1

Chỉnh sửa ngực hư hỏng- Dr Huệ

Một số phụ nữ sau khi trải qua quá trình phẫu thuật nâng ngực cảm thấy không hài lòng với kết quả hoặc gặp phải các biến chứng không mong muốn như túi nước muối bị xẹp hoặc co thắt bao xơ. Phương pháp phẫu thuật chỉnh sửa ngực hư hỏng được thực hiện nhằm khắc phục những vấn đề này, mang lại một vẻ đẹp tự nhiên, mềm mại hơn.
Chỉnh sửa ngực hư hỏng- Dr Huệ

Quy trình phẫu thuật cụ thể sẽ tùy thuộc vào tình trạng và nhu cầu của từng trường hợp nhưng đều nhằm mục tiêu lấy lại sự tự tin cho khách hàng.

Đối tượng của chỉnh sửa ngực hư hỏng

Đối tượng của phương pháp phẫu thuật chỉnh sửa ngực hư hỏng là những người đã từng nâng ngực nhưng không hài lòng với kết quả hoặc đã gặp phải biến chứng và muốn thay thế hoặc tháo bỏ túi độn hoàn toàn. Các lý do phổ biến khiến khách hàng tìm đến phương pháp này gồm có:

  • Ngực không cân đối, hội chứng Poland hoặc ngực ống (tubular breast)
  • Không hài lòng với kích thước, hình dạng hoặc cảm giác của vú
  • Muốn thay túi nước muối bằng túi gel silicone(hoặc từ túi gel silicone sang túi nước muối)
  • Co thắt bao xơ (sẹo cứng và đau xung quanh túi độn, thường gây biến dạng)
  • Túi độn bị vỡ, xẹp hoặc rò rỉ (túi nước muối)
  • Nhiễm trùng
  • Túi độn bị lệch hoặc dịch chuyển (Hiện tượng gò ngực kép, nếp gấp dưới vú quá cao hoặc quá thấp)
  • Ngực dính liền (mất đường phân cắt)
  • Túi độn bị nhăn (thường là túi nước muối)
  • Không hài lòng với vết sẹo bên ngoài
  • Ngực chảy xệ, cần đến phương pháp nâng ngực chảy xệ (treo ngực sa trễ)

Không phải vấn đề nào của túi độn cũng có thể được khắc phục hoàn toàn nhưng hầu như mọi vấn đề đều có thể được cải thiện, đôi khi còn đem lại hiệu quả đáng kể. Các vấn đề không mong muốn phát sinh sau đặt túi độn ngực có thể xảy ra ở bất kỳ bệnh nhân nào và với bất kỳ bác sĩ thẩm mỹ nào. Các bác sĩ phẫu thuật nâng ngực giỏi nhất là những người không chỉ có nhiều kinh nghiệm trong việc khắc phục hậu quả từ các bác sĩ khác mà còn biết cách kết hợp kinh nghiệm đó để giảm thiểu nguy cơ xảy ra những vấn đề tương tự ở bệnh nhân của mình.

Hai bên ngực không đều, hội chứng Poland và ngực ống

Nếu kiểm tra kĩ thì ngực của mọi phụ nữ đều không cân đối ở một mức độ nào đó và nhiều bệnh nhân thường không nhận ra điều này trước khi mổ. Sau khi phẫu thuật, đa số trường hợp đều cải thiện được sự mất cân đối này nhưng đôi khi vấn đề ban đầu không được khắc phục một cách hoàn toàn hoặc các vấn đề trong quá trình hồi phục có thể còn gây ra sự chênh lệch rõ rệt hơn cho hai bên vú.

Khi hai bên ngực không đều thì việc đặt túi độn có kích thước giống nhau cho mỗi bên ngực sẽ làm giảm đi tỉ lệ chênh lệch. Ví dụ, nếu một phụ nữ có thể tích hai bên ngực ban đầu là 90cc và 100cc, thì sự chênh lệch ở đây là 10%. Nếu quyết định đặt túi độn có thể tích 400cc cho mỗi thì thể tích hai bên ngực cuối cùng sẽ là 490cc và 500cc, sự chênh lệch lúc này được giảm từ 10% xuống còn 2%.

Đối với những người mà ngực có sự không cân đối rõ rệt hơn, ví dụ như 275cc và 300cc thì hai túi độn sẽ cần có sự chênh lệch nhỏ, có thể dùng túi độn có thể tích 325cc cho bên nhỏ hơn và 300cc cho bên lớn hơn để tạo sự cân đối gần như hoàn toàn. Tuy nhiên, ngay cả khi có cùng thể tích ban đầu thì hai bên ngực cũng sẽ không bao giờ sưng, hình thành sẹo hay ổn định giống y hệt nhau sau khi phẫu thuật nên thể tích của túi độn không phải là nguyên nhân duy nhất gây ra sự không cân đối sau mổ. Khách hàng thường thắc mắc liệu 25cc có tạo nên sự khác biệt rõ rệt không – ví dụ giữa 400cc và 425cc. Sự chênh lệch này là rất nhỏ và gần như không thể nhận thấy rõ. Đối với những phụ nữ có chiều cao và cân nặng trung bình thì 50 -100cc mới tạm tạo nên sự khác biệt, 100 – 125cc sẽ giúp tăng thêm 1 nửa cỡ áo ngực và 200 – 250cc giúp tăng thêm một cỡ áo ngực.

Sự mất cân đối về kích cỡ còn có thể là do sự phát triển chưa hoàn thiện của các mô vú ở một trong hai bên vú, đôi khi có thể là do sự phát triển không bình thường của cơ ngực, cánh tay , vai (hội chứng Poland). Trong trường hợp này, vấn đề có thể được khắc phục bằng cách dùng túi độn có kích cỡ và độ nhô khác nhau cho phụ nữ và túi gel silicone cứng cho nam giới. Những nam giới bị hội chứng Poland thường chỉ bị thiếu đi 2/3 bên dưới của vùng cơ ngực lớn ở một bên. Sự mất cân đối thường trở nên rõ hơn khi bệnh nhân cố gắng tăng cơ bằng cách tập tạ hay tập thể thao với hi vọng phát triển vùng cơ bị thiếu – điều này khiến cho vùng cơ ngực ở bên bình thường to ra, khiến hai bên càng trở nên mất cân đối hơn. Ỏ phụ nữ bị hội chứng Poland, phần ngực ở một bên thường nhỏ hơn đáng kể so với bên còn lại, tổ hợp quầng – núm vú cũng thường nhỏ hơn và có thể còn thiếu cơ ngực lớn.

Ngực ống là từ để chỉ tình trạng ngực nhỏ, tổ hợp quầng – núm vú bị to ra, khe ngực rộng, đi kèm với tình trạng ngực chảy xệ và khoảng cách từ nếp gấp dưới vú đến núm vú ngắn. Ngực ống được cho là một vấn đề về sự phát triển ngực bẩm sinh. Những người bị vấn đề này nếu có đủ mô vú thì vẫn có thể cho con bú bình thường. Tình trạng ngực ống có nhiều mức độ khác nhau và không phải ai gặp phải tình trạng này cũng có đầy đủ các dấu hiệu. Các trường hợp ngực ống mức độ nặng thường không thể khắc phục được chỉ bằng phương pháp nâng ngực bằng túi độn mà có thể phải cần đến phương phápnâng ngực chảy xệ hoặc các thủ thuật nâng ngực khác để cải thiện tính đối xứng giữa hai bên ngực.

Thay túi độn ngực (từ túi nước muối sang túi silicone hoặc ngược lại)

Những bệnh nhân nâng ngực bằng túi nước muối có thể sẽ nhận thấy rằng ngực của mình kém tự nhiên hơn khi so với một bộ ngực được nâng bằng túi gel silicone . Tuy nhiên, đó không phải là vấn đề duy nhất, túi nước muối có thể tạo cảm thấy “quá mềm” hoặc “quá cứng” tùy thuộc vào thể tích nước muối được bơm, độ căng của các mô bên trên hoặc hiện tượng co thắt bao xơ. Ngoài ra, túi nước muối còn thường bị nếp gợn sóng có thể nhìn thấy hoặc sờ thấy, đặc biệt là khi chúng không được bơm đầy và được đặt trên cơ ngực (dưới tuyến vú). Thông thường, việc chuyển sang túi gel silicone có độ kết dính cao sẽ loại bỏ hoặc cải thiện được đáng kể vấn đề này. Tuy nhiên những người quá gầy hoặc có lượng mô vú quá ít có thể vẫn gặp vấn đề túi độn bị gợn sóng dù đã chuyển sang dùng túi gel silicone . Tuy nhiên đó chỉ là một số rất ít trường hợp và hầu như mọi bệnh nhân sau khi thay túi nước muối bằng túi silicone đều cảm thấy hài lòng với sự lựa chọn của mình. Tất nhiên, việc thay đổi kích thước hoặc các vấn đề khác có thể được giải quyết khi phẫu thuật thay túi độn.

Co thắt bao xơ

Co thắt bao xơ có thể gây đau hoặc biến dạng ở một hoặc cả hai bên vú và có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân. Mỗi bệnh nhân sau khi phẫu thuật nâng ngực đều sẽ có một vết sẹo bao xung quanh túi độn (bao xơ), nang sẹo này có thể mỏng, mềm và đàn hồi đến mức gần như không nhìn thấy hoặc cũng có thể dày và nén chặn, tạo nên một mảng sẹo cứng (co thắt bao xơ). Rõ ràng, trường hợp thứ hai sẽ tạo cảm giác cứng và không tự nhiên cho vú và cũng có thể gây đau đớn nếu dây thần kinh cảm giác bị chèn trong bao xơ.

Các nguyên nhân phổ biến nhất gây co thắt bao xơ là màng sinh học mà vi khuẩn tạo nên trên bề mặt của túi độn hoặc hiện tượng chảy máu. Hiện tượng chảy máu khi không có vi khuẩn có thể khiến cho nang sẹo dày lên. Hoặc cũng có thể sự tích tụ của máu/huyết thanh trong túi độn có thể trở thành thức ăn cho bất kỳ loại vi khuẩn nào xâm nhập trong quá trình phẫu thuật hoặc từ ống tuyến vú. Dù nguyên nhân là gì thì hiện tượng co thắt bao xơ cũng đều làm cho ngực bị cứng, không tự nhiên, biến dạng và đôi khi còn gây đau ở các mức độ khác nhau. Có 4 mức độ co thắt bao xơ theo thang đo Baker Grades 1-4:

  • Mức độ I – ngực vẫn mềm, có kích thước và hình dạng tự nhiên
  • Mức độ II – ngực hơi cứng, nhưng trông vẫn tự nhiên
  • Mức độ III – ngực cứng và bắt đầu có hình dạng bất thường
  • Mức độ IV – ngực cứng, đau khi chạm vào và trông khác thường (biến dạng)

Mức độ co thắt bao xơ có thể bắt đầu từ mức thấp khoảng 3% cho đến 70%. Việc đặt túi độn bên dưới cơ ngực đã được chứng minh là làm giảm khả năng co thắt bao xơ, cũng tương đương với việc dùng thuốc sát trùng và thuốc kháng sinh trong khoang chứa túi độn. Trước khi vị trí dưới cơ trở thành vị trí đặt túi độn phổ biến nhất như hiện nay, túi độn thường được đặt ở trên cơ (dưới tuyến vú), làm tăng có nguy cơ bị co thắt bao xơ. Ngoài ra, việc sử dụng phễu Keller cho kỹ thuật đặt túi độn“không chạm” cũng giúp làm giảm nguy cơ co thắt bao xơ do có thể ngăn ngừa vi khuẩn di chuyển từ trên da của chính bệnh nhân hoặc găng tay của bác sĩ phẫu thuật lên bề mặt túi độn.

Trong quá trình phẫu thuật chỉnh sửa tình trạng ngực cứng do co thắt bao xơ, bác sĩ sẽ tháo bỏ và thay thế túi độn ở một bên hoặc cả bên bị ảnh hưởng sau loại bỏ một phần hoặc toàn bộ bao xơ cứng xung quanh túi độn. Việc loại bỏ hoàn toàn bao xơ là một phương pháp phẫu thuật tương đối khó, cần được tiến hành tỉ mỉ và gây chảy máu và có nguy cơ tái phát cao. Nếu tình trạng co thắt bao xơ ở mức độ nhẹ thì bác sĩ có thể sẽ cho bệnh nhận sử dụng Singulair hoặc Accolate - loại thuốc mới có chứa các chất kháng leukotriene - kết hợp Vitamin E dạng uống. Phương án này có tỉ lệ thành công là 50% và nếu không thành công thì phẫu thuật sẽ là cách giải quyết duy nhất.

Túi độn bị vỡ, xẹp hoặc rò rỉ (túi nước muối)

Vấn đề túi nước muối bị rò rỉ hoặc xẹp ít khi xảy ra và kể cả khi xảy ra, ngực cũng hiếm khi bị biến dạng đột ngột; thông thường, túi độn chỉ bị thủng cỡ đầu kim do các nếp gấp hoặc gợn sóng trên vỏ túi khi cơ thể chuyển động lâu dần khiến lớp vỏ silicon bị bào mòn. Túi độn sẽ xẹp từ từ, quá trình này chậm đến mức bệnh nhân thường không nhận ra cho đến khi lượng nước muối bị mất trở nên rõ rệt. Vấn đề này thường xảy ra phổ biến hơn ở túi độn vỏ nhám so với túi độn vỏ trơn. Chất lỏng bên trong túi độn là nước muối sinh lý và hoàn toàn vô hại nếu được hấp thu vào cơ thể. Tuy nhiên, một khi hiện tượng rò rỉ xảy ra, bệnh nhân sẽ cần phẫu thuật để thay thế túi độn.

Thông thường, một túi độn bị xẹp sẽ là dấu hiệu cho thấy túi độnở bên còn lại cũng có thể bị rò rỉ, và khi phẫu thuật thay thế túi độn nên bệnh nhân có thể chọn chuyển sang túi gel silicone có độ kết dính cao để hiện tượng rò rỉ không tái diễn. Tất nhiên, bạn hoàn toàn có thể thay thế túi độn bị rò rỉ bằng một túi nước muối khác.

Loại túi gel silicone mới nhất được thiết kế với độ kết dính cao nên không thể rò rỉ hoặc xẹp. Mặc dù sự va chạm mạnh vẫn có thể khiến túi gel silicone bị vỡ nhưng điều này là rất hiếm. Khi bị vỡ, túi gel silicone cũng cần được thay thế, nhưng do có độ gắn kết nên silicone sẽ không thể rò rỉ bên trong cơ thể và các mô lân cận. Vì loại túi gel silicone mới này không thể rò rỉ hoặc xẹp nên FDA khuyến nghị bệnh nhân nâng ngực nên chụp cộng hưởng từ MRI cách 2 – 3 năm một lần để kiểm tra xem túi gel silicone có bị vỡ hay không. Tuy nhiên, kết quả của phương pháp này không phải lúc nào cũng chính xác, nên có thể bạn sẽ bị chẩn đoán nhầm, dẫn đến phải tiến hành phẫu thuật không cần thiết trong khi túi độn hoàn toàn nguyên vẹn. Thay vào đó, nếu bạn cảm thấy có bất kỳ vấn đề gì với túi gel silicone (kích thước, hình dạng, vị trí, độ cứng hoặc nghi ngờ túi độn bị vỡ), hãy đến gặp trực tiếp bác sĩ đã phẫu thuật cho bạn. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra và thay thế nếu cần thiết.

Nhiễm trùng

Hiện tượng nhiễm trùng sau khi phẫu thuật nâng ngực rất hiếm khi xảy ra. Khi xảy ra, bệnh nhân sẽ cần được phẫu thuật để tháo bỏ túi độn ở một hoặc cả hai bên ngực. Các vấn đề như rách vết khâu, áp xe hoặc viêm mô bào đều có thể được điều trị bằng kháng sinh, nhưng nếu tình trạng nhiễm trùng xảy ra ở xung quanh túi độn thì thuốc kháng sinh sẽ không có hiệu quả, thậm chí cả kháng sinh dạng tiêm. Trước tiên, bác sĩ sẽ tháo túi độn ở bên bị nhiễm trùng (hoặc cả hai bên), điều trị nhiễm trùng, chờ cho các mô xung quanh mềm trở lại và ổn địnhrồi sau đó, phẫu thuật để đặt túi độn mới. Quá trình này có thể cần đợi vài tuần cho đến một năm sau khi tháo bỏ túi độn. Hiện tượng co thắt bao xơ sẽ có khả năng xảy ra cao hơn ngay cả sau khi tình trạng nhiễm trùng đã được điều trị thành công.

Túi độn lệch vị trí

Nếu túi độn không xuống đúng vị trí (gây ra hiện tượng biến dạng snoopy hay biến dạng hình thác nước) hoặc xuống quá thấp (lồi đáy vú- bottoming out) thì có thể bệnh nhân sẽ cần phải phẫu thuật lại sau khi hồi phục. Trong trường hợp túi độn không xuống đúng vị trí, bác sĩ sẽ tiến hành một thủ thuật đơn giản để mở khoang chứa túi độn, đưa túi độn về đúng vị trí (thấp hơn). Trong những trường hợp mà túi độn xuống thấp hơn vị trí mong muốn, khiến cho núm vú nằm quá cao trên bầuvú thì khoang chứa túi độn sẽ được mở ra và phần dưới cùng của khoang sẽ được thắt lại bằng chỉ khâu. Trường hợp túi độn nằm lệch sang hai bên cũng có thể được khắc phục theo cách này.

Hiện tượng “gò vú kép" xảy ra khi khoang chứa túi độn tạo ra nếp gấp dưới vú mới, xuất hiện cùng lúc với nếp gấp vú tự nhiên. Điều này thường xảy ra khi nếp gấp dưới vú tự nhiên nằm gần núm vú hoặc trong trường hợp những người ngực nhỏ có nếp gấp dưới vú cao được phẫu thuật để tăng kích thước vú. Việc phẫu thuật để điều chỉnh lại vấn đề này đôi khi rất phức tạp vì nguyên nhân ban đầu của hiện tượng “gò vú kép” thường là do cấu tạo cơ thể chứ không phải sai sót của bác sĩ trong quá trình phẫu thuật.

Ngực dính liền

Trong trường hợp các mô vú ở vị trí giữa 2 túi độn mất sự gắn kết với xương ức, hiện tượng ngực dính liền sẽ xảy ra. Hiện tượng này có thể xảy ra khi hai khoang chứa túi độn được tạo ra quá gần nhau, làm mất đi sự gắn kết các mô ở giữa, dẫn đến sự biến mất của đường phân cắt. Túi độn có kích thước quá lớn cũng có thể gây nên điều này, vì chúng đòi hỏi khoang chứa túi độn lớn hơn, do đó cần phẫu thuật cắt bỏ nhiều hơn. Một nguyên nhân khác của hiện tượng ngực dính liền là do mặc áo ngực quá chặt hoặc áo ngực push-up (có miếng độn dày) trong quá trình hồi phục, khiến cho hai bên túi ép lại vào nhau và làm các mô ở giữa 2 túi đọn căng ra và mỏng đi. DO đó, bạn cần chờ cho khoang chứa túi độn lành hoàn toàn (6-12 tháng) rồi mới nên mặc áo ngực push-up để tránh làm biến dạng vị trí hoàn thiện của khoang chứa túi độn.

Phẫu thuật lại là điều cần thiết để khắc phục vấn đề này, và trong quá trình mổ bác sĩ sẽ khâu các bao xơ vào các mô trung tâm ở đằng trước xương ức, thường là ở cả hai bên. Khoang chứa túi độn cũng được mở ra phía ngoài để giảm áp lực tác động lên các mô trung tâm hoặc có thể cần phải thay túi độn nhỏ hơn.

Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được yêu cầu mặc một loại áo ngực chuyên dụng ở ở hai bên để hỗ trợ quá trình lành lại của vùng được phẫu thuật mà không đẩy ngực vào giữa. Bác sĩ phẫu thuật sẽ tư vấn cho bạn về cách chăm sóc để giảm nguy cơ vấn đề này tiếp tục xảy ra trong tương lai.

Túi độn bị nhăn, gợn sóng

Trong một số trường hợp, các nếp nhăn trên bề mặt của túi độn đôi khi có thể được cảm nhận và nhìn thấy từ bên ngoài. Hiện tượng này thường phổ biến hơn ở những trường hợp nâng ngực bằng túi nước muối, bệnh nhân quá gầy hoặc có quá ít mô vú che phủ bên trên túi độn. Biến chứng này ít khi xảy ra với túi gel siliconevà những trường hợp túi độn được đặt bên dưới cơ. Những bệnh nhân có thân hình gầy và túi nước muối được đặt dưới tuyến vú là đối tượng dễ nhìn thấy hoặc cảm nhận thấy những gợn sóng hay nếp nhăn của túi độn nhất .Hiên tượng này sẽ càng rõ rệt nếu như túi nước muối không được bơm đầy. Nếu chọn nâng ngực bằng túi nước muối thì chúng thường được đặt ở vị trí dưới và được bơm đầy để hạn chế hiện tượng gợn sóng và rò rỉ vì các nếp nhân trên vỏ túi lâu dần có thể khiến túi bị thủng và xẹp. Thông thường, việc chuyển sang túi gel silicone sẽ loại bỏ hoặc cải thiện được vấn đề này.

Sẹo xấu xí

Sẹo là điều không thể tránh khỏi đối với bất kì một phương pháp phẫu thuật nào. Vị trí của đường rạch mổ là rất quan trọng, quyết định vết sẹo có bị nhìn thấy hay không. Có khoảng 3% bệnh nhân có sự hình thành sẹo mạnh hơn những người khác, do đó các vết sẹo thường dày, lồi, đỏ hơn bình thường, có thể đau hoặc ngứa. Nếu có mức độ nhẹ đến vừa thì những vết sẹo này được gọi là sẹo phì đại, và có thể mất 1- 2 năm để mờ và mềm đi .Cuối cùng, vết sẹo thường rộng, phẳng và có màu nhạt. Nếu vết sẹo dày, lồi cả ra ngoài rìa của vết thương ban đầu thì nó được gọi là sẹo lồi (keloid). Nếu bị cắt bỏ thì sẹo lồi thường tiếp tục xuất hiện trở lại, thậm chí còn lớn hơn so với các sẹo lồi ban đầu, do đó, việc phẫu thuật cắt bỏ này không được khuyến khích. Nếu vết sẹo lành lại bình thường, chỉ hơi khó coi hơn bình thường thì có thể phẫu thuật cắt bỏ .

Việc phẫu thuật nâng ngực bằng túi độn kết hợp nâng ngực chảy xệ sẽ cần nhiều đường rạch hơn để tạo hình cho ngực, và bất kỳ bất kì vấn đề nào như căng vết thương, đường rạch không được đóng lại một cách chính xác, áp xe, tuần hoàn máu đến da kém hoặc nhiễm trùng đều có thể gây cản trở cho quá trình lành vết thương và khiến cho vết sẹo trở nên xấu xí. Việc chỉnh sửa vết sẹo có thể được tiến hành bằng cách cắt bỏ và khâu lại vùng sẹo.

Thói quen hút thuốc lá, sử dụng miếng dán hoặc kẹo cao su nicotine, thuốc lá điện tử hoặc hít phải khói thuốc đều có thể gây ảnh hưởng đến sự lưu thông máu đến da, dẫn đến hoại tử da (do nicotin gây co mạch máu). Bệnh nhân có thể sẽ cần phải phẫu thuật ghép da hoặc tháo bỏ túi độn.

Quy trình thực hiện chỉnh sửa ngực hỏng

Trước khi tiến hành bất kỳ phương pháp phẫu thuật nào, bác sĩ sẽ đánh giá bệnh sử và tình trạng thể chất của bạn để đảm bảo cơ thể bạn đang ở trong tình trạng phù hợpcho việc gây mê và phẫu thuật một cách an toàn. Quá trình này thường diễn ra trong vòng hai tuần trước mổ. Bạn nên tránh các sản phẩm có chứa aspirin và ibuprofen, cũng như bất kỳ loại thuốc lá hoặc sản phẩm có nicotine nào trong ít nhất hai tuần trước khi phẫu thuật.

Trong trường hợp phải tháo bỏ túi độn, các mô sẹo (bao xơ) xung quanh túi độn có thể cũng phải loại bỏ theo .Những bệnh nhân tháo bỏ hoặc giảm kích thước túi độn có thể cân nhắc phương pháp nâng ngực chảy xệ để làm cho ngực gọn gàng hơn và tránh nguy cơ ngực chảy xệ hay túi độn bị xẹp.

Mặc dù nhiều người nghĩ rằng việc phẫu thuật chỉnh sửa ngực hư hỏng sẽ ít nghiêm trọng và ít phức tạp hơn quá trình phẫu thuật ban đầu, đồng thời sự hồi phục cũng nhanh và ít đau đớn hơn nhưng trên thực tế, việc phẫu thuật lại này có thể còn khó khăn hơn, đòi hỏi bác sĩ phải hiểu rõ về cấu tạo cơ thể và xử lý một cách khéo léo. Hơn nữa, việc phẫu thuật này thường đòi hỏi nhiều kỹ thuật, kinh nghiệm hơn và thời gian dài hơn để khắc phục vấn đề một cách tối ưu.

Hồi phục và kết quả

Trong các trường hợp phẫu thuật chỉnh sửa ngực hư hỏng, thời gian hồi phục và việc giới hạn hoạt động sẽ tương tự như lần phẫu thuật đầu tiên, ngay cả khi bệnh nhân không cảm thấy đau như lần đầu. Bệnh nhân nên tránh tập thể dục và nâng vật nặng trong vài tuần. Bác sĩ sẽ đưa ra các hướng dẫn chi tiết sau khi phẫu thuật để hạn chế các vấn đề tron quá trình hồi phục.

Chi phí phẫu thuật chỉnh sửa ngực hư hỏng

Chi phí của việc phẫu thuật chỉnh sửa ngực hư hỏng có thể thấp hơn so với lần phẫu thuật ban đầu (khoảng $6350 cho túi nước muối hoặc $6950 cho túi gel silicone. Chi phí này có thể còn được giảm đi nếu bạn thực hiện chỉnh sửa ở tại nơi bạn phẫu thuật lần đầu; tuy nhiên, bạn sẽ phải trả thêm phí cho túi độn mới, phí phòng phẫu thuật (và phí gây mê, nếu cần thiết).

Tuy nhiên có một số loại phẫu thuật chỉnh sửa còn phức tạp hơn và có chi phí cao hơn lần phẫu thuật đầu, ví dụ như chỉnh sửa kết quả sau khi nâng ngực chảy xệ kết hợp đặt túi độn, điều trị tình trạng ngực ống hoặc co thắt bao xơ. Lý do cần chỉnh sửa ở mỗi người đều không giống nhauvà do đó, bác sĩ sẽ cần tiến hành kiểm tra chính xác để đưa ra kế hoạch mổ thích hợp. Các ca phẫu thuật chỉnh sửa phức tạp có thể có chi phí khoảng $8000 - 13000 hoặc hơn, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vấn đề.

Tổng số điểm của bài viết là: 20 trong 4 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Điều trị giãn tĩnh mạch- Dr Huệ

 5 năm trước
 1187 Đã xem
Căng da mặt- Dr Huệ

 5 năm trước
 909 Đã xem
Độn cằm và nâng gò má- Dr Huệ

 5 năm trước
 1280 Đã xem
Hút mỡ- Dr Huệ

 5 năm trước
 801 Đã xem
Căng da bụng- Dr Huệ

 5 năm trước
 830 Đã xem
Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Chỉnh sửa ngực hư hỏng giá bao nhiêu?

 5 năm trước
 19
 Đã xem 2358

Một năm trước tôi đã thực hiện nâng ngực bằng túi độn, nhưng tôi nghĩ một bên vú của mình đã bị tình trạng lồi đáy vú. Tôi đặt túi độn kích cỡ 430 cc ở dưới cơ. Vậy mức chi phí chỉnh sửa trung bình là bao nhiêu?

Đi máy bay sau phẫu thuật chỉnh sửa ngực hỏng?

 5 năm trước
 13
 Đã xem 2966

Bao lâu sau khi chỉnh sửa nâng ngực thì tôi có thể đi một chuyến bay kéo dài 2,5 giờ đồng hồ? Tôi hẹn bác sĩ mổ để chỉnh sửa ngực hư hỏng của mình và không biết thời điểm nào an toàn để có thể bay về?

Nâng ngực bị hỏng, bao lâu sau có thể chỉnh sửa?

 5 năm trước
 17
 Đã xem 6177

Mới đây tôi đã phẫu thuật ngực nhưng không hài lòng với kích cỡ đạt được. Tôi phải chờ bao lâu mới có thể chỉnh sửa lại?

Tiếp tục lồi đáy vú sau phẫu thuật chỉnh sửa ngực hỏng?

 3 năm trước
 4
 Đã xem 976

2 năm trước tôi có treo ngực sa trễ và nâng ngực bằng túi độn Mentor 375 cc, độ nhô vừa. Ba tháng sau thì bị đáy vú nên 1 năm sau (từ ca phẫu thuật đầu) tôi phẫu thuật lần hai để đổi sang túi độn độ nhô cao, 300 cc và đặt dưới cơ. Ngay sau đấy thì tôi thấy hình như túi độn bị lệch nên đến gặp bác sĩ thì họ bảo là không sao cả. Tôi cao 1m6, nặng 52kg và size ngực là 36D. Tôi có thường xuyên tập thể dục nhưng không hề tập cơ ngực và có mặc áo lót thể thao.

Chỉnh lại ngực hỏng

 3 năm trước
 0
 Đã xem 473

Em chào bác sỹ! Tình trạng ngực e sau khi đi thẩm mỹ ở cơ sở nhỏ lẻ nay bị bên dài bên ngắn và bên to bên nhỏ. Hướng của ngực to hơn chếch ra phía bên ngoài nên khi mặc áo con ngực em bị lệch hẳn sang một bên. Cho e hỏi là ngực e có cơ hội chỉnh lại cho cân đối đc ko ạ?

Tin liên quan
Chỉnh sửa mũi hỏng sau nâng mất bao lâu mới bình thường trở lại?
Chỉnh sửa mũi hỏng sau nâng mất bao lâu mới bình thường trở lại?

Với đặc trưng mũi thấp tẹt của người Châu Á chúng ta mà phẫu thuật nâng mũi thẩm mỹ đang ngày càng trở nên phổ biến hơn bao giờ hết.

Cắt mí hỏng: lưu ý khi chỉnh sửa
Cắt mí hỏng: lưu ý khi chỉnh sửa

Với suy nghĩ cởi mở hơn về phẫu thuật thẩm mỹ, ngày nay không chỉ chị em phụ nữ mà thậm chí cả cánh mày râu cũng rỉ tai nhau đi làm đẹp.

4 yếu tố quyết định trong chỉnh sửa cắt mí hỏng
4 yếu tố quyết định trong chỉnh sửa cắt mí hỏng

Tái phẫu thuật chỉnh sửa cắt mí hỏng là điều chẳng ai mong muốn gặp phải, nhưng vì ngay từ đầu bệnh nhân không may thực hiện ở các cơ sở thẩm mỹ không uy tín, bác sĩ thực hiện tay nghề, chuyên môn kém mà không tránh khỏi tình trạng biến dạng mí mắt.

Hút mỡ lần 2, chỉnh sửa hút mỡ bị hỏng
Hút mỡ lần 2, chỉnh sửa hút mỡ bị hỏng

Chỉnh sửa hút mỡ hỏng giúp chỉnh sửa tình trạng bất đối xứng, lồi lõm, và bất kỳ kết quả không mong muốn nào từ quy trình hút mỡ trước đó. Nó thường được thực hiện ở vùng bụng và đùi trong hoặc đùi ngoài bởi vì da vùng này mỏng hoặc thường căng giãn nên dễ lộ.

Chỉnh sửa nâng mông hỏng
Chỉnh sửa nâng mông hỏng

Sau phẫu thuật nâng mông bằng mỡ tự thân BBL, nếu không hài lòng với kết quả hoặc xảy ra các biến chứng thì có thể cần chỉnh sửa.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây