Viêm nang lông và cách điều trị
Viêm nang lông là gì?
Mỗi sợi lông trên cơ thể bạn phát triển từ một nang nằm dưới da. Viêm nang xảy ra khi nang lông bị nhiễm trùng.
Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm nang lông
Tình trạng khó chịu này khiến cho mụn nhọt hoặc mụn mủ hình thành xung quanh các nang lông. Các vết loét có thể hình thành màng cứng, sần sùi, ngứa và khó chịu hoặc đau nếu tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.
Viêm nang lông thường xảy ra ở cổ, dưới cánh tay, ở vùng háng, trên mặt, chân và mông.
Nguyên nhân gây viêm nang lông
Các nang lông bị viêm khi vi khuẩn luôn hiện diện trên da của chúng ta, thường là Staphylococcus, xâm nhập vào nang. Điều này có thể xảy ra khi một cái gì đó kích thích các nang, tạo ra một lỗ mở mà qua đó vi khuẩn có thể xâm nhập vào.
Ví dụ, quần áo cọ xát da, các vết cắt hoặc cạo, quấn băng gạc trên da quá lâu, hoặc cạo râu có thể dẫn đến nang lông bị nhiễm trùng.
Một nguyên do khác dẫn đến loại ban này là do vi khuẩn trong những bể bơi mất vệ sinh và bồn nước nóng. Trẻ em có xu hướng ở trong nước lâu hơn người lớn, do đó chúng có nhiều khả năng bị viêm nhiễm, đặc biệt là khi bộ đồ tắm ướt chạm vào da của chúng. Viêm nang lông cũng phổ biến hơn ở những người có tình trạng da như chàm hoặc có mụn trứng cá. Và có nhiều khả năng xuất hiện hơn khi thời tiết ấm và ẩm.
Điều trị viêm nang lông
Việc điều trị cho trẻ em phụ thuộc vào độ tuổi, độ nặng của bệnh, và loại vi khuẩn gây bệnh. Hãy yêu cầu bác sĩ chẩn đoán. Bạn có thể điều trị dễ dàng cho bé tại nhà hoặc cần thuốc kê toa như thuốc kháng sinh hoặc thuốc bôi tại chỗ.
Để ngăn ngừa bệnh viêm nang lông, giữ da và quần áo trẻ luôn sạch sẽ và khô ráo, đặc biệt là trong thời tiết ấm áp, và tránh quần áo quá chật, gây cọ xát vào da bé.
Viêm da tiết bã có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Ở người lớn, viêm da tiết bã là nguyên nhân gây ra gàu còn ở trẻ sơ sinh, tình trạng này được dân gian gọi là “cứt trâu” và có biểu hiện là những mảng vảy dày có màu nâu vàng trên đầu của trẻ.
Bệnh ghẻ cực kỳ dễ lây, và bất cứ ai cũng có thể bị - ngay cả khi chúng ta đã được vệ sinh một cách tỉ mỉ. Nó thường xuất hiện ở nhiều hơn một thành viên trong gia đình hoặc trong các nhóm trẻ em ở nhà trẻ hoặc trường học. Không có khoảng thời gian cụ thể nào trong năm mà bệnh ghẻ phát triển nhiều hơn.
Chốc lở thường không gây nguy hiểm, nhưng nó có thể ngứa và mất thẩm mỹ. Ngoài ra cũng có thể xảy ra các biến chứng - như các bệnh nhiễm trùng da nghiêm trọng, để lại sẹo và viêm thận - vì thế điều quan trọng là phải điều trị triệt để.
Hậu quả lâu dài của viêm gan A thường ít nghiêm trọng hơn so với viêm gan B hoặc C. Tuy nhiên, viêm gan A không phải là căn bệnh có thể xem nhẹ và những trường hợp xấu nhất có thể gây tổn thương gan, thậm chí tử vong.
Ở người bị bệnh, Neisseria meningitidis sống ở vùng hầu họng và lây lan qua các giọt nhỏ ở đường thở hoặc chất tiết ở cổ họng. Ho, hắt hơi, hôn và dùng chung chai nước hoặc dụng cụ sẽ dẫn đến lây bệnh.
- 1 trả lời
- 1612 lượt xem
Object
- 1 trả lời
- 1805 lượt xem
Bé nhà em làm phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm. Tuần thứ 37 của thai kỳ em bị thiếu ối nên con chậm tăng cân. Em mổ đẻ ở tuần thứ 38, con chỉ nặng 2,6kg. Hiện tại bé được 11 tháng tuổi nhưng chỉ nặng 6,5kg và cao 70cm. Tháng đầu bé tăng 1kg, tháng thứ 2 tăng 600gr và sau đó mỗi tháng bé chỉ tăng khoảng 300gr. Xương bé rất nhỏ, người trong bé nhỏ như mới 3 tháng tuổi ấy ạ. Em có cho bé đi kiểm tra máu tổng quát nhưng vẫn không cải thiện. Bác sĩ có cách nào giúp con em to khỏe hơn không ạ?
- 1 trả lời
- 1124 lượt xem
Em sinh bé trai nặng 3,7kg. Hiện giờ bé được 7 tháng 7 ngày và nặng 8kg, dài 67,7kg. Bé bú sữa mẹ kết hợp sữa công thức. 4 tháng đầu trộm vía bé ăn ngoan, ngủ ngoan. Nhưng đến tháng thứ 5 bé biếng bú và ít ngủ hẳn đi. Đến nay 7 tháng thì bé ăn 2 bữa bột và 2 bữa sữa. Mỗi bữa tầm 80ml sữa, nhưng ngủ mới chịu bú, thức là bé không bú bình. Đút thìa cũng nhè ra. Em đã thay đổi 3 loại sữa là meiji, morinaga, nan mà vẫn không thay đổi. Cả ngày mà bỉm của bé vẫn nhẹ tênh, nước vàng khè. Em phải làm gì để bé có thể ti bình lúc thức ạ? Còn một vấn đề nữa là bé nhà em bị rụng tóc vành khăn. Từ nhỏ đến giờ bé rất khó ngủ và khi ngủ thì hay thức dậy về đêm. Khi bé được 4 tháng em cho bé đi khám thì bác sĩ cho uống Relacti Extra và kê bổ sung magie, canxi. Bé uống Relacti Extra đã dễ ngủ hơn nhưng đêm vẫn thức dậy. Em cho bé uống Relacti Extra 5 hôm là dừng vì sợ có hại cho bé. Giờ em muốn tiếp tục cho bé uống Relacti Extra trở lại được không ạ? Giờ bé vẫn đang uống ostelin loại canxi kết hợp D3. Lịch sinh hoạt của bé nhà em như sau: Sáng: 7-9h: chơi. 9-10h: ngủ và đút cho ăn 80ml sữa công thức (tỉnh dậy là không ăn). 10-11h30: chơi và tắm. 11h30: ăn dặm 150-200ml cháo. 12h30: ngủ (có hôm không ngủ) 2h-3h: canh cho uống 80ml sữa. 3h: bữa phụ hoa quả (hôm có hôm không) . 6h: ăn 150ml cháo. 9h-10h: ti mẹ. Từ lúc này là lục đục ti mẹ cả đêm và trằn trọc để ngủ. Lịch sinh hoạt của bé như này có cần điều chỉnh gì không ạ?
- 1 trả lời
- 1371 lượt xem
Bé gái nhà em mới sinh được 1 tuần tuổi. Khi thay tã cho con, em phát hiện ra ở 2 bên bẹn của bé có 2 mảng da bị sạm đen lại. Tại sao bé lại bị sạm đen thế ạ? Và có cách gì để điều trị cho bé không ạ?
- 1 trả lời
- 636 lượt xem
Bé nhà em hiện đang được 31 ngày tuổi. Em muốn cho bé nằm điềuh hòa mà chỉ sợ bé bị viêm phổi. Nếu em cho bé nằm điều hòa thì nên để ở nhiệt độ bao nhiêu ạ? Và khi đó có nên cho bé đeo bao tay, bao chân, đội mũ thóp, mặc quần áo dài không ạ? Em có thể cho bé nằm điều hòa cả ngày lẫn đêm không hay chỉ cho nên nằm lúc trưa nóng đến chiều tối và thời gian còn lại thì sẽ mở cửa và bật quạt ạ?