1

Tâm sự bà bầu: Đối phó với cao huyết áp mạn tính

Chẩn đoán bị cao huyết áp trong thai kỳ có thể gây căng thẳng và lo lắng. Dưới đây là một số bí quyết, lời khuyên từ những bà bầu bị huyết áp cao.
Tâm sự bà bầu: Đối phó với cao huyết áp mạn tính Tâm sự bà bầu: Đối phó với cao huyết áp mạn tính

Hãy chủ động

“Có một số loại thuốc trị cao huyết áp được cho là an toàn để sử dụng khi mang thai. Tôi đã đổi từ lisinopril (không an toàn) thành labetalol (được xem là an toàn). Mặc dù tôi vẫn chưa mang bầu, nhưng việc biết rằng thuốc huyết áp mà tôi đang dùng không có khả năng gây hại cho đứa con trong tương lai của tôi khiến cho tâm trí của tôi thoải mái.” - Jazzgrl3141

“Bác sĩ của tôi đã đổi thuốc huyết áp khi tôi bắt đầu cố gắng thụ thai, điều này đã giúp tôi tìm được thuốc thích hợp trước khi mang bầu.” - RhiannaPat

“Tôi đã dùng labetalol một thời gian và chỉ số huyết áp của tôi cuối cùng đã ổn! Phải mất một chút thời gian để việc chuyển thuốc có hiệu quả. Hiện tại bác sĩ của tôi muốn tôi ghi lại chỉ số huyết áp của tôi hàng ngày và gửi email cho ông ấy mỗi tuần.” - Little1smommy

Ủng hộ bản thân

“Hãy lắng nghe cơ thể của bạn và thảo luận mối quan tâm của bạn với đội ngũ chăm sóc sức khoẻ của bạn. Hãy trở thành người ủng hộ tốt nhất cho sức khoẻ của bạn (và của con bạn)!” - Raskie12

“Tôi có chỉ số huyết áp cao trong 3 tuần. Tôi đã rất căng thẳng do công việc. Khi tôi giảm bớt số công việc và ngừng nỗ lực trở thành một nhân viên hoàn hảo, huyết áp của tôi đã giảm xuống mức bình thường”. - Flightoffancy 1020

Tự đo huyết áp

“Hãy tự kiểm tra huyết áp tại nhà. Bác sĩ của tôi đã chẩn đoán tôi bị hội chứng áo choàng trắng vì huyết áp của tôi tăng lên tại phòng khám của bà ấy.” - BriAgWH09P

“Tôi bị hội chứng áo choàng trắng. Tôi đã mua một máy đo huyết áp để tự đo ở nhà, chỉ để đảm bảo là nó ổn.” - Deschaa4

“Tôi bị hội chứng áo choàng trắng. Tôi có một máy đo huyết áp tại nhà và đo huyết áp một đến ba lần mỗi ngày. Chỉ số của tôi khi ở nhà thấp hơn rất nhiều. Tôi giữ một bản ghi và mang đến trong các cuộc hẹn với bác sĩ.” - VaKatybug

Kế hoạch phòng chống

“Aspirin liều thấp là phương pháp phòng ngừa tốt nhất đối với tiền sản giật, vì thế tôi ổn khi uống nó. Bạn có thể uống 81 miligam mỗi ngày. Tôi rất dễ bị tiền sản giật và vẫn dùng aspirin để phòng ngừa chứng tiền sản giật, vì tôi bị nó trong thai kỳ đầu tiên.” - Shamandreaming

“Tôi chú ý đến huyết áp, chế độ ăn uống, hoạt động thể chất và mức độ căng thẳng trong suốt thai kỳ của tôi. Huyết áp của tôi đã tăng lên trong tháng cuối cùng của thai kỳ nhưng vẫn nằm trong sự kiểm soát. Con tôi đã được sinh ra khỏe mạnh và ngoại trừ việc sinh lâu, chúng tôi không có bất kỳ vấn đề phức tạp nào.” - Grace917

Thực phẩm tốt

“Hãy tìm kiếm trên Google về thực phẩm có chứa nhiều kali. Có rất nhiều thực phẩm có nhiều kali hơn chuối.” - Ariel815

“Tôi nạp ít nhất 100 gram protein mỗi ngày, có nghĩa là ăn từ 4 đến 5 bữa nhỏ mỗi ngày với protein lành mạnh trong đó. Cho đến nay, tôi không bị sưng mắt cá chân và không có protein trong nước tiểu của tôi.” - MandyKatie

“Tôi luôn nghĩ rằng tôi đã ăn rất nhiều protein cho đến khi tôi bắt đầu theo dõi nó. Tôi đã nạp được khoảng 45 gram, nhưng mục tiêu của tôi là 80 gram. Hiện tại, tôi ăn sữa chua Hy Lạp (Greek yogurt), pho mát từ sữa đã gạn kem và diêm mạch (quinoa). Ngoài ra, việt quất được cho là có thể làm hạ huyết áp một cách tự nhiên. Tôi bắt đầu theo dõi huyết áp của tôi ba lần một ngày khi tôi thực hiện những thay đổi về protein và nó đã giảm xuống.” - lolajessup

Hồi phục sau sinh

“Huyết áp của tôi đã cao lên một cách đáng kinh ngạc (200/114) và bây giờ đã giảm xuống (trung bình khoảng 150/90) với hai loại thuốc trong bốn tuần sau sinh. Bây giờ tôi đang rất nỗ lực: cố gắng giảm cân, uống nhiều nước, tập yoga, ăn khỏe và đi bộ. Tôi nghĩ vấn đề lớn nhất của tôi là thư giãn và bỏ qua mọi thứ, điều rất khó khăn khi có 2 đứa con. May mắn là đứa bé mới sinh của tôi đứa trẻ ngọt ngào nhất và chỉ khóc khi bé đói!” – MrsClauda

“Cố gắng đừng căng thẳng. Hãy tự đối tốt với bản thân mình. Nhiệm vụ của bạn là hồi phục sau khi sinh, chăm sóc thật tốt bản thân và đứa trẻ.” – Laurendnvr

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Cao huyết áp mạn tính và việc lựa chọn phương pháp sinh đẻ
Cao huyết áp mạn tính và việc lựa chọn phương pháp sinh đẻ

Việc chọn phương pháp sinh tùy thuộc vào mức độ kiểm soát huyết áp của bạn tốt như thế nào cùng tình trạng của bạn và thai nhi như nào khi thai kỳ tiến triển.

Kiểm soát cao huyết áp mạn tính trong thời kỳ mang thai
Kiểm soát cao huyết áp mạn tính trong thời kỳ mang thai

Huyết áp mạn tính có thể dao động từ mức nhẹ đến nặng. Nó cũng phụ thuộc vào việc bạn có bất kỳ vấn đề sức khoẻ nào khác hay không...

Bệnh lây truyền qua đường tình dục trong quá trình mang thai
Bệnh lây truyền qua đường tình dục trong quá trình mang thai

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục STIs có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng về sức khoẻ cho bà bầu và thai nhi.

Sốt xuất huyết Dengue trong thai kỳ
Sốt xuất huyết Dengue trong thai kỳ

Dengue đặc biệt nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai vì họ có thể lây virus sang con trong thai kỳ hoặc trong khi sinh.

Huyết áp cao và cho con bú sữa mẹ
Huyết áp cao và cho con bú sữa mẹ

Nếu bị cao huyết áp trước hoặc trong khi mang bầu, bạn có thể cần thuốc để điều trị sau khi sinh con. Và những điều tốt nhất cho sức khoẻ của bạn có thể không tốt cho trẻ sơ sinh. Hãy thảo luận về những lợi ích và rủi ro của việc cho con bú sữa mẹ và cho trẻ bú sữa công thức với bác sĩ để tìm ra phương án phù hợp nhất cho mình.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Mang thai có thể cải thiện các bệnh mạn tính không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  679 lượt xem

- Bác sĩ ơi, nhiều người nói mang thai có thể cải thiện các bệnh mạn tính. Điều này có đúng không, thưa bác sĩ?

Mang thai 23 tuần huyết áp 135 có nguy cơ ngộ độc thai kỳ 3 tháng cuối không?
  •  3 năm trước
  •  0 trả lời
  •  850 lượt xem

Em đang mang thai 23w, em mới đi siêu âm tuần 22 thì bình thường. Sáng nay e có đi tiêm uốn ván ở trạm y tế thì huyết áp của em là 135 ,chiều nay đo lại vẫn 134 . Bác sĩ cho em hỏi em có nguy cơ bị ngộ độc thai kỳ 3 tháng cuối không ạ?

Tính thế nào để biết tuổi thai?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  501 lượt xem

Em thường có vòng kinh là 35 ngày. Ngày kinh cuối cùng của em là 13/10/2020 Vậy bác sĩ cho em hỏi: tính đến thời điểm hiện tại là thai của em được bao nhiêu tuần? Và khi siêu âm, đến tuần thứ bao nhiêu thì mới đo được độ mờ da gáy ạ?

Thai 14 tuần hay ra huyết âm đạo
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  4379 lượt xem

Em đã có một bé sinh mổ 7 tuổi và 2 lần bị sảy thai. Lần này, đang mang thai 14 tuần, thấy ra máu nên em vào viện khám. Xem kết quả siêu âm, bs bảo nhìn chung các chỉ số đều bình thường. Duy chỉ có bờ dưới bánh nhau bám thấp đến lỗ trong cổ tử cung là cần lưu ý. Bác sĩ cho thuốc đặt và hẹn tuần sau tái khám. Nhưng về nhà hôm sau, máu vẫn ra. Vậy em có nên trở lại bệnh viện ngay hay đợi tuần sau khám ạ?

Mẹ bầu 26 tuần bị suy giãn tĩnh mạch có đáng lo?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  448 lượt xem

Em mang thai bé thứ hai được 26 tuần. Gần đây, em chợt thấy xuất hiện 1 mảng tím bầm gần đầu gối. thỉnh thoảng hơi nóng trong da và đau nhức. Có phải em bị suy giãn tĩnh mạch rồi, phải không bác sĩ?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây