứng tương tự khi ra ngoài trời nắng.
Dấu hiệu da nhạy cảm với ánh nắng
Các triệu chứng nhạy cảm với ánh nắng xảy ra ở những vùng da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, gồm có:
- Đỏ
- Nổi mề đay
- Phồng rộp
- Da bong tróc
- Tăng sắc tố
Nếu da bị nhạy cảm với nắng do một sản phẩm bôi da thì những triệu chứng này chỉ xảy ra ở những vùng da tiếp xúc với cả sản phẩm đó và ánh nắng.
Những thành phần chăm sóc da có thể gây dị ứng ánh nắng
Một số thành phần chăm sóc da có thể khiến da có các triệu chứng dị ứng như mẩn đỏ, nổi mề đay khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Chúng được gọi là các chất gây dị ứng ánh nắng.
Bạn có thể sử dụng các chất gây dị ứng ánh nắng trên da mà không gặp bất kỳ vấn đề gì cho đến khi ra ngoài trời nắng. Một khi ra ngoài nắng, các chất này sẽ phản ứng với tia cực tím và dẫn đến các triệu chứng dị ứng.
Dưới đây là danh sách một số thành phần trong mỹ phẩm và sản phẩm chăm sóc da có thể gây dị ứng ánh nắng. Giống như các chất gây dị ứng thông thường, không phải ai dùng những thành phần này cũng bị dị ứng ánh nắng.
Thành phần trong kem chống nắng
- Avobenzone (Parsol)
- Benzophenone
- Benzophenone-3
- Benzophenone-4
- Ensulizole
- Octinoxate
- Octocrylene
Hương liệu
- Balsam of Peru (tinh dầu nhựa thơm Peru)
- Bergamot oil (tinh dầu cam bergamot)
- Citronellol
- Citrus aurantium dulcis extract (tinh dầu cam ngọt)
- Citrus nobilis peel oil (tinh dầu vỏ quýt)
- Coumarin
- Hydroxyisohexyl 3-cyclohexene carboxaldehyde
- Isoeugenol
- Musk ambrette
- Musk tibetene
- Nitromusk
Các loại dầu
- Dầu đậu phộng (arachis hypogaea/peanut oil)
- Dầu đậu phộng hydro hóa (hydrogenated peanut oil)
- Dầu cam bergamot
Nhiễm độc ánh nắng
Nhiễm độc ánh nắng, tương tự như dị ứng ánh nắng, là một dạng phản ứng da xảy ra khi một số chất trên da tương tác với bức xạ tia cực tím (UV). Tuy nhiên, cơ chế và triệu chứng của nhiễm độc ánh nắng khác với dị ứng ánh nắng. Nhiễm độc ánh nắng không phải do một phần của hệ miễn dịch, chẳng hạn như kháng thể IgE gây ra.
Nhiễm độc ánh nắng xảy ra khi một số hóa chất đã bôi lên da bị kích hoạt khi tiếp xúc với tia UV và gây tổn hại trực tiếp đến các tế bào da xung quanh.
Nhiễm độc ánh nắng có thể xảy ra ở bất kỳ ai tiếp xúc với chất gây phản ứng và đủ lượng tia UV, bất kể đã từng tiếp xúc với chất đó trước đây hay chưa.
Các triệu chứng của nhiễm độc ánh nắng thường xảy ra trong vòng vài giờ sau khi tiếp xúc với tia cực tím và gần giống với triệu chứng cháy nắng nghiêm trọng, gồm có mẩn đỏ, đau, sưng và phồng rộp ở những vùng da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Các triệu chứng của nhiễm độc ánh nắng thường chỉ giới hạn ở những khu vực tiếp xúc trực tiếp với nắng chứ không lan sang những khu vực khác.
Những loại thuốc có thể khiến da nhạy cảm với ánh nắng
Dưới đây là những loại thuốc đường uống có thể khiến da nhạy cảm với ánh nắng mặt trời và tăng nguy cơ cháy nắng.
Bạn cần hạn chế ra nắng, bôi kem chống nắng và che chắn kỹ cho da khi ra ngoài trời trong thời gian dùng các loại thuốc này.
Các loại thuốc dùng trong liệu pháp ánh sáng để điều trị bệnh vảy nến và bệnh bạch biến.
Những loại thuốc này có tác dụng làm tăng độ nhạy cảm của da với tia cực tím.
- methoxsalen
- psoralens
- trioxsalen
Thuốc trị mụn trứng cá
- accutane
- bactrim
- doxycycline
- isotretinoin
- tetracycline
- trimethoprim
Thuốc kháng sinh
- ciprofloxacin (Cipro)
- doxycycline
- levofloxacin
- ofloxacin
- tetracycline
- trimethoprim
Thuốc kháng nấm
Những loại thuốc kháng nấm dưới đây có thể khiến da dễ bị cháy nắng hơn:
- flucytosine
- griseofulvin
- voricanozole
Thuốc kháng histamin
- cetirizine
- diphenhydramine
- loratadine
- promethazine
- cyproheptadine
Thuốc điều trị cao huyết áp và bệnh tim mạch
- Thuốc ức chế ACE
- Amiodarone
- Thuốc chẹn kênh canxi
- Diltiazem
- Enalapril
- Nifedipine
- Quinidine
- Valsartan
Thuốc hạ cholesterol (statin)
- atorvastatin
- lovastatin
- pravastatin
- simvastatin
Thuốc điều trị tiểu đường
- glipizide (Glucotrol)
- glyburide
Thuốc lợi tiểu
- chlorothiazide
- chlorthalidone
- furosemide (Lasix)
- hydrochlorothiazide
- triamterene
Thuốc điều trị rối loạn tâm thần
- haloperidol
- olanzapine
- quetiapine
- risperidone
Thuốc chống trầm cảm
- amitriptyline
- doxepin
- imipramine
- nortriptyline
Liệu pháp hormone
- Estrogen
Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDS):
- celecoxib
- ibuprofen
- ketoprofen
- naproxen
- piroxicam
Nhóm thuốc sulfonamide
- acetazolamide
- sulfadiazine
- sulfamethizole
- sulfamethoxazole
- sulfapyridine
- sulfasalazine
- sulfasoxazole
Danh sách các loại thuốc khiến da nhạy cảm với nắng theo thứ tự bảng chữ cái
- Accutane
- ACE inhibitor (thuốc ức chế ACE)
- Acetazolamide
- Amiodarone
- Amitriptyline
- Atorvastatin
- Bactrim
- Calcium channel blocker (thuốc chẹn kênh canxi)
- Celecoxib
- Cetirizine
- Chlorothiazide
- Chlorthalidone
- Ciprofloxacin
- Cyproheptadine
- Diltiazem
- Diphenhydramine
- Doxepin
- Doxycycline
- Doxycycline
- Enalapril
- Estrogen
- Flucytosine
- Furosemide
- Glipizide
- Glyburide
- Griseofulvin
- Haloperidol
- Hydrochlorothiazide
- Ibuprofen
- Imipramine
- Isotretinoin
- Ketoprofen
- Levofloxacin
- Loratadine
- Lovastatin
- Methoxsalen
- Naproxen
- Nifedipine
- Nortriptyline
- Ofloxacin
- Olanzapine
- Piroxicam
- Pravastatin
- Promethazine
- Psoralens
- Quetiapine
- Quinidine
- Risperidone
- Simvastatin
- Sulfadiazine
- Sulfamethizole
- Sulfamethoxazole
- Sulfapyridine
- Sulfasalazine
- Sulfasoxazole
- Tetracycline
- Tetracycline
- Triamterene
- Trimethoprim
- Trimethoprim
- Trioxsalen
- Valsartan
- Voricanozole
Retinoid có khiến da nhạy cảm với nắng không?
Nhiều người cho rằng bôi retinoid khiến da nhạy cảm hơn với ánh nắng và dễ bắt nắng hơn. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn đúng. Bạn có thể tìm hiểu về tác động của retinol, tretinoin và các retinoid bôi ngoài da khác đến độ nhạy cảm của da với ánh nắng trong bài viết này.
Vitamin nào khiến da nhạy cảm với ánh nắng?
Không có loại vitamin nào làm tăng độ nhạy cảm của da với ánh nắng mặt trời nhưng sự thiếu hụt niacin (vitamin B3) gây ra bệnh pellagra khiến da nhạy cảm với ánh nắng. Chiết xuất dương xỉ (Polypodium leukotomas) và chất chống oxy hóa sẽ giúp làm giảm độ nhạy cảm của da với ánh nắng.
