Trẻ bị viêm nắp thanh quản, cần làm gì?
Bệnh viêm nắp thanh quản là gì?
Viêm nắp thanh quản là một nhiễm trùng đe dọa nghiêm trọng đến nắp thanh quản. Nắp thanh quản là lớp vỏ sụn hình lá, che đường thở và ngăn ngừa thức ăn, thức uống, và bất cứ thứ gì khác rơi vào đường thở khi đi xuống cổ họng.
Nguyên nhân gây viêm nắp thanh quản là gì?
Trong quá khứ, viêm nắp thanh quản thường là do vi khuẩn cúm Haemophilus b (Hib). Từng là một tình trạng nguy hiểm và phổ biến đối với trẻ em từ 2 đến 6 tuổi, viêm nắp thanh quản hiện nay rất hiếm, nhờ vaccine chống Hib vào năm 1988.
Hầu hết trẻ sơ sinh hiện được chủng ngừa định kỳ đối với Hib ở độ tuổi 15 tháng. Các trường hợp hiếm gặp của viêm nắp thanh quản ngày nay thường xảy ra ở trẻ em chưa được tiêm chủng và không được bảo vệ trước Hib, hoặc ở trẻ em có hệ miễn dịch suy yếu. Trẻ em có hệ miễn dịch yếu rất nhạy cảm với các vi khuẩn khác có thể gây viêm nắp thanh quản, như phế cầu khuẩn hoặc tụ cầu khuẩn.
Bỏng do đồ uống nóng, nuốt vật lạ, chấn thương vùng nắp thanh quản, và nhiễm khuẩn do vết loét do thủy đậu là những nguyên nhân khác gây viêm nắp thanh quản. Mặc dù viêm nắp thanh quản có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng trẻ em dưới 1 tuổi có nguy cơ cao nhất.
Các triệu chứng của viêm nắp thanh quản là gì?
- Đau họng: Trong vòng vài giờ đồng hồ, cổ họng của bé sẽ đau nhiều đến nỗi bé sẽ không muốn nuốt và không chịu ăn uống.
- Sốt: Bé sốt trên 38,3 độ C
- Chảy nước dãi: Ngay cả khi bé không thường hay chải nước dãi, bé sẽ bắt đầu chảy nước dãi rất nhiều vì nó rất khó nuốt.
- Tiếng thở bất thường: bé sẽ tạo ra âm thanh ồn ào (gọi là tiếng thở khò khè) mỗi lần hít vào. Nghe có vẻ giống như bị viêm tắc thanh quản nhưng không ho.
- Khó thở: Khi nắp thanh quản sưng lên, bé sẽ gặp khó khăn khi đưa không khí vào phổi.
Bố mẹ nên làm gì?
Viêm nắp thanh quản tiến rất triển nhanh nên đừng chần chừ, hãy đưa bé đi khám bác sĩ. Gọi cấp cứu nếu bé bị khó thở hoặc có vẻ như đang kiệt sức. Giữ bé bình tĩnh càng tốt. Cho bé ngồi thẳng lên - điều này sẽ giúp bé hít thở dễ hơn. Đừng cố gắng kiểm tra cổ họng của bé và đừng cho bé nằm xuống. Nếu bác sĩ nghĩ rằng em bé bị viêm nắp thanh quản, bé sẽ được nhập viện ngay để kiểm tra và điều trị.
Bé được kiểm tra và điều trị như thế nào? Nếu việc chẩn đoán là không xác định, bác sĩ có thể chụp X-quang cổ của bé để xem liệu nó có bị sưng hay không. Bé cũng có thể cần xét nghiệm máu để kiểm tra vi khuẩn. Khi bác sĩ chắc chắn rằng con bạn bị viêm nắp thanh quản, mục tiêu ngay lập tức nhất là giữ cho đường thở của bé mở. Bạn có thể đi cùng bé vào phòng mổ và có thể ôm bé trong khi bé được gây tê tổng quát. Việc gây tê cho phép bác sĩ kiểm tra một cách an toàn và đưa một ống thở thông qua phần nắp thanh quản bị sưng vào đường thở.
