BAND NIỀNG RĂNG LÀ GÌ? KHI NÀO CẦN GẮN BAND NIỀNG RĂNG?
Bên cạnh mắc cài và dây cung thì band niềng răng cũng là một trong những khí cụ nha khoa quan trọng trong quá trình chỉnh nha. Band niềng răng được làm bằng kim loại, cấu tạo cứng chắc, có dạng hình tròn hoặc hơi vuông. Tác dụng của nó là giúp răng di chuyển về đúng vị trí trên cung hàm.
Cấu tạo của band răng sẽ bao gồm các bộ phận sau đây:
* Móc (hook) phía ngoài dùng để gắn dây thun, lò xo.
* Các ống (tube) ở phía má dùng để luồn dây cung.
* Ống nhỏ (tube) dưới lưỡng dùng để gắn khí cụ.
Khi nào cần gắn band niềng răng?
Ngay sau khi răng đã được tách kẽ để tạo khoảng trống, các bác sĩ sẽ tiến hành gắn band niềng răng. Band thường được gắn vào răng số 6 và răng số 7. Tùy vào tình trạng răng của mỗi người bác sĩ sẽ chỉ định đặt band phù hợp.
Gắn band niềng răng có tác dụng giữ dây cung cho thật chắc. Từ đó, dây cung có thể tạo lên răng một lực điều chỉnh thích hợp và đảm bảo quá trình dịch chuyển răng đúng với phác đồ điều trị của bác sĩ. Thời gian đặt band niềng răng thường kéo dài từ 20-30 phút.
Trường hợp nào cần gắn band niềng răng?
Band niềng răng là dụng cụ hỗ trợ tạo điểm lực, kết nối với các khí cụ khác để hệ thống chỉnh nha được hoàn chỉnh. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng cần phải gắn band niềng răng.
Thông thường, gắn band niềng răng chỉ được thực hiện cho những trường hợp thân răng ngắn, khớp cắn sâu. Hoặc các tình huống cần kết hợp với các loại khí cụ nha khoa. Chẳng hạn như: cung lưỡi, nong hàm, khí cụ di xa nhằm hỗ trợ răng dịch chuyển nhanh chóng.
NHA KHOA LAVITA – CHANGE YOUR SMILE CHANGE YOUR LIFE
Địa chỉ: Tầng 1- Tòa nhà 34T Hoàng Đạo Thúy - phường Trung Hòa - quận Cầu Giấy - Hà Nội
Tôi không muốn niềng răng, liệu dán sứ veneer có tốt hơn không?
Hai răng cửa của tôi to hơn so với những răng còn lại, trong đó có một răng còn hơi bị lệch một chút. Ngoài ra, hai răng bên cạnh còn hơi thụt vào bên trong. Tôi không muốn đeo niềng, vậy bằng phương pháp dán sứ veneer có giải quyết được vấn đề không?
Có thể dùng niềng răng trong suốt Invisalign sau khi niềng răng truyền thống không?
Tôi đã dùng niềng răng kim loại (có mắc cài) để điều chỉnh vấn đề răng hô và thu hẹp răng thưa nhưng sau khi tháo niềng tôi lại không dùng hàm duy trì. Vì thế, hiện tại các răng lại bắt đầu xuất hiện khoảng trống. Tôi đã tháo niềng được vài năm và không biết bây giờ nên làm gì. Liệu niềng răng trong suốt Invisalign (không mắc cài) có phải là giải pháp tốt nhất đối với vấn đề của tôi không? Tôi có thể cần dùng hàm duy trì không?
Lựa chọn niềng răng truyền thống hay niềng Invisalign đối với răng khấp khểnh, thưa và khớp cắn sâu?
Răng của tôi bị khấp khểnh ở hàm dưới, thưa và chìa ra ở hàm trên, đồng thời, hàm trên nhô ra ngoài so với hàm dưới. Tôi nên chọn phương pháp niềng răng truyền thống có mắc cài hay niềng răng trong suốt Invisalign? Quá trình điều trị sẽ kéo dài bao lâu?
Tôi trồng 3 răng giả, tôi có thể niềng răng hay dùng hàm duy trì không?
Tôi có ba răng giả, 2 răng nanh và một răng tiền hàm ở hàm trên. Tôi nhận thấy hai răng cửa đang có dấu hiệu chìa ra ngoài. Tôi nên dùng hàm duy trì hay niềng răng để đẩy răng lại vị trí cũ?
Sau khi niềng răng thì nên dùng loại hàm duy trì nào, nhựa trong suốt hay kim loại?
Tôi đeo niềng răng 18 năm trước. Sau đó bác sĩ cho tôi dùng hàm duy trì trông giống như niềng răng trong suốt Invisalign. Tôi rất thích chiếc hàm duy trì này vì nó giữ cho răng tôi thẳng hàng trong suốt nhiều năm. Nhưng khi tôi làm mất nó và đến gặp một bác sĩ khác để mua một chiếc mới thì bác sĩ lại đưa cho tôi hàm duy trì bằng kim loại. Tôi nhận thấy khi dùng loại hàm duy trì kim loại này thì răng không được thẳng như hàm bằng nhựa mà tôi dùng trước đây. Có phải hàm kim loại không tốt bằng hàm nhựa không?
Các hướng dẫn chăm sóc răng miệng cơ bản khi đeo niềng răng và hàm duy trì
Invisalign là một trong những giải pháp nắn chỉnh răng mới nhất hiện nay. Loại niềng này gần như vô hình, khiến nó trở thành một trong những lựa chọn phù hợp cho rất nhiều thanh thiếu niên và cả người lớn tuổi.
Nếu như răng mọc xiên vẹo, khấp khểnh thì sẽ rất khó khăn để tiếp cận một số vị trí trên hàm khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa và đó là những vị trí rất dễ bị sâu răng.
Khi có hàm răng khấp khểnh thì bạn sẽ chẳng thể nào có nụ cười đẹp được. Rất nhiều người khi đến tuổi trưởng thành vẫn có nhu cầu nắn thẳng răng nhưng lại ngại đeo niềng răng mắc cài truyền thống vì lo bị lộ.
Invisalign là những khay niềng bằng nhựa trong suốt, có thể tháo rời nên ngoài ưu điểm kín đáo, ít bị lộ hơn niềng truyền thống ra thì loại niềng này còn giúp cho vệ sinh răng miệng trở nên dễ dàng hơn nhiều.