CẮM VÍT NIỀNG RĂNG LÀ GÌ? KHI NÀO CẦN CẮM VÍT NIỀNG RĂNG?
Cắm vít niềng răng là thủ thuật hỗ trợ cho quá trình niềng răng hiệu quả và tối ưu hơn. Vít niềng răng có tên chính xác là minivis, hay còn tên gọi khác là vít chỉnh nha. Nó là các vít nhỏ, có tác dụng tạo các điểm neo chặn cố định, giúp kéo dịch chuyển răng về đúng vị trí mong muốn. Minivis được chế tác từ vật liệu titanium và có dạng xoắn ốc, nó khá giống với trụ Implant, tuy nhiên, có kích thước nhỏ hơn nhiều so với Implant. Mỗi vít niềng có chiều dài khoảng 6 – 12mm và đường kính trung bình chỉ từ 1.4 – 2mm.
Khi nào cần cắm vít niềng răng?
Sau thời gian niềng răng từ 3 – 6 tháng, bác sĩ có thể chỉ định cắm vít nếu thấy cần thiết. Các minivis thường áp dụng cho các trường hợp niềng răng mắc cài kim loại. Vị trí cắm vít thường nằm ở răng số 5 hoặc số 6. Một số trường hợp cắm vít tại các vị trí răng cửa. Tuy nhiên tùy theo tình trạng răng của mỗi người, Bác sĩ sẽ lựa chọn những vị trí thích hợp nhất.
Thông thường, bạn cần cắm từ 2 – 4 minivis cân đối cho mỗi bên của hàm răng trên hoặc hàm dưới. Tuy nhiên, cũng tùy theo trường hợp răng, Bác sĩ sẽ đưa ra số lượng các minivis phù hợp.
Cắm vít niềng răng có đau không?
Hầu hết mọi người đều có chung lo lắng là cắm vít niềng răng sẽ bị đau. Tuy nhiên, khi tiến hành bắt vít, bác sĩ sẽ thực hiện bôi tê và tiêm tê giảm đau. Do đó, trong quá trình thực hiện bạn sẽ không cảm thấy đau hay khó chịu. Sau khi hoàn tất, thuốc tê hết tác dụng, ngày đầu có thể sẽ cảm thấy hơi ê nhẹ thôi, và hoàn toàn không “kinh khủng” như bạn lo sợ đâu ạ
NHA KHOA LAVITA – CHANGE YOUR SMILE CHANGE YOUR LIFE
Địa chỉ: Tầng 1- Tòa nhà 34T Hoàng Đạo Thúy - phường Trung Hòa - quận Cầu Giấy - Hà Nội
Tôi không muốn niềng răng, liệu dán sứ veneer có tốt hơn không?
Hai răng cửa của tôi to hơn so với những răng còn lại, trong đó có một răng còn hơi bị lệch một chút. Ngoài ra, hai răng bên cạnh còn hơi thụt vào bên trong. Tôi không muốn đeo niềng, vậy bằng phương pháp dán sứ veneer có giải quyết được vấn đề không?
Có thể dùng niềng răng trong suốt Invisalign sau khi niềng răng truyền thống không?
Tôi đã dùng niềng răng kim loại (có mắc cài) để điều chỉnh vấn đề răng hô và thu hẹp răng thưa nhưng sau khi tháo niềng tôi lại không dùng hàm duy trì. Vì thế, hiện tại các răng lại bắt đầu xuất hiện khoảng trống. Tôi đã tháo niềng được vài năm và không biết bây giờ nên làm gì. Liệu niềng răng trong suốt Invisalign (không mắc cài) có phải là giải pháp tốt nhất đối với vấn đề của tôi không? Tôi có thể cần dùng hàm duy trì không?
Lựa chọn niềng răng truyền thống hay niềng Invisalign đối với răng khấp khểnh, thưa và khớp cắn sâu?
Răng của tôi bị khấp khểnh ở hàm dưới, thưa và chìa ra ở hàm trên, đồng thời, hàm trên nhô ra ngoài so với hàm dưới. Tôi nên chọn phương pháp niềng răng truyền thống có mắc cài hay niềng răng trong suốt Invisalign? Quá trình điều trị sẽ kéo dài bao lâu?
Tôi trồng 3 răng giả, tôi có thể niềng răng hay dùng hàm duy trì không?
Tôi có ba răng giả, 2 răng nanh và một răng tiền hàm ở hàm trên. Tôi nhận thấy hai răng cửa đang có dấu hiệu chìa ra ngoài. Tôi nên dùng hàm duy trì hay niềng răng để đẩy răng lại vị trí cũ?
Sau khi niềng răng thì nên dùng loại hàm duy trì nào, nhựa trong suốt hay kim loại?
Tôi đeo niềng răng 18 năm trước. Sau đó bác sĩ cho tôi dùng hàm duy trì trông giống như niềng răng trong suốt Invisalign. Tôi rất thích chiếc hàm duy trì này vì nó giữ cho răng tôi thẳng hàng trong suốt nhiều năm. Nhưng khi tôi làm mất nó và đến gặp một bác sĩ khác để mua một chiếc mới thì bác sĩ lại đưa cho tôi hàm duy trì bằng kim loại. Tôi nhận thấy khi dùng loại hàm duy trì kim loại này thì răng không được thẳng như hàm bằng nhựa mà tôi dùng trước đây. Có phải hàm kim loại không tốt bằng hàm nhựa không?
Các hướng dẫn chăm sóc răng miệng cơ bản khi đeo niềng răng và hàm duy trì
Invisalign là một trong những giải pháp nắn chỉnh răng mới nhất hiện nay. Loại niềng này gần như vô hình, khiến nó trở thành một trong những lựa chọn phù hợp cho rất nhiều thanh thiếu niên và cả người lớn tuổi.
Nếu như răng mọc xiên vẹo, khấp khểnh thì sẽ rất khó khăn để tiếp cận một số vị trí trên hàm khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa và đó là những vị trí rất dễ bị sâu răng.
Khi có hàm răng khấp khểnh thì bạn sẽ chẳng thể nào có nụ cười đẹp được. Rất nhiều người khi đến tuổi trưởng thành vẫn có nhu cầu nắn thẳng răng nhưng lại ngại đeo niềng răng mắc cài truyền thống vì lo bị lộ.
Invisalign là những khay niềng bằng nhựa trong suốt, có thể tháo rời nên ngoài ưu điểm kín đáo, ít bị lộ hơn niềng truyền thống ra thì loại niềng này còn giúp cho vệ sinh răng miệng trở nên dễ dàng hơn nhiều.