Các loại thực phẩm gây viêm da tiếp xúc ánh sáng
Một số loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật khi tiếp xúc với da có thể khiến da nhạy cảm hơn với ánh nắng. Tình trạng này khá phổ biến và được gọi là viêm da tiếp xúc ánh sáng do thực vật (phytophotodermatitis).
Những loại thực phẩm có thể gây ra tình trạng này gồm có:
- Cà rốt
- Rau cần tây
- Rau thì là
- Quả sung
- Chanh
- Mùi tây
Bôi retinol trước khi ra ngoài nắng có an toàn không? Retinol có khiến da trở nên nhạy cảm với ánh nắng mặt trời không? Retinoid có tác dụng như thế nào với làn da của bạn? Hãy đọc bài viết dưới đây để hiểu thêm về retinod nhé!
Vào mùa hè, kem chống nắng trở thành sản phẩm chăm sóc da cần được ưu tiên hàng đầu.
Mặc dù triệu chứng phổ biến nhất của bệnh trứng cá đỏ là khuôn mặt đỏ và nổi những nốt mụn li ti, nhưng ngoài ra còn có một dạng bệnh trứng cá đỏ nữa với triệu chứng là mắt và mí mắt bị khô, đỏ. Đa số mọi người bị bệnh trứng cá đỏ đều không nhận ra hiện tượng này.
Vào mùa đông, mặc dù bạn không nhìn hay cảm nhận thấy ánh nắng mặt trời nhưng tia UV vẫn có thể tiếp cận đến làn da, dẫn đến các dấu hiệu lão hóa trước tuổi và làm tăng nguy cơ ung thư hắc tố cũng như các dạng ung thư da khác.
Có rất nhiều lí do khiến cho da bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu lão hóa như nếp nhăn, tàn nhang, da xỉn màu, mất đi độ săn chắc và thiếu sức sống.
- 0 trả lời
- 2379 lượt xem
Bác sĩ ơi, bạn em dạo gần đây cứ đi nắng về là da bị mẩn ngứa đỏ ửng như thế này , không biết có phải do bị dị ứng không ? Trước thì không bị , dạo gần đây lại lên mẩn nên em cần tư vấn xem có nên uống thuốc hay bôi thuốc gì không? Bác sĩ tư vấn giúp em với ạ! Cảm ơn bác sĩ!
- 0 trả lời
- 1600 lượt xem
Em chào bác sĩ. Mong mn tư vấn giúp e với ạ! Da e là da nhạy cảm. Đổ dầu nhiều ở vùng mũi . Lcl to, tàn nhang nữa. E bị mụn bọc và mụn ẩn ở quanh cằm và má, e có đi khám da liễu, bs kê uống iso kèm thuốc bôi. Tới nay đã theo da liễu dc 6 tháng rồi. 2 tháng đầu mụn đẩy lên khá nhiều. Tới tháng thứ 3 là ổn, còn thâm đỏ. Hiện tại mụn bọc đã hết . Còn vài cái mụn ẩn thôi ạ. Bs chữa da liễu có kê loại differin và dưỡng ẩm eucerin . E dùng 4 tháng rồi e ko thấy có chuyển biến gì. Da còn bị sạm màu đi mặt mũi đen thui vàng ra. E có khám lại thì bs bs kê thuốc bôi acnetin -a. Và uống iso, mới hết thuốc mà e thấy cũng không khả quan lắm. Da vẫn thế , đôi khi còn tệ hơn. Mụn thì hết mà thâm đỏ bôi cả 4 5 tháng ko có chuyển biến gì. Theo e tìm hiểu thì dùng tre nếu ko biết cách rất nguy hiểm. E có hỏi bs rất nhiều mà bs ko tl. E xuống khám hỏi dùng các sản phẩm như thế đã hợp lí chưa, bác nhìn liếc qua rồi bảo được. Bác sĩ xem giúp em các bước em chăm sóc da. Thiếu xót gì mong bác sĩ cho e ý kiến ạ Sáng : srm aquaphil - dưỡng ẩm eucerin- kcn biore Tối : tẩy trang innisfree- srm hada labo - acnetin Lâu lâu e có đắp mask giấy của innisfree. Cảm ơn bác sĩ!