Viêm thanh khí phế quản ở trẻ em
Nội dung chính bài viết:
- Viêm thanh khí phế quản là tình trạng sưng thanh quản và khkis quản, thường gặp nhiều trong khoảng tháng 10 đến tháng 3 (thời tiết lạnh), nguyên nhân thường do virus RSV.
- Trẻ bị viêm thanh khí phế quản sẽ bị ho khan, ho sâu, thở khò khè, tạo nên âm thành ồn ào khi trẻ hít vào. Trong tường hợp nặng, bé có thể gặp nguy hiểm do khó thở.
- Tạo một môi trường ẩm ướt có thể khiến bé dễ chịu hơn. Nếu điều đó chưa thực sự giúp ích, hãy đưa bé đi khám và sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Căn bệnh này dễ lây lan và có thể tái nhiễm. Khi thấy triệu chứng xuất hiện, cha mẹ hãy áp dụng các phương pháp chữa bệnh tại nhà ngay lập tức. Và đừng ngần ngại hỏi tư vấn bác sĩ chuyên môn.
Viêm thanh khí phế quản là gì?
Viêm thanh khí phế quản là tình trạng sưng thanh quản và khí quản. Viêm thanh khí phế quản có thể do dị ứng, vi khuẩn hoặc chất kích thích bị hít vào, nhưng thường là do virut. Hầu hết các trường hợp, thủ phạm là virut parainfluenza, nhưng các loại virut khác - virut hợp bào hô hấp (RSV), adenovirut, cúm và sởi - cũng có thể gây ra tình trạng này.
Viêm thanh khí phế quản thường gặp ở trẻ từ 3 tháng đến 5 tuổi, mặc dù trẻ có thể bị bệnh ở bất cứ độ tuổi nào. Bệnh xuất hiện nhiều nhất trong những tháng lạnh – từ tháng 10 đến tháng 3. Hầu hết các trường hợp mắc bệnh viêm thanh khí phế quản ngày nay không nghiêm trọng, nhưng một khi trường hợp nghiêm trọng có thể cần phải nằm viện.
Triệu chứng của viêm thanh khí phế quản
Bởi vì viêm thanh khí phế quản làm sưng cổ họng và thanh quản, nó làm thay đổi tiếng ho của con bạn. Nếu bé bị ho khan, ho sâu mà có vẻ giống như tiếng hải cẩu, có thể bé đã bị viêm thanh khí phế quản.
Trên thực tế, loại ho này đặc biệt đến mức bác sĩ có thể cho bạn biết đó có phải là viêm thanh khí phế quản hay không chỉ bằng cách lắng nghe con bạn qua điện thoại. Viêm thanh khí phế quản thường xuất hiện sau vài ngày có triệu chứng cảm lạnh và thường tệ hơn vào ban đêm. Khi tình trạng này tiếp tục, con bạn có thể đã thở dốc hoặc thở khò khè, tạo nên âm thanh ồn ào khi bé hít vào. Bé cũng có thể bị khàn giọng và sốt nhẹ.
Viêm thanh khí phế quản thường tồi tệ nhất trong hai hoặc ba đêm đầu tiên, và nó thường biến mất sau một tuần hoặc lâu hơn.
Viêm thanh khí phế quản có nguy hiểm không?
Không nguy hiểm như trước. Ngày nay, vaccine bệnh sởi, Haemophilus influenzae (Hib), và bạch hầu bảo vệ trẻ trước một số dạng viêm thanh khí phế quản nguy hiểm hơn. Hầu hết các trường hợp ngày nay là nhẹ và khỏi trong vòng một tuần mà không có bất kỳ vấn đề gì. Tuy nhiên, nếu con bạn bị viêm thanh khí phế quản nặng, nó có thể dẫn đến tình trạng khó thở nghiêm trọng.
Khi nào tôi nên gọi bác sĩ?
Hãy gọi cho bác sĩ ngay nếu bạn nghi ngờ rằng con của bạn bị viêm thanh khí phế quản. Có lẽ ông ấy sẽ hỏi bạn các câu hỏi cụ thể về tình trạng ho và thở của con bạn, vì vậy để con bạn ở gần bạn trong khi bạn đang gọi điện thoại. Nếu con bạn thở dốc hoặc thở khò khè khi nghỉ ngơi, hãy đưa bé đến bệnh viện.
