1

Tại sao cần tiêm vắc xin viêm gan B cho trẻ?

Mặc dù thanh thiếu niên và người lớn có nguy cơ mắc bệnh viêm gan B cao nhất, nhưng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng có thể mắc bệnh này, ngay cả khi không có ai trong gia đình mắc bệnh.
Tại sao cần tiêm vắc xin viêm gan B cho trẻ? Tại sao cần tiêm vắc xin viêm gan B cho trẻ?

Sự phát triển của căn bệnh viêm gan B

Trước khi văc xin được đưa vào Mỹ vào năm 1982, khoảng 25.000 trẻ em dưới 5 tuổi được chẩn đoán mắc bệnh mỗi năm, và chỉ có 6.000 trong số đó đã lây truyền từ mẹ của chúng trong khi sinh. Mặc dù chúng ta không biết nguồn gốc của tất cả các bệnh nhiễm trùng này, nhưng có thể hiểu được rằng trong một số trường hợp, siêu vi khuẩn viêm gan B đã lây lan từ người này sang người khác ở nhà hoặc nhà trẻ nơi các bé được gửi.

Nhiều người không hiểu được tầm nghiêm trọng của bệnh viêm gan B và thường nhầm lẫn với các tình trạng bệnh nhẹ. Trên thực tế, viêm gan B đã giết chết khoảng 5.000 người Mỹ và 1 triệu người trên thế giới mỗi năm.

Tại sao cần phải tiêm vắc xin viêm gan B?

Điều quan trọng là trẻ phải được chủng ngừa sớm, vì:

Viêm gan B đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ nhỏ: những người bị bệnh ở độ tuổi trẻ có nhiều nguy cơ phát triển các biến chứng mạn tính về lâu dài như suy gan hoặc ung thư gan. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị bệnh mạn tính có 25% nguy cơ tử vong do những biến chứng này. Bệnh đôi khi có thể được điều trị bằng thuốc và một số bệnh nhân tình trạng có thể cải thiện, nhưng không chữa khỏi dứt điểm được.

Vắc-xin hoạt động hiệu quả hơn: càng được tiêm vắc xin khi tuổi càng trẻ thì hiệu quả phòng chống càng cao. Khoảng 90% người lớn từ 40 tuổi trở lên khi được tiêm vắc xin đều tạo ra miễn dịch tốt, nhưng tỷ lệ tạo miễn dịch ở trẻ sơ sinh là gần 100%.

Bé có thể không được tiêm phòng trong tương lai: Trong một số trường hợp, phụ huynh quyết định trì hoãn tiêm vắc xin này cho con vì họ tin rằng có ít hoặc không có nguy cơ con họ phơi nhiễm vì bệnh này thường bị lây nhiễm do tiếp xúc với kim tiêm chứa mầm bệnh hoặc quan hệ tình dục không áp dụng biện pháp bảo vệ. Nhưng việc không tiêm phòng và đợi cho đến khi bé lớn thì thực sự nguy hiểm, vì hầu hết trẻ càng lớn thì càng ít thăm khám bác sĩ và không còn được kiểm tra sức khỏe định kỳ.

Các nghiên cứu cho thấy, mặc dù các bậc cha mẹ nỗ lực chăm sóc sức khỏe cho con tốt nhất, nhưng vẫn có trên 40% trẻ em không được chăm sóc sức khỏe tốt trước độ tuổi thanh thiếu niên. Bảo vệ bé khi còn nhỏ sẽ giúp bé an toàn, khỏe mạnh ngay cả bây giờ và sau này.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Tiêm phòng viêm màng não mô cầu cho trẻ: những điều cần biết
Tiêm phòng viêm màng não mô cầu cho trẻ: những điều cần biết

Ở người bị bệnh, Neisseria meningitidis sống ở vùng hầu họng và lây lan qua các giọt nhỏ ở đường thở hoặc chất tiết ở cổ họng. Ho, hắt hơi, hôn và dùng chung chai nước hoặc dụng cụ sẽ dẫn đến lây bệnh.

Viêm nang lông và cách điều trị
Viêm nang lông và cách điều trị

Viêm nang lông có thể xảy ra ở trẻ em hoặc người lớn, nhưng hiếm khi xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi.

Viêm thanh khí phế quản ở trẻ em
Viêm thanh khí phế quản ở trẻ em

Viêm thanh khí phế quản xuất hiện nhiều nhất trong những tháng lạnh – từ tháng 10 đến tháng 3. Hầu hết các trường hợp mắc bệnh viêm thanh khí phế quản ngày nay không nghiêm trọng, nhưng một khi trường hợp nghiêm trọng có thể cần phải nằm viện.

Viêm phổi ở trẻ em
Viêm phổi ở trẻ em

Viêm phổi có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nhưng thường xuất hiện vào mùa đông và mùa xuân, thường là sau khi bị nhiễm trùng hô hấp trên hoặc cảm lạnh. Nếu bạn cho rằng con của bạn có thể bị viêm phổi, hãy cho bé đi khám bác sĩ ngay.

Viêm phế quản ở trẻ mới biết đi
Viêm phế quản ở trẻ mới biết đi

Trẻ chập chững, trẻ lớn hơn và người lớn thường bị viêm phế quản. Trẻ sơ sinh thường không bị viêm phế quản, mà bị viêm tiểu phế quản (thường do nhiễm virus hợp bào hô hấp).

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Trẻ gần 4 tháng tháng tuổi viêm phổi thùy phải dùng kháng sinh, tiêm thuốc an thần và citi phổi có ảnh hưởng gì đến sức khỏe?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  954 lượt xem

Thưa bác sĩ, bé nhà em được gần 4 tháng tuổi nhưng đã bị viêm phổi thùy, phải nhập viện, bác sĩ đã tiêm 14 mũi kháng sinh. Sau khi nằm viện 1 tuần, bác sĩ khám lại thì thấy phổi bé đã lành, nhưng kết quả chụp phim lại thấy phần trên phổi còn mờ, nghi có khối u trong phổi. Bác sĩ tiếp tục tiến hành citi phổi cho cháu. Kết quả, bé nhà em bị u tuyến ức, bác sĩ kê thuốc prednisdon5mg và aquadetrim, nói về cho bé uống trong vòng 2 tuần thì khối u sẽ hết. Bác sĩ cho em hỏi khối u tuyến ức này có nguy hiểm không ạ? Và việc bé mới 4 tháng tuổi đã tiêm kháng sinh, dùng thuốc an thần và citi phổi có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé không?

Trẻ khi sinh ra bị viêm phổi thì khi nào có thể đi tiêm vắc xin ngừa lao và viêm gan B?
  •  3 năm trước
  •  0 trả lời
  •  654 lượt xem

Bén nhà em sinh non khi thai được 35 tuần, bé nặng 2,3kg. Khi sinh ra bé đã bị viêm phổi và phải tiêm kháng sinh nên bé chưa được tiêm vắc xin lần nào cả. Khi nào thì bé có thể đi tiêm vắc xin ngừa lao và viêm gan B được ạ?

Cảm lạnh khiến trẻ dễ bị viêm tai, đúng hay sai?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  779 lượt xem

- Bác sĩ cho tôi hỏi, cảm lạnh có khiến trẻ dễ bị viêm tai không ạ? Và tình trạng trẻ bị viêm tai có phổ biến không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bé bị viêm họng có phải do bị nhiễm liên cầu khuẩn (strep) hay không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1111 lượt xem

Bé nhà tôi bị viêm họng, có thể nào bé bị viêm họng là do bé đã bị nhiễm liên cầu khuẩn (strep) không ạ?

Viêm họng thông thường và viêm họng do strep (liên cầu khuẩn) khác nhau như thế nào?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  894 lượt xem

- Chào bác sĩ! Họng của con tôi bị sưng, đỏ. Bác sĩ cho tôi hỏi, cháu bị viêm họng thông thường hay bị viêm họng do strep (liên cầu khuẩn) gây nên ạ? Và những dấu hiệu nào thực sự là tình trạng nhiễm trùng vi khuẩn trep? Cảm ơn bác sĩ!

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây