1

Xông Hơi Trị Cảm Cúm: Những Điều Cần Biết!

Đã từ lâu, xông hơi trị cảm được nhiều người, nhiều thế hệ sử dụng như một biện pháp giải cảm và phòng ngừa bệnh cảm cúm. Tuy nhiên, không phải lúc nào biện pháp xông hơi trị cảm cũng nên được sử dụng.
Xông hơi trị cảm Xông Hơi Trị Cảm Cúm: Những Điều Cần Biết!

Tác dụng của xông hơi trị cảm

Xông hơi là một biện pháp hữu ích trong việc giảm triệu chứng cảm cúm và cảm lạnh, đặc biệt khi thời tiết lạnh làm tăng nguy cơ nhiễm virus. 

Hơi nóng từ xông hơi giúp giãn mạch máu, kích thích lưu thông khí huyết và tăng cường tuyến mồ hôi, giúp đào thải chất độc trong cơ thể. Xông hơi cảm cúm thường sử dụng các loại thảo dược có tinh dầu như sả, hương nhu, húng quế, cúc tần, đại bi, bạc hà, tía tô, kinh giới,... với mỗi loại có tác dụng khác nhau như tiêu diệt vi trùng, sát khuẩn, thông mũi, trừ đờm, giảm đau... từ đó giải cảm nhanh chóng.

Hướng dẫn xông hơi trị cảm tại nhà

Để tự xông hơi trị cảm tại nhà, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:

Hướng dẫn xông hơi trị cảm
Hướng dẫn xông hơi trị cảm
  • Bước 1: Chuẩn bị các loại lá như sả, tía tô, hương nhu, bạc hà, cúc tần, ngải cứu. Rửa sạch lá và đặt vào nồi, trừ lá bạc hà để riêng, đổ nước xâm xấp các nguyên liệu

  • Bước 2: Đun sôi khoảng 5-10 phút, sau đó thêm bạc hà và đun sôi lại trước khi tắt bếp. 

  • Bước 3: Chọn nơi kín gió, cởi bỏ quần áo, trùm chăn mỏng kín đầu và từ từ mở nắp đậy để từ từ tiếp xúc, thích nghi với hơi nóng, xông khoảng 5-10 phút hoặc đến khi cảm thấy thoải mái. 

  • Bước 4: Lau khô người sau khi xông, mặc quần áo, uống nước để nguội và nghỉ ngơi. 

Xông hơi trị cảm giúp kích thích lưu thông khí huyết, đào thải chất độc và giảm triệu chứng cảm cúm.

Đối tượng nào không nên xông hơi trị cảm?

Xông hơi trị cảm là một phương pháp hiệu quả nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng để điều trị cảm cúm. Những đối tượng sau được khuyến cáo không nên xông hơi trị cảm:

  • Người đang bị sốt cao, bị mất máu hoặc mất nước do tiêu chảy hoặc toát mồ hôi

  • Người có tiền sử bệnh tim mạch, huyết áp không ổn định, người già, cơ thể bị suy nhược hoặc mới ốm dậy

  • Trẻ dưới 12 tuổi, phụ nữ mang thai hoặc đang trong kỳ kinh nguyệt 

  • Người có bệnh lý tâm thần hoặc bệnh ngoài da nặng

  • Người bị cảm nắng, mệt lả và buồn nôn

Xông hơi trị cảm cần lưu ý những gì?

Để đạt hiệu quả tối ưu khi xông hơi trị cảm, người bệnh cần tuân theo một số hướng dẫn:

  • Không được tắm ngay sau xông hơi để không làm đóng lỗ chân lông và giảm tác dụng của phương pháp xông hơi. 

  • Nên làm sạch cơ thể trước khi xông. 

  • Nhiệt độ nước xông hơi không nên cao hơn nhiệt độ cơ thể quá 7-8 độ C và cần tránh hơi nóng gần da để tránh bị bỏng. 

  • Uống nước ấm sau khi xông để bù nước, không nên uống nước lạnh. 

  • Nếu cảm thấy khó thở, choáng váng hoặc bất kỳ dấu hiệu bất thường nào khác, cần ngừng xông ngay. Nếu tình trạng không cải thiện sau nghỉ ngơi, người bệnh cần đến cơ sở y tế để thăm khám và tìm nguyên nhân gây bệnh.

Xông hơi trị cảm là một phương pháp truyền thống được sử dụng để phòng ngừa và điều trị cảm cúm. Tuy nhiên, để tránh các tác động không mong muốn đối với cơ thể, quá trình xông hơi cần được thực hiện đúng cách và nên có người hỗ trợ để xử lý kịp thời mọi tình huống bất thường có thể xảy ra.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Thiếu máu do thiếu sắt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Thiếu máu do thiếu sắt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Thiếu máu là tình trạng không có đủ hồng cầu khỏe mạnh để vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Thiếu sắt là nguyên nhân phổ biến dẫn đến thiếu máu.

Ứ sắt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Ứ sắt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Sắt tích tụ trong các cơ quan có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Ngộ độc sắt: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Ngộ độc sắt: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Trong hầu hết các trường hợp, nguyên nhân gây ngộ độc sắt là do dùng viên uống sắt hoặc vitamin tổng hợp chứa sắt liều quá lớn. Điều này chủ yếu xảy ra ở trẻ nhỏ.

Nồng độ sắt có lợi cho sức khỏe tim mạch nhưng lại làm tăng nguy cơ đột quỵ
Nồng độ sắt có lợi cho sức khỏe tim mạch nhưng lại làm tăng nguy cơ đột quỵ

Sắt là một khoáng chất cần thiết trong cơ thể con người. Sắt tham gia vào quá trình hình thành hồng cầu – các tế bào máu có nhiệm vụ vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Nồng độ sắt thấp hay thiếu sắt sẽ gây mệt mỏi và làm giảm khả năng chống lại nhiễm trùng của cơ thể. Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi nồng độ sắt quá cao?

Nên ăn những loại thực phẩm nào khi bị thiếu máu?
Nên ăn những loại thực phẩm nào khi bị thiếu máu?

Một trong các biện pháp để điều trị thiếu máu là điều chỉnh lại chế độ ăn uống. Người bị thiếu máu cần ăn nhiều thực phẩm giàu sắt và các vitamin khác cần thiết cho quá trình sản xuất hemoglobin và hồng cầu.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây