1

Xquang trong chẩn đoán lao phổi - Bộ y tế 2015

Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh lao - Bộ y tế 2015

1. Vai trò của Xquang trong chẩn đoán lao phổi

  • Xquang phổi có độ nhạy cao, vì vậy cần được sử dụng rộng rãi để sàng lọc lao phổi. Tất cả người bệnh có triệu chứng hô hấp (ho, khạc đờm, khó thở...) với bất kỳ thời gian nào đều nên được chụp Xquang ngực sàng lọc lao phổi, đặc biệt ở người có nguy cơ cao như đái đường, người già, suy dinh dưỡng, nhiễm HIV, ...
  • Tuy nhiên, độ đặc hiệu trên phim chụp Xquang không cao, vì vậy không nên chẩn đoán xác định lao phổi chỉ dựa phim Xquang đơn thuần.
  • Sự thay đổi đặc điểm tổn thương theo thời gian và đáp ứng điều trị sẽ mang lại ý nghĩa tốt hơn cho chẩn đoán, vì vậy cần chụp Xquang ở nhiều thời điểm hoặc đối chiếu với phim chụp trước đây.
  • Các hình ảnh tổn thương trên phim Xquang của lao phổi không chỉ gặp riêng trong lao mà còn gặp trong nhiều bệnh lý khác (Tính đặc hiệu không cao).
  • Mọi hình thái và đặc điểm tổn thương không phải lúc nào cũng gặp đầy đủ trên một người bệnh. Nên càng nhiều yếu tố gợi ý càng có giá trị hướng tới Lao phổi.

2. Các kỹ thuật Xquang trong chẩn đoán

  •  Để phát hiện và chẩn đoán lao phổi có nhiều kỹ thuật X quang, nhưng phổ biến nhất là chụp phổi thẳng thường quy ( tư thế sau - trước), chụp phổi nghiêng thường quy và chụp đỉnh phổi tư thế ưỡn ngực ( tư thế Lordotic).
  •  Với những trường hợp khó chẩn đoán bằng các kỹ thuật Xquang thường quy, người tatiến hành chụp cắt lớp vi tính (CT). Một số kỹ  thuật Xquang khác cũng được sử dụng để chẩn đoán phân biệt: dựng hình phế quản (soi phế quả ảo), chụp động mạch phổi, chiếu phổi trên truyền hình tăng sáng, ...
  •  Trong hoạt động điều tra lao phổi trong cộng đồng: người ta đã sử dụng các xe Xquang huỳnh quang lưu động: MMR (Mass Miniature Radiography-Photofluography) hoặc xe Xquang kỹ thuật số (Digital MobileX-ray Car).

3. Quy trình kỹ thuật chụp Xquang ngực thường quy

  •  Quy trình chụp phổi thẳng (xem phụ lục 11).
  •  Quy trình chụp phổi nghiêng (xem phụ lục 12).
  •  Quy trình chụp phổi tư thế đỉnh phổi ưỡn (tư thế Lordotique) (xem phụ lục 13).

4. Mô tả và phân tích hình ảnh Xquang của lao phổi trên phim phổi thường quy

4.1. Hình ảnh tổn thương

4.1.1. Nốt: là một bóng mờ có kích thước nhỏ, đường kính nốt kê ≤ 2mm (lao kê), 2mm < đường kính nốt nhỏ ≤ 5mm, 5mm < đường kính nốt to < 10mm. Đậm độ của nốt rất thay đổi: có thể độ tương phản rất ít so với mô phổi xung quanh hoặc gần bằng đậm độ của mạch máu, có khi đậm độ cao gần bằng đậm độ xương hoặc kim loại. Tập hợp của các nốt gọi là đám thâm nhiễm.

4.1.2. Thâm nhiễm: là đám mờ đồng đều có đặc điểm:

  •  Có hình “ phế quản hơi’’.
  •  Không đẩy hoặc co kéo các tổ chức lân cận.
  •  Có thể mờ theo định khu: thùy / phân thùy hoặc mờ rải rác.

4.1.3. Hang:

  • Là hình sáng giới hạn bởi một bờ mở tròn khép kín liên tục, đường kính ≥ 0,5cm. Độ sáng của hang cao hơn của nhu mô phổi, kích thước của hang đa dạng: trung bình từ 2 - 4cm, 4cm ≤ hang lớn < 6cm, hang khổng lồ ≥ 6cm, tuy nhiên có thể rất lớn chiếm 1/2 phế trường, 1 thuỳ phổi.. hoặc rất nhỏ và tập trung lại tạo hình “rỗ tổ ong” hoặc “ruột bánh mì”.
  • Thành hang: có độ dày ≥ 2mm phân biệt với những bóng giãn phế nang. Trong lòng hang thường là hình sáng của khí, đôi khi có mức dịch hoặc có bóng mờ chiếm chỗ trong lòng hang (u nấm) còn gọi là hình liềm khí.

4.1.4. Dải xơ mờ:

  • Là các đường mờ có đường kính rộng từ 0,5 - 1 mm, thường tạo giống “hình lưới” hoặc hình “vân đá”.

4.1.5. Nốt vôi hoá:

  • Đâm độ gần tương đương kim loại và chất cản quang, hoặc đậm hơn xương, là những nốt có đậm độ cao, ranh giới rõ, thường gặp ở những trường hợp lao ổn định hoặc lao cũ ...

4.1.6. Bóng mờ (u lao):

  • Hình tròn hoặc hình ovan đậm độ đồng đều, bờ rõ, có thể đơn độc hoặc phối hợp với các dạng tổn thương khác của lao phổi. Cần phân biệt về kích thước, ranh giới của bóng mờ, có nốt vôi hoá không? (nếu có thì đồng tâm hay lệch tâm).

4.1.7. Bóng mờ giả định là hạch (thường gặp trong lao sơ nhiễm):

Các nhóm hạch thường gặp: nhóm cạnh khí quản, nhóm khí phế quản, nhóm rốn phổi, nhóm dưới chỗ phân chia phế quản gốc phải và phế quản gốc trái (Subcarina).

4.1.8. Hình ảnh tràn dịch màng phổi

  •  Mờ đồng đều không theo định khu thuỳ, phân thuỳ: Góc giữa ranh giới trên của hình mờ với thành ngực là góc tù.
  •  Có xu hướng đẩy các cơ quan – bộ phận lân cận sang bên đối diện, làm rộng các khoang liên sườn: nếu là tràn dịch màng phổi tự do.
  •  Có xu hướng co kéo các cơ quan bộ phận lân cận về bên tổn thương, kéo hẹp các khoang liên sườn: nếu là dày dính màng phổi hoặc vôi hóa màng phổi.

4.1.9. Hình ảnh tràn khí màng phổi

  • Có hình dải sáng dọc theo màng phổi ở bên bị tràn khí, rất rõ ở vùng đỉnh.
  • Thấy hình màng phổi tạng dưới dạng một dải viền,bao lấy nhu mô phổi bị co lại.
  • Không thấy hình mạch phổi ngoài giới hạn của màng phổi tạng.

Xem phụ lục 14: Hình ảnh của các hình thái tổn thương lao

4.2. Vị trí tổn thương

- Tổn thương lao thường gặp ở vùng cao của phổi.

  • Thuỳ trên và phân thuỳ đỉnh thuỳ dưới của hai phổi: các phân thuỳ 1, 2, 3, 6. Mức độ nặng có thể lan ra hết một phổi hoặc cả hai bên phổi.
  • Nếu 2 bên , có thể thấy đối xứng hai bên hoặc đối xứng ngang hoặc đối xứng chéo.

- Tổng hợp hình ảnh Xquang lao phổi

  •  Thường thấy ở vùng cao của phổi: vùng đỉnh - hạ đòn, cạnh rốn phổi (tương ứng với các phân thùy 1, 2, 3 và 6).
  •  Tổn thương hai bên có thể là đối xứng ngang hoặc đối xứng chéo.
  •  Tổn thương đan xen giữa những hình thái ổn định (xơ vôi) với những hình thái tiến triển (thâm nhiễm, nốt, hang ...).
  •  Đáp ứng chậm với thuốc chống lao sau 1 tháng điều trị (khi tổn thương thay đổi rất nhanh trong thời gian dưới 1/2 tháng phải hết sức thận trọng khi chẩn đoán lao phổi).

4.3. Sự thay đổi hình ảnh tổn thương

Chụp phim vào những thời điểm khác nhau để đánh giá sự thay đổi của tổn thương theo thời gian và đáp ứng điều trị sẽ mang lại giá trị cao hơn là chụp phim tại 1 thời điểm. Đối với tổn thương do lao thay đổi chậm và không đáp ứng với điều trị kháng sinh thông thường.

5. Đặc điểm tổn thương lao phổi ở người nhiễm HIV

- Giai đoạn lâm sàng sớm của nhiễm HIV (tế bào CD4 ≥ 200): Hình ảnh tổn thương của Lao phổi / HIV(+) nói chung không có sự khác biệt so với hình ảnh Lao phổi /HIV( -)

- Giai đoạn AIDS (tế bào CD4 < 200): hình ảnh tổn thương lao không còn điển hình nữa, có một số đặc điểm như:

  •  Ít thấy tổn thương hang.
  •  Tổn thương vùng cao không còn là phổ biến, thay thế vào đó tổn thương có tính lan toả (diffuse), thường cả ở vùng thấp của phổi.
  •  Hình ảnh tiến triển nhanh hơn, lan tỏa, tổn thương khoảng kẽ nhiều hơn, vì vậy ít thấy tổn thương đan xen có đủ thanh phần với độ tuổi khác nhau phản ánh quá trình tiến triển chậm như thâm nhiễm, nốt, hang, xơ, vôi hóa.

 

 

A. QUY TRÌNH CHỤP PHỔI THẲNG

I. MỤC TIÊU:

  •  Chuẩn bị được dụng cụ và người bệnh.
  •  Thao tác kỹ thuật đúng quy trình và đánh giá được phim chụp đạt tiêu chuẩn kỹ thuật.

II. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:

1. CHUẨN BỊ DỤNG CỤ VÀ NGƯỜI BỆNH

  •  Kiểm tra tình trạng hoạt động của máy xquang.
  •  Dùng phim, cassette cỡ 30 x 40 cm hoặc 35 x 35cm.
  •  Giá giữ phim.
  •  Họ tên người bệnh, dấu phải trái, ngày tháng năm.
  •  Gọi người bệnh vào phòng chụp, tiếp xúc, giải thích, hướng dẫn người bệnh bộc lộ vùng cần chụp, tháo đồ trang sức vùng cổ nếu có.

2. TIẾN HÀNH KỸ THUẬT

  •  Phim đặt dọc trên giá giữ phim, cố định phần dọc của tia X vào giữa phim theo chiều dọc.
  •  Hướng dẫn người bệnh đứng trước giá giữ phim, mặt người bệnh quay về phía giá giữ phim, ngực người bệnh áp sát phim, hai bàn tay người bệnh chống hông, khủy tay gấp, dùng sức xoay 2 vai và khủy tay về phía trước để mặt trước của vai và khủy tay sát phim.
  •  Mặt người bệnh hơi ngửa và tỳ lên mặt trên của cassette, chỉnh cạnh trên của cassette caohơn mặt trên của vai 5cm, chỉnh trục cột sống lưng vào giữa phim theo chiều dọc.
  •  Bóng Xquang chiếu ngang, vuông góc với phim.
  •  Tia trung tâm khu trú vào điểm ngang đốt sống lưng D6, đường ngang của tia X qua đường nối hai bờ trên của hõm nách. Đối với phụ nữ, người bệnh to béo tia trung tâm có thể khu trú ngang D8.
  •  Khoảng cách bóng Xquang đến phim là 1,5m, khu trú trùm tia X, đặt tên người bệnh, dấu P hoặc T, ngày tháng năm.
  •  Căn dặn người bệnh đứng im, giữ nguyên tư thế.
  •  Tiêu chuẩn chụp: ( chỉ mang tính chất tham khảo).

 

Máy Xquang KV mAs FFD ( cm) Lưới
Cao tần 65 - 70   8 150 - 180
Cao tần 65 - 70 5 150 - 180 không

  

  •  Kiểm tra lại công thức, quan sát người bệnh, hô người bệnh hít sâu hết cỡ nín thở sau đó ấn nút phát tia.
  •  Hướng dẫn người bệnh ra khỏi phòng chụp và đưa phim đi tráng.

3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ

  •  Lấy được toàn bộ hai trường phổi, trục cột sống lưng vào giữa phim theo chiều dọc, khớp ức đòn hai bên cân đối, đầu trong của hai xương đòn phải đối xứng qua gai sau của cột sống lưng, cơ hoành bên phải nằm dưới đầu trong xương sườn thứ 6 phía trước.
  •  Hai xương bả vai được tách ra khỏi lồng ngực, thấy rõ được 3 đốt sống ngực đầu tiên trên phim.
  •  Phim có độ nét, độ tương phản, phim sạch, không bị xước.
  •  Phim có họ tên người bệnh, dấu phải hoặc trái, ngày tháng năm chụp.

 

B. QUY TRÌNH CHỤP PHỔI NGHIÊNG

I. MỤC TIÊU:

  •  Chuẩn bị được dụng cụ và người bệnh.
  •  Thao tác kỹ thuật đúng quy trình và đánh giá được phim chụp đạt tiêu chuẩn kỹ thuật.

II. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:

1. CHUẨN BỊ DỤNG CỤ VÀ NGƯỜI BỆNH

  •  Kiểm tra tình trạng hoạt động của máy xquang.
  •  Dùng phim, cassette cỡ 30 x 40 cm hoặc 35 x 35cm.
  •  Giá giữ phim.
  •  Họ tên người bệnh, dấu phải trái, ngày tháng năm.
  •  Gọi người bệnh vào phòng chụp, tiếp xúc, giải thích, hướng dẫn người bệnh bộc lộ vùng cần chụp, tháo đồ trang sức vùng cổ nếu có.

2. TIẾN HÀNH KỸ THUẬT

  •  Phim đặt dọc trên giá giữ phim, cố định phần dọc của tia X vào giữa phim theo chiều dọc.
  •  Hướng dẫn người bệnh đứng nghiêng hoàn toàn trước giá giữ phim, hai tay người bệnh ôm đầu, đặt thành ngực bên cần chụp sát phim, cằm người bệnh hơi ngửa.
  •  Chỉnh mặt phẳng lưng vuông góc với phim, chỉnh cạnh trên của cassette cao hơn mặt trên của vai 5cm.
  •  Bóng Xquang chiếu vuông góc với phim.
  •  Tia trung tâm khu trú vào điểm ngang đốt sống lưng 6, đường dọc của tia X đi theo đường nách sau và cách da lưng độ 4 khoát ngón tay, đối với phụ nữ, người lùn và to béo tia trungtâm có thể khu trú vào ngang D8.
  •  Khoảng cách bóng Xquang đến phim là 1,5m, khu trú trùm tia X, đặt tên người bệnh, dấu P hoặc T, ngày tháng năm.
  •  Căn dặn người bệnh đứng im, giữ nguyên tư thế.
  •  Tiêu chuẩn chụp: ( chỉ mang tính chất tham khảo).

 

Máy Xquang KV mAs FFD ( cm) Lưới
Cao tần 75 – 80 15 150
Cao tần 75 – 80 8 150 không

  

  •  Kiểm tra lại công thức, quan sát người bệnh, hô người bệnh hít sâu hết cỡ nín thở sau đó ấn nút phát tia.
  •  Hướng dẫn người bệnh ra khỏi phòng chụp và đưa phim đi tráng.

3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ

  •  Các cung sau của xương sườn chồng lên nhau.
  •  Các vòm hoành ở phía trước nằm ngang với cung trước của xương sườn thứ 6.
  •  Hai vòm hoành phải rõ nét và đều.
  •  Phim có độ nét, độ tương phản, phim sạch, không bị xước.
  •  Phim có họ tên người bệnh, dấu phải hoặc trái, ngày tháng năm chụp.

 

C. QUY TRÌNH CHỤP PHỔI TƯ THẾ ĐỈNH PHỔI ƯỠN TƯ THẾ LORDOTIQUE

( Người bệnh đứng, tia chiếu trước sau, chếch bóng lên phía trên)

I. MỤC TIÊU:

  •  Chuẩn bị được dụng cụ và người bệnh.
  •  Thao tác kỹ thuật đúng quy trình và đánh giá được phim chụp đạt tiêu chuẩn kỹ thuật.

II. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:

1. CHUẨN BỊ DỤNG CỤ VÀ NGƯỜI BỆNH

  •  Kiểm tra tình trạng hoạt động của máy xquang.
  •  Dùng phim, cassette cỡ 30 x 40 cm hoặc 35 x 35cm.
  •  Giá giữ phim.
  •  Họ tên người bệnh, dấu phải trái, ngày tháng năm.
  •  Gọi người bệnh vào phòng chụp, tiếp xúc, giải thích, hướng dẫn người bệnh bộc lộ vùng cần chụp, tháo đồ trang sức vùng cổ nếu có.

2. TIẾN HÀNH KỸ THUẬT

  •  Phim đặt dọc trên giá giữ phim, cố định phần dọc của tia X vào giữa phim theo chiều dọc.
  •  Hướng dẫn người bệnh đứng thẳng trước giá giữ phim, mặt quay về phía bóng Xquang, lưng áp sát phim.
  •  Hai tay người bệnh ôm gáy, hai khủy tay gấp và đưa vào trong tối đa.
  •  Cằm người bệnh hơi ngửa, chỉnh cạnh trên của cassette cao hơn mặt trên vai 5 - 10cm, chỉnh trục cột sống lưng vào giữa phim theo chiều dọc.
  •  Bóng Xquang chiếu chếch lên phía trên 1 góc từ 300 đến 400 so với phương nằm ngang
  •  Tia trung tâm khu trú vào điểm giữa thân xương ức.
  •  Khoảng cách bóng Xquang đến phim là 1,5m, khu trú trùm tia X, đặt tên người bệnh, dấu P hoặc T, ngày tháng năm.
  •  Căn dặn người bệnh đứng im, giữ nguyên tư thế.
  •  Tiêu chuẩn chụp: ( chỉ mang tính chất tham khảo).

 

Máy Xquang KV mAs FFD ( cm) Lưới
Cao tần  70 12 150
Cao tần 70 8 150 không

 

  •  Kiểm tra lại công thức, quan sát người bệnh, hô người bệnh hít sâu hết cỡ nín thở sau đó ấn nút phát tia.
  •  Hướng dẫn người bệnh ra khỏi phòng chụp và đưa phim đi tráng.

3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ

  •  Xương đòn được đẩy lên cao ra khỏi lồng ngực.
  •  Thấy rõ đỉnh phổi, thùy giữa và chân rãnh liên thùy.
  •  Trục cột sống lưng vào giữa phim theo chiều dọc.
  •  Phim có độ nét, độ tương phản, phim sạch, không bị xước.
  •  Phim có họ tên người bệnh, dấu phải hoặc trái, ngày tháng năm chụp.

 

 

 

PHỤ LỤC 14

HÌNH ẢNH CỦA CÁC HÌNH THÁI TỔN THƯƠNG LAO

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Chẩn đoán nguyên nhân và xử trí hạ huyết áp trong thận nhân tạo - Bộ y tế 2015
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về thận, tiết niệu - Bộ y tế 2015

Chẩn đoán nguyên nhân và xử trí một số biến chứng thường gặp trong quá trình lọc máu - Bộ y tế 2015
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về thận, tiết niệu - Bộ y tế 2015

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng hàm mặt - Bộ y tế 2015
  •  2 năm trước

Ban hành kèm theo Quyết định số 3108/QĐ-BYT ngày 28/7/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về thận, tiết niệu - Bộ y tế 2015
  •  2 năm trước

(Ban hành kèm theo Quyết định số 3931/QĐ-BYT ngày 21/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Tin liên quan
Chẩn đoán và điều trị ung thư phổi: những điều cần biết
Chẩn đoán và điều trị ung thư phổi: những điều cần biết

Một số bệnh ung thư phổi có thể sản xuất một hoóc môn hoặc chất nhất định như calci với nồng độ trong máu cao bất thường.

Nội soi ổ bụng trong chẩn đoán và điều trị lạc nội mạc tử cung
Nội soi ổ bụng trong chẩn đoán và điều trị lạc nội mạc tử cung

Nội soi ổ bụng là một thủ thuật được sử dụng để chẩn đoán lạc nội mạc tử cung và điều trị các triệu chứng như đau.

Xét nghiệm RPR trong chẩn đoán bệnh giang mai
Xét nghiệm RPR trong chẩn đoán bệnh giang mai

Xét nghiệm RPR là một phương pháp nhanh chóng để sàng lọc bệnh giang mai ở những người có nguy cơ cao.

Vai trò của xét nghiệm PSA trong chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt
Vai trò của xét nghiệm PSA trong chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt

Tuyến tiền liệt tạo ra một loại protein gọi là kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt liệt (prostate-specific antigen – PSA). Ở những nam giới khỏe mạnh, trong máu chỉ có một lượng nhỏ PSA.

Xét nghiệm PSA tự do là gì và vai trò trong chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt
Xét nghiệm PSA tự do là gì và vai trò trong chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt

Xét nghiệm PSA tự do đôi khi được thực hiện thay cho sinh thiết nếu mức PSA tăng nhẹ. Xét nghiệm PSA tự do cũng có thể được sử dụng để đánh giá tốc độ phát triển của ung thư trong những trường hợp ung thư tái phát sau điều trị.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Cần làm gì khi bs chẩn đoán bị hở cổ tử cung
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  622 lượt xem

Mang thai được 25 tuần, em đi siêu âm, bs bảo bị hở cổ tử cung và cần đi khám thêm ở Bệnh viện tuyến trên để theo dõi. Bác sĩ có thể tư vấn thêm và cho em biết chi phí nâng vòng cổ tử cung là bao nhiêu ạ?

Kết quả chẩn đoán, bác sĩ ghi Z34 là gì vậy?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  4543 lượt xem

Mang thai con so 13 tuần, em đi xét nghiệm máu, các chỉ số đều bình thường. Riêng 3 chỉ số HCT 36.9%, RDW 11.4%, MPV 6.36fL thì thấy bôi đậm đen. Em ăn sáng lúc 8h và 11h lấy máu xét nghiệm sinh hóa máu thì glucose 135 mg/dL Kết quả ghi chẩn đoán Z34 là sao?

Chẩn đoán đái tháo đường thai kì có đáng lo không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  579 lượt xem

Em mới đi xét nghiệm dung nạp đường huyết chỉ số lúc đói là 4.06, sau uống nước đường 1 giờ 9.62, sau uống 2 giờ là 10.3 - Bác sĩ kết luận: dương tính đái tháo đường thai kì. Vậy chỉ số đái tháo đường này của em có đáng lo lắm không ạ?

Có thể mang thai trong suốt thời gian bị kinh nguyệt không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1927 lượt xem

- Thưa bác sĩ, liệu tôi có thể mang thai nếu quan hệ trong thời gian đang ra hành kinh không? Cảm ơn bác sĩ!

Hít phải khói từ gỗ trong khi mang thai có an toàn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  3781 lượt xem

Bác sĩ ơi, nhà em ở vùng miền núi, thường xuyên dùng bếp củi để nấu ăn. Vừa rồi em nghe thấy thông tin là hít phải khói từ gỗ trong khi mang thai là không tốt. Em lại đang mang thai nữa, không hiểu thông tin đó có đúng không bác sĩ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây