Retinol Có Khiến Da Nhạy Cảm Với Ánh Nắng Mặt Trời Không?
Retinol thuộc nhóm retinoid - một dẫn xuất của vitamin A và là nhóm thành phần chăm sóc da có rất nhiều lợi ích cho làn da, gồm có ngăn ngừa và trị mụn trứng cá, chống lão hóa da, giúp da căng mịn và làm đều màu da. Tuy nhiên, không ít người đã từ bỏ retinol sau một thời gian sử dụng do lo lắng rằng thành phần này khiến da nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời, làm da dễ bắt nắng và thâm sạm hơn. Điều này có đúng hay không? Trên thực tế, retinol và tretinoin (một loại retinoid khác) không khiến da nhạy cảm với ánh nắng mặt trời. Đây là một sự hiểu lầm. Bản thân những retinoid này rất nhạy cảm với ánh nắng mặt trời, có nghĩa là chúng bị phân hủy khi tiếp xúc vơi nắng. Tuy nhiên, chúng không khiến làn da trở nên nhạy cảm với ánh nắng.
Retinol và ánh nắng mặt trời
Nhiều người cho rằng khi sử dụng retinol thì không được ra ngoài trời nắng vì retinol sẽ làm cho da trở nên nhạy cảm hơn và ánh nắng sẽ dễ gây tổn thương da hơn. Tuy nhiên, điều này là không đúng. Trên thực tế, bản thân retinol và tretinoin nhạy cảm với ánh nắng mặt trời. Các chất này sẽ nhanh chóng bị phân hủy khi tiếp xúc với nắng và mất tác dụng. Điều đó có nghĩa là retinol sẽ không có hiệu quả nếu được sử dụng vào ban ngày. Đó là lý do tại sao nên sử dụng retinoid vào buổi tối.
Nếu sử dụng đúng cách và đúng thứ tự trong quy trình chăm sóc da, hầu hết các retinoid như retinol đều có lợi cho da, ngay cả khi bạn tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời.
Loại retinoid nào an toàn dưới ánh nắng mặt trời?
Hầu hết các retinoid đều an toàn khi sử dụng dưới ánh nắng mặt trời, chỉ có điều chúng sẽ mất tác dụng khi tiếp xúc với ánh nắng. Chỉ có tazarotene và adapalene (hai loại retinoid kê đơn) là có khả năng chịu được ánh sáng. Điều đó có nghĩa là tazarotene và adapalene là những loại retinoid duy nhất mà bạn có thể sử dụng vào ban ngày. Các loại retinoid không an toàn dưới ánh nắng mặt trời là các este retinyl như retinyl palmitate và retinyl linoleate.
Sau khi bôi retinol bao lâu thì có thể ra ngoài nắng?
Tốt nhất nên rửa sạch retinoid trên da và bôi kem chống nắng trước khi ra ngoài trời nắng.
Đặc biệt, không nên để những loại retinoid dưới đây trên da khi đi dưới nắng:
- Retinyl palmitate
- Retinyl linoleate
- Các loại retinyl khác có đuôi “ate”
Tuyệt đối không sử dụng các este retinyl như retinyl palmitate khi đi ngoài trời nắng mà không bôi kem chống nắng.
Bảo vệ da khỏi ánh nắng khi sử dụng retinol
Nếu bạn cần ra ngoài trời nắng sau khi bôi retinol thì hãy thực hiện các bước sau đây:
- Rửa sạch retinol trên da
- Bôi kem chống nắng. Thực ra, bạn nên bôi kem chống nắng mỗi khi ra ngoài nắng, bất kể có sử dụng retinol hay không.
- Bôi serum hoặc kem dưỡng ẩm chứa chất chống oxy hóa.
- Dùng viên uống chứa Polypodium leucotomos (chiết xuất dương xỉ) và chất chống oxy hóa, những chất này có tác dụng bảo vệ làn da khỏi ánh nắng mặt trời.
- Uống trà xanh (trà xanh chứa chất chống oxy hóa polyphenol)
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với nắng bất cứ khi nào có thể, ví dụ như ngồi trong bóng râm hoặc che ô
Điều quan trọng là luôn phải nhớ bôi kem chống nắng và bảo vệ làn da một cách tối đa khi ra ngoài trời nắng.
Retinoid có khiến da nhạy cảm với ánh nắng không?
Câu trả lời cho câu hỏi này phụ thuộc vào một số yếu tố. Yếu tố đầu tiên là dạng retinoid (dạng uống hay dạng bôi tại chỗ).
Các loại retinoid đường uống như Accutane có thể khiến da nhạy cảm với ánh nắng nhưng điều này không phổ biến. Luôn sử dụng kem chống nắng và tránh ánh nắng mặt trời khi dùng retinoid đường uống. Retinoid đường uống thường được sử dụng để trị mụn trứng cá.