Tiếp theo, bé sẽ được đưa đến phòng chăm sóc đặc biệt (ICU) và truyền nước và kháng sinh vào tĩnh mạch. Do sự khó chịu, bé có thể bị giữ nằm yên cho đến khi an toàn để tháo ống thở - nghĩa là khi bác sĩ cảm thấy chắc chắn rằng tình trạng nhiễm trùng đã được kiểm soát và sưng tấy đã giảm đủ để bé có thể thở dễ dàng. Việc này thường mất hai hoặc ba ngày. Sau đó, bé cần phải nằm viện một hoặc hai ngày nữa để truyền nước, kháng sinh để diệt vi khuẩn và thuốc chống viêm để giảm sưng. Khi đưa bé về nhà, bạn sẽ tiếp tục cho bé dùng kháng sinh đường uống để loại bỏ bất kỳ vi khuẩn nào còn lại trong cơ thể bé.
Biện pháp ngăn ngừa trẻ bị viêm nắp thanh quản?
Viêm nắp thanh quản không lây, nhưng vi khuẩn gây ra nó lại có thể lây lan. Để bảo vệ con bạn, hãy đảm bảo rằng bé được tiêm chủng Hib, thủy đậu, và phế cầu khuẩn. Và ngay cả khi bé đã được tiêm chủng, nếu bạn nghĩ rằng bé đã tiếp xúc với đứa trẻ khác bị nhiễm bệnh, hãy gọi cho bác sĩ để xem liệu bạn có cần phải có biện pháp phòng ngừa bổ sung hay không.
Viêm nang lông có thể xảy ra ở trẻ em hoặc người lớn, nhưng hiếm khi xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi.
Viêm phổi có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nhưng thường xuất hiện vào mùa đông và mùa xuân, thường là sau khi bị nhiễm trùng hô hấp trên hoặc cảm lạnh. Nếu bạn cho rằng con của bạn có thể bị viêm phổi, hãy cho bé đi khám bác sĩ ngay.
Triệu chứng cảm lạnh: cảm lạnh thường bắt đầu với tình trạng ngạt mũi, chảy nước mũi, ngứa họng, ho, đôi khi kèm sốt nhẹ và chất nhầy có màu vàng nhạt.
Tình trạng cảm lạnh của con dường như trở nên tồi tệ hơn chứ chẳng khá lên gì. Điều gì đang xảy ra? Nếu tình trạng ngạt mũi không biến mất, trẻ có thể bị nhiễm trùng xoang hoặc viêm xoang.
Trong những năm tháng đầu đời, cha mẹ cần lưu ý rất nhiều điều, để giúp bé phát triển một cách toàn diện nhất. Dưới đây là 5 điều quan trọng, cha mẹ cần phải ghi nhớ khi chăm sóc bé.
- 1 trả lời
- 786 lượt xem
- Bác sĩ cho tôi hỏi, cảm lạnh có khiến trẻ dễ bị viêm tai không ạ? Và tình trạng trẻ bị viêm tai có phổ biến không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1119 lượt xem
Bé nhà tôi bị viêm họng, có thể nào bé bị viêm họng là do bé đã bị nhiễm liên cầu khuẩn (strep) không ạ?
- 1 trả lời
- 904 lượt xem
- Chào bác sĩ! Họng của con tôi bị sưng, đỏ. Bác sĩ cho tôi hỏi, cháu bị viêm họng thông thường hay bị viêm họng do strep (liên cầu khuẩn) gây nên ạ? Và những dấu hiệu nào thực sự là tình trạng nhiễm trùng vi khuẩn trep? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 893 lượt xem
Họng của con tôi bị sưng, đỏ. Bác sĩ cho tôi hỏi, cháu bị viêm họng thông thường hay bị viêm họng do strep (liên cầu khuẩn) gây nên ạ? Và những dấu hiệu nào thực sự là tình trạng nhiễm trùng vi khuẩn trep? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 972 lượt xem
Thưa bác sĩ, bé nhà em được gần 4 tháng tuổi nhưng đã bị viêm phổi thùy, phải nhập viện, bác sĩ đã tiêm 14 mũi kháng sinh. Sau khi nằm viện 1 tuần, bác sĩ khám lại thì thấy phổi bé đã lành, nhưng kết quả chụp phim lại thấy phần trên phổi còn mờ, nghi có khối u trong phổi. Bác sĩ tiếp tục tiến hành citi phổi cho cháu. Kết quả, bé nhà em bị u tuyến ức, bác sĩ kê thuốc prednisdon5mg và aquadetrim, nói về cho bé uống trong vòng 2 tuần thì khối u sẽ hết. Bác sĩ cho em hỏi khối u tuyến ức này có nguy hiểm không ạ? Và việc bé mới 4 tháng tuổi đã tiêm kháng sinh, dùng thuốc an thần và citi phổi có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé không?