Mặc dù những triệu chứng này có thể là một phần của một cơn ho, sự xuất hiện của chúng khi con bạn nghỉ ngơi có thể có nghĩa là bé bị sưng nghiêm trọng, có thể đe dọa đến mạng sống, trong cổ họng. Tất nhiên, nếu con bạn dường như đang phải vật lộn để thở và chảy nước dãi, hoặc môi hoặc da của bé chuyển sang màu xanh, hãy gọi cấp cứu ngay.
Làm thế nào để chữa viêm thanh khí phế quản ở trẻ em?
Nếu đây là lần đầu tiên con bạn bị viêm thanh khí phế quản và bác sĩ xác định rằng bé bị nhẹ, bạn có thể chữa bệnh cho bé tại nhà. Không khí ẩm hoặc lạnh dường như làm giảm sưng đường hô hấp, vì vậy có thể đưa bé vào phòng tắm ẩm ướt (bật nước nóng ở vòi sen hoặc bồn tắm và đóng cửa phòng tắm) hoặc ra ngoài trời lạnh trong 15 - 20 phút. Ngồi thẳng hoặc đứng sẽ giúp bé thở dễ dàng hơn. Nếu con bạn còn quá nhỏ để ngồi thẳng hoặc đứng, hãy cố giữ bé thẳng.
Việc điều trị bằng phòng tắm ấm ướt có thể giúp ích, nhưng nó sẽ không làm hết cơn ho. Bạn có thể phải lặp lại điều này mỗi khi con bạn thức dậy ho vào ban đêm. Một máy làm ẩm phun sương trong phòng của con bạn có thể giúp bạn duy trì một môi trường ẩm ướt. (Làm sạch máy làm ẩm hàng ngày bằng dung dịch thuốc tẩy và nước để tránh sự phát triển của nấm mốc và vi khuẩn.) Cũng nên đảm bảo rằng con bạn uống nhiều nước.
Nếu con của bạn đã hơn một tuổi, bạn có thể thử cho bé ngẩng đầu lên một chút trong khi ngủ, để giúp bé dễ ho. (Không sử dụng gối với trẻ sơ sinh, vì điều này làm tăng nguy cơ đột tử khi ngủ (SIDS). Bạn cũng có thể muốn ngủ cùng phòng với con của bạn trong khi bé bị viêm thanh khí phế quản, như vậy bạn sẽ nhận thấy bé có bị khó thở hay không.
Nếu con của bạn bị sốt và không thấy thoải mái, bạn có thể muốn cho bé dùng acetaminophen hoặc, nếu bé từ 6 tháng tuổi trở lên, ibuprofen. (Không bao giờ dùng aspirin cho trẻ, vì nó có thể gây ra một căn bệnh hiếm gặp nhưng có thể gây tử vong gọi là hội chứng Reye ở trẻ em)
Nếu con của bạn dưới 3 tháng tuổi, hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi cho bé dùng thuốc, kể cả thuốc không kê đơn. Không cho con bạn thuốc ho. Nó sẽ không có bất kỳ tác dụng đối với tình trạng sưng trong cổ họng của bé, và nó có thể khiến bé khó ho ra chấy nhầy. Thuốc kháng sinh cũng sẽ không giúp ích gì, vì một virut có thể là thủ phạm chứ không phải vi khuẩn.
Nếu phòng tắm ẩm ướt và không khí lạnh không hỗ trợ được chút nào, bác sĩ có thể kê toa steroid đường uống để giảm sưng và giúp con bạn thở dễ dàng hơn. Các loại steroid đường uống trước đây được sử dụng chủ yếu cho trẻ bị viêm thanh khí phế quản trung bình hoặc nặng, nhưng các nghiên cứu gần đây cho thấy chúng có thể đáng giá ngay cả trong những trường hợp nhẹ hơn. Nếu con bạn bị viêm thanh khí phế quản nghiêm trọng, cần phải nằm viện, bé có thể được cho thở oxy, sử dụng thuốc hít, hoặc steroid để giúp giảm sưng đường hô hấp. Bé cũng có thể được truyền tĩnh mạch để chống mất nước.
Con tôi có thể bị viêm thanh khí phế quản lại không?
Câu trả lời là có. Trên thực tế, một số trẻ có vẻ dễ bị viêm thanh khí phế quản hơn những đứa khác cho đến khi đường hô hấp của chúng to hơn. Nếu con bạn bị viêm thanh khí phế quản một lần nữa, hãy thử phương pháp điều trị tại nhà ngay lập tức. Và đừng ngần ngại gọi cho bác sĩ, ngay cả khi lần trước bé chỉ bị nhẹ. Mỗi lần viêm thanh khí phế quản là khác nhau - một số nghiêm trọng hơn hoặc cần điều trị tích cực hơn những lần khác.
Viêm thanh khí phế quản có lây lan không?
Trừ khi bệnh viêm thanh khí phế quản của con bạn là do dị ứng hoặc chất kích thích, virut gây ra nó có thể lây lan, vì vậy hãy cho con bạn ở nhà cho đến khi bé không còn các triệu chứng.
Ngăn ngừa viêm thanh khí phế quản ở trẻ em?
Giống như hầu hết các bệnh, việc phòng ngừa đầu tiên của bạn là rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước. Khi có thể, hãy giữ con bạn tránh xa những người bị nhiễm trùng đường hô hấp. Và chắc chắn cho trẻ trên 6 tháng tiêm phòng cúm mỗi năm.
Viêm nang lông có thể xảy ra ở trẻ em hoặc người lớn, nhưng hiếm khi xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi.
Viêm phổi có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nhưng thường xuất hiện vào mùa đông và mùa xuân, thường là sau khi bị nhiễm trùng hô hấp trên hoặc cảm lạnh. Nếu bạn cho rằng con của bạn có thể bị viêm phổi, hãy cho bé đi khám bác sĩ ngay.
Triệu chứng cảm lạnh: cảm lạnh thường bắt đầu với tình trạng ngạt mũi, chảy nước mũi, ngứa họng, ho, đôi khi kèm sốt nhẹ và chất nhầy có màu vàng nhạt.
Tình trạng cảm lạnh của con dường như trở nên tồi tệ hơn chứ chẳng khá lên gì. Điều gì đang xảy ra? Nếu tình trạng ngạt mũi không biến mất, trẻ có thể bị nhiễm trùng xoang hoặc viêm xoang.
Trong những năm tháng đầu đời, cha mẹ cần lưu ý rất nhiều điều, để giúp bé phát triển một cách toàn diện nhất. Dưới đây là 5 điều quan trọng, cha mẹ cần phải ghi nhớ khi chăm sóc bé.
- 1 trả lời
- 776 lượt xem
- Bác sĩ cho tôi hỏi, cảm lạnh có khiến trẻ dễ bị viêm tai không ạ? Và tình trạng trẻ bị viêm tai có phổ biến không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1107 lượt xem
Bé nhà tôi bị viêm họng, có thể nào bé bị viêm họng là do bé đã bị nhiễm liên cầu khuẩn (strep) không ạ?
- 1 trả lời
- 890 lượt xem
- Chào bác sĩ! Họng của con tôi bị sưng, đỏ. Bác sĩ cho tôi hỏi, cháu bị viêm họng thông thường hay bị viêm họng do strep (liên cầu khuẩn) gây nên ạ? Và những dấu hiệu nào thực sự là tình trạng nhiễm trùng vi khuẩn trep? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 884 lượt xem
Họng của con tôi bị sưng, đỏ. Bác sĩ cho tôi hỏi, cháu bị viêm họng thông thường hay bị viêm họng do strep (liên cầu khuẩn) gây nên ạ? Và những dấu hiệu nào thực sự là tình trạng nhiễm trùng vi khuẩn trep? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 951 lượt xem
Thưa bác sĩ, bé nhà em được gần 4 tháng tuổi nhưng đã bị viêm phổi thùy, phải nhập viện, bác sĩ đã tiêm 14 mũi kháng sinh. Sau khi nằm viện 1 tuần, bác sĩ khám lại thì thấy phổi bé đã lành, nhưng kết quả chụp phim lại thấy phần trên phổi còn mờ, nghi có khối u trong phổi. Bác sĩ tiếp tục tiến hành citi phổi cho cháu. Kết quả, bé nhà em bị u tuyến ức, bác sĩ kê thuốc prednisdon5mg và aquadetrim, nói về cho bé uống trong vòng 2 tuần thì khối u sẽ hết. Bác sĩ cho em hỏi khối u tuyến ức này có nguy hiểm không ạ? Và việc bé mới 4 tháng tuổi đã tiêm kháng sinh, dùng thuốc an thần và citi phổi có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé không?