Các loại retinoid bôi tại chỗ như retinol và Retin A được cho là làm tăng độ nhạy cảm của da với ánh nắng nhưng đây là một sự hiểu lầm do tính quang sinh học của retinoid. Tóm lại, bôi retinoid vào buổi tối và rửa mặt sạch vào sáng hôm sau sẽ tránh được sự nhạy cảm với ánh nắng mặt trời. Bạn cần sử dụng các sản phẩm chăm sóc da đúng thứ tự để đảm bảo an toàn.
Độ nhạy cảm của da với ánh nắng được đo bằng cách nào?
Mức độ nhạy cảm của da với ánh nắng được đo trong môi trường phòng thí nghiệm bằng cách sử dụng phép đo tiêu chuẩn gọi là liều đỏ da tối thiểu (minimal erythema dose - MED). Phương pháp này cũng được sử dụng để xác định chỉ số SPF của kem chống nắng.
Để đánh giá độ nhạy cảm của da với ánh nắng, các ô vuông nhỏ được vẽ trên da (thường là ở mông vì đây là khu vực không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời). Mỗi ô vuông được chiếu ánh sáng có liều lượng tia UVB khác nhau và được đánh giá sau 24 giờ. Liều UVB thấp nhất gây đỏ da là MED. Nếu một chất nào đó, ví dụ như retinol, tretinoin, adapalene, tazarotene hoặc trifarotene khiến da nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời thì MED sẽ thấp hơn, hay nói cách khác nếu retinol khiến da nhạy cảm với ánh nắng thì sẽ cần ít tia UVB hơn để gây đỏ da. Kem chống nắng giúp làm tăng MED, có nghĩa da sẽ có khả năng tiếp xúc với nhiều tia UVB hơn trước khi bị đỏ.
Tác động của các loại retinoid đến độ nhạy cảm của da với ánh nắng
Khi bôi retinoid lên da, chỉ có một phần được hấp thụ vào trong khi một phần vẫn còn trên bề mặt. Sau khi được hấp thụ, retinol, este retinyl, retinaldehyde và tretinoin sẽ biến thành all trans retinoic acid (ATRA) giống như tretinoin hoặc Retin A.
Một phần retinoid trên bề mặt da sẽ phân hủy thành các hợp chất hóa học khác khi tiếp xúc với ánh sáng. Vì vậy, chúng ta cần biết độ nhạy cảm với ánh nắng của:
- Retinoid trên da
- Các sản phẩm phân hủy từ retinoid trên da
- ATRA trên da
Retinol và tretinoin dễ bị phân hủy khi tiếp xúc với ánh sáng. Đó là lý do tại sao retinoid thế hệ thứ hai và thế hệ thứ ba được phát triển. Các loại retinoid này ổn định hơn khi tiếp xúc với ánh sáng.
Retinol và tretinoin thường không khiến da nhạy cảm với ánh sáng, nhưng các hóa chất mà chúng phân hủy khi tiếp xúc với ánh sáng có thể gây ra vấn đề. Đó là lý do tại sao bạn chỉ nên sử dụng retinoid, đặc biệt là retinol và tretinoin vào buổi tối. Ngoài ra, bạn nên rửa sạch da trước khi ra nắng.
Retinol
Vì retinol không được FDA phê duỵệt sử dụng như một loại thuốc nên không có nhiều nghiên cứu đánh giá tác động của retinol đến độ nhạy cảm của da với ánh nắng. Các chuyên gia khuyến cáo không nên sử dụng retinol dưới ánh nắng mặt trời. Nếu bôi retinol vào buổi tối và rửa mặt sạch vào buổi sáng hôm sau thì trên da sẽ không còn retinol và toàn bộ retinol trong da đều đã được chuyển hóa thành ATRA. Vì retinol biến thành ATRA (tretinoin) trong da nên cần có các nghiên cứu về tretinoin để hiểu về tác động của retinol đến độ nhạy cảm của da với ánh nắng.
Retinyl palmitate
Không được sử dụng retinyl palmitate và các este retinyl khác vào ban ngày. Nhiều sản phẩm chăm sóc da dù ghi là chứa retinol nhưng thực tế lại chứa retinyl palmitate. Đó là lý do tại sao tiêu chuẩn thành phần CLEAN loại trừ sự hiện diện của retinyl palmitate, nhờ đó giúp người mua biết được sản phẩm nào chứa retinyl palmitate (tốt nhất nên lựa chọn sản phẩm retinol của những thương hiệu lớn uy tín).
Retinyl palmitate có trong kem dưỡng retinol ban đêm nhưng còn được sử dụng trong nhiều sản phẩm chăm sóc da khác. Một số loại kem chống nắng chứa retinyl palmitate đã gây ra nhiều tranh cãi. Retinyl palmitate có thể làm tăng nguy cơ ung thư da khi sử dụng dưới ánh nắng mặt trời vì khi tiếp xúc với ánh nắng, retinyl palmitate bị phân hủy thành các thành phần gây hại. Nguy cơ này sẽ được giảm thiểu bằng cách bôi kem chống nắng. Đó là lý do tại sao một số ý kiến cho rằng retinyl palmitate trong kem chống nắng là an toàn. Tuy nhiên, an toàn nhất là tránh sử dụng retinyl palmitate vào ban ngày, kể kem chống nắng chứa retinyl palmitate.
Nhược điểm nữa của retinyl palmitate là không thẩm thấu sâu vào da và có hiệu quả chống lão hóa thấp. Do đó, hãy lựa chọn retinol, tretinoin, adapalene, tazarotene hoặc trifarotene thay vì retinyl palmitate.
Tretinoin
Mặc dù tretinoin cũng dễ bị phân hủy khi tiếp xúc với ánh nắng và mất tác dụng nhưng loai retinoid này như không làm cho da nhạy cảm với nắng, không gây nhiễm độc hay dị ứng ánh sáng. FDA yêu cầu các nghiên cứu đánh giá độ nhạy cảm của da với ánh nắng mặt trời ở giai đoạn 1 và một số công thức tretinoin đã được FDA phê duyệt, như vậy là đã có rất nhiều dữ liệu về tính an toàn của tretinoin đối với ánh nắng mặt trời.
Một nghiên cứu cho thấy sử dụng ATRA (tretinoin 0,05%) hai lần một ngày trong 10 ngày không làm thay đổi liều đỏ da tối thiểu (MED) khi tiếp xúc với tia UVB. Một báo cáo tổng hợp gồm 4 nghiên cứu cho thấy tretinoin không gây nhiễm độc ánh sáng hay dị ứng ánh sáng khi bôi trong 24 giờ và trong 3 tuần. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng tretinoin vào buổi tối và rửa mặt vào buổi sáng hôm sau.
Adapalene
Các thử nghiệm ở giai đoạn 1 cho thấy adapalene không gây nhiễm độc ánh sáng hay dị ứng ánh sáng. Không có báo cáo nào cho thấy adapalene làm tăng đọ nhạy cảm của da với ánh nắng.
Tazarotene và nhạy cảm ánh sáng
Tazarotene đã được chứng minh là an toàn khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong các nghiên cứu ở giai đoạn 1. Tazarotene thường được sử dụng kết hợp với liệu pháp ánh sáng để điều trị bệnh vảy nến. Khi để lại trên da trong quá trình trị liệu bằng ánh sáng, tazarotene có thể làm giảm MED, do đó tazarotene có thể làm cho da nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời nếu thoa trước khi ra nắng. Chỉ nên sử dụng tazarotene vào buổi tối và rửa mặt vào buổi sáng.
Retinoid và nhiễm độc ánh sáng
Retinoid có thể gây ra phản ứng nhiễm độc ánh sáng (phototoxicity). Điều này có nghĩa là dưới ánh nắng mặt trời, chúng biến đổi thành các hợp chất khác nhau và những hợp chất có thể khiến da nhạy cảm với ánh nắng. Retinyl palmitate là loại retinoid có khả năng phân hủy thành các hợp chất gây hại cao nhất khi tiếp xúc với nắng.
Retinoid và dị ứng ánh sáng
Dị ứng ánh sáng (photoallergy) hoặc viêm da tiếp xúc với ánh sáng là khi ánh nắng mặt trời phân hủy các thành phần thành các hợp chất mới gây phản ứng dị ứng trên da. Điều này thường xảy ra với kem chống nắng. Khi bạn sử dụng nhiều sản phẩm chăm sóc da khác nhau và sau đó đi ra nắng, các hợp chất trong những sản phẩm này có thể kết hợp với nhau dưới ánh nắng và biến đổi thành chất gây dị ứng.
Bất kể bạn sử dụng sản phẩm chăm sóc da nào, điều quan trọng là phải sử dụng sản phẩm đúng thứ tự (nhất là vào quy trình chăm sóc da buổi sáng) vì các thành phần trong sản phẩm có thể phát sinh phản ứng dưới ánh nắng mặt trời. Những gì bạn sử dụng trước và sau retinol có thể ảnh hưởng đến nguy cơ dị ứng và tác dụng phụ.
Tóm lại, bạn có thể đi dưới trời nắng trong thời gian sử dụng retinol, miễn là bôi retinol vào buổi tối và rửa sạch mặt trước khi ra nắng. Để giảm thiểu tác dụng phụ của retinol, điều quan trọng là phải sử dụng đúng cách. Trên thực tế, các retinoid như retinol giúp bảo vệ làn da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời và chống lão hóa da.
Có rất nhiều nguyên nhân có thể khiến da đột nhiên trở nên nhạy cảm hoặc dị ứng với ánh nắng mặt trời. Một nguyên nhân phổ biến là do các sản phẩm bôi da. Đôi khi, nguyên nhân cũng có thể là do thuốc đường uống.
Như bạn đã biết, da nhạy cảm là loại da dễ gặp phải nhiều vấn đề về da, từ mụn trứng cá và bệnh trứng cá đỏ đến hiện tượng châm chích hay kích ứng.
Vào mùa hè, kem chống nắng trở thành sản phẩm chăm sóc da cần được ưu tiên hàng đầu.
Chúng ta đều bôi kem chống nắng mỗi ngày để bảo vệ làn da khỏi những tác hại của tia UVA và UVB nhưng chắc hẳn không có mấy người biết rằng còn một loại tia nữa mà chúng ra phải đề phòng, đó là tia hồng ngoại – một kẻ thù khác của làn da.
Mô tả ngắn gọn về loại da này, gồm có 4 yếu tố: da dầu- nhạy cảm- không nhiễm sắc tố-căng
- 0 trả lời
- 2379 lượt xem
Bác sĩ ơi, bạn em dạo gần đây cứ đi nắng về là da bị mẩn ngứa đỏ ửng như thế này , không biết có phải do bị dị ứng không ? Trước thì không bị , dạo gần đây lại lên mẩn nên em cần tư vấn xem có nên uống thuốc hay bôi thuốc gì không? Bác sĩ tư vấn giúp em với ạ! Cảm ơn bác sĩ!
- 0 trả lời
- 1154 lượt xem
Bác sĩ cho e hỏi e dùng TO buffet test 1 lượng nhỏ trên da thì sáng dậy bị như này có phải kích ứng k ạ? Nó khá ngứa ạ!
- 0 trả lời
- 1457 lượt xem
Bác sĩ ơi giúp em với ạ hic. Từ khi sang nhật, Da em cứ rửa mặt xong là nó khô, ngứa và căng như này. Thi thoảng nổi cả mụn viêm với sưng nữa ạ. Em nên skincare thế nào để khắc phục tình trạng này ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 0 trả lời
- 1600 lượt xem
Em chào bác sĩ. Mong mn tư vấn giúp e với ạ! Da e là da nhạy cảm. Đổ dầu nhiều ở vùng mũi . Lcl to, tàn nhang nữa. E bị mụn bọc và mụn ẩn ở quanh cằm và má, e có đi khám da liễu, bs kê uống iso kèm thuốc bôi. Tới nay đã theo da liễu dc 6 tháng rồi. 2 tháng đầu mụn đẩy lên khá nhiều. Tới tháng thứ 3 là ổn, còn thâm đỏ. Hiện tại mụn bọc đã hết . Còn vài cái mụn ẩn thôi ạ. Bs chữa da liễu có kê loại differin và dưỡng ẩm eucerin . E dùng 4 tháng rồi e ko thấy có chuyển biến gì. Da còn bị sạm màu đi mặt mũi đen thui vàng ra. E có khám lại thì bs bs kê thuốc bôi acnetin -a. Và uống iso, mới hết thuốc mà e thấy cũng không khả quan lắm. Da vẫn thế , đôi khi còn tệ hơn. Mụn thì hết mà thâm đỏ bôi cả 4 5 tháng ko có chuyển biến gì. Theo e tìm hiểu thì dùng tre nếu ko biết cách rất nguy hiểm. E có hỏi bs rất nhiều mà bs ko tl. E xuống khám hỏi dùng các sản phẩm như thế đã hợp lí chưa, bác nhìn liếc qua rồi bảo được. Bác sĩ xem giúp em các bước em chăm sóc da. Thiếu xót gì mong bác sĩ cho e ý kiến ạ Sáng : srm aquaphil - dưỡng ẩm eucerin- kcn biore Tối : tẩy trang innisfree- srm hada labo - acnetin Lâu lâu e có đắp mask giấy của innisfree. Cảm ơn bác sĩ!
- 0 trả lời
- 1963 lượt xem
Thưa bác sĩ, cơ địa em là kiểu dễ bị thâm và sẹo. Chân em bị sẹo thâm là do muỗi đốt. Dù có gãi hay để nguyên như vậy thì mấy hôm sau cũng để lại thâm ạ và thâm hết khá lâu khoảng gần 1 năm mới mờ đi gần hết chứ cũng không hết hẳn. Có cách nào để cải thiện làm mờ vết thâm hơn được không ạ. Em là con gái nên bao năm qua rất tự ti toàn phải mặc quần dài. Em cảm ơn bác sĩ!