Xét nghiệm sắt huyết thanh cho biết điều gì?
Xét nghiệm sắt huyết thanh là gì?
Xét nghiệm sắt huyết thanh là xét nghiệm đo lượng sắt có trong huyết thanh - chất dịch còn lại của máu sau khi tách hồng cầu và các yếu tố đông máu.
Xét nghiệm sắt huyết thanh giúp phát hiện nồng độ sắt trong máu thấp hoặc cao hơn bình thường. Bác sĩ thường chỉ định xét nghiệm này khi một xét nghiệm khác cho kết quả bất thường.
Thừa sắt hay thiếu sắt đều có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Xét nghiệm sắt huyết thanh sẽ giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán một cách chính xác.
Xét nghiệm sắt huyết thanh được thực hiện như thế nào?
Xét nghiệm sắt huyết thanh là một xét nghiệm máu nên trước tiên sẽ cần lấy mẫu máu. Nhân viên y tế sẽ đưa kim tiêm vào tĩnh mạch ở cánh tay hoặc bàn tay và lấy một lượng máu nhỏ. Mẫu máu sau đó sẽ được đem đến phòng xét nghiệm để phân tích.
Người bệnh thường sẽ cần phải nhịn ăn (chỉ uống nước lọc) trong vòng 12 tiếng trước khi làm xét nghiệm. Buổi sáng (trước 10 giờ) là thời điểm lý tưởng nhất để tiến hành xét nghiệm này vì đây là khoảng thời gian lượng sắt trong cơ thể ở mức cao nhất.
Xét nghiệm sắt huyết thanh cho biết điều gì?
Xét nghiệm sắt huyết thanh không phải là một xét nghiệm thường quy mà chỉ được thực hiện khi một xét nghiệm khác cho kết quả bất thường, chẳng hạn như công thức máu toàn bộ hay xét nghiệm huyết sắc tố (hemoglobin).
Bác sĩ cũng có thể chỉ định xét nghiệm sắt huyết thanh trong trường hợp có các triệu chứng thiếu máu. Xét nghiệm sắt cho kết quả bất thường là dấu hiệu của tình trạng thiếu sắt hoặc thừa sắt.
Các triệu chứng của nồng độ sắt bất thường
Các triệu chứng ban đầu của tình trạng thiếu sắt (thiếu máu) gồm có:
- Mệt mỏi kéo dài
- Chóng mặt
- Đau đầu
- Yếu cơ
Khi tình trạng tiến triển nặng thì sẽ có thêm các triệu chứng như:
- Khó tập trung
- Hay cáu gắt
- Loét miệng và lưỡi sưng đỏ
- Thèm ăn những thứ không phải thực phẩm, chẳng hạn như giấy hoặc bụi đất
- Móng tay giòn, dễ gãy
- Khó thở
- Tim đập nhanh
Các triệu chứng khi bị thừa sắt:
- Đau bụng
- Đau khớp
- Vàng da hoặc sạm da
- Mệt mỏi, thiếu năng lượng
- Vấn đề về tim mạch
- Giảm ham muốn tình dục
- Sụt cân
- Yếu cơ
Khi không khắc phục điều trị, các triệu chứng này sẽ ngày càng trở nên trầm trọng.
Kết quả xét nghiệm bình thường
Nồng độ sắt trong máu được đo bằng đơn vị mcg/dL (microgam trên decilit). Kết quả xét nghiệm sắt huyết thanh được coi là bình thường khi các chỉ số nằm trong khoảng:
- Nồng độ sắt: 60 đến 170 mcg/dL
- Độ bão hòa transferrin (transferrin saturation – TfS): 25% đến 35%
- Khả năng gắn sắt toàn phần (TIBC): 240 đến 450 mcg/dL
Transferrin là một loại protein trong máu có chức năng vận chuyển sắt đi khắp cơ thể. Độ bão hòa transferrin cho biết lượng sắt trong transferrin và từ đó có thể xác định được nồng độ sắt trong máu.
Xét nghiệm TIBC giúp đánh giá khả năng vận chuyển sắt trong cơ thể của transferrin.
Kết quả xét nghiệm bất thường
Nồng độ sắt trong huyết thanh cao bất thường có thể xảy ra do tiêu thụ quá nhiều sắt, vitamin B6 hoặc vitamin B12. Nồng độ sắt cao có thể chỉ ra các vấn đề như:
- Thiếu máu tán huyết - tình trạng cơ thể không có đủ số lượng hồng cầu khỏe mạnh
- Bệnh gan, chẳng hạn như suy gan và viêm gan
- Ngộ độc sắt - tình trạng xảy ra do bổ sung sắt quá liều
- Thừa sắt - cơ thể có quá nhiều sắt
Nồng độ sắt trong huyết thanh thấp bất thường chỉ ra cơ thể đang bị thiếu sắt và nguyên nhân có thể là do không tiêu thụ đủ sắt hoặc cơ thể hấp thụ sắt không hiệu quả. Kinh nguyệt ra nhiều hoặc kéo dài ở phụ nữ cũng có thể dẫn đến lượng sắt thấp.
Nồng độ sắt thấp cũng có thể là dấu hiệu của:
- Thiếu máu
- Mang thai
- Xuất huyết tiêu hóa
Tác động của thuốc đến kết quả xét nghiệm
Nhiều loại thuốc có thể ảnh hưởng đến nồng độ sắt và làm giảm độ chính xác của xét nghiệm sắt huyết thanh. Ví dụ, thuốc tránh thai có thể làm thay đổi nồng độ sắt. Do đó, nếu như đang dùng bất kỳ loại thuốc nào thì phải báo với nhân viên y tế trước khi làm xét nghiệm. Có thể sẽ cần tạm thời ngừng thuốc. Trong trường hợp không thể ngừng thuốc thì bác sĩ sẽ tính đến tác động của thuốc khi giải thích kết quả.
Rủi ro khi xét nghiệm sắt huyết thanh
Quá trình lấy máu rất an toàn và không hề đau đớn mà chỉ hơi nhói một chút ở vị trí kim đâm qua da. Sau đó, vị trí lấy máu có thể bị chảy máu nhẹ hoặc hơi bầm tím.
Chỉ có rất ít trường hợp phát sinh các vấn đề nghiêm trọng hơn sau khi lấy máu, chẳng hạn như:
- Nhiễm trùng
- Chảy nhiều máu
- Choáng, ngất xỉu
Sau khi xét nghiệm sắt huyết thanh
Sau khi có kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ giải thích rõ các chỉ số và chỉ định uống bổ sung sắt hoặc điều chỉnh chế độ ăn uống, tùy thuộc vào nồng độ sắt trong máu.
Nếu nồng độ sắt thấp thì có thể cải thiện bằng cách ăn nhiều các loại thực phẩm giàu sắt như các loại thịt đỏ, rau lá xanh đậm, các loại đậu, gan, các loại hạt hoặc uống bổ sung sắt.
Đôi khi sẽ cần thực hiện thêm các xét nghiệm khác để chẩn đoán nguyên nhân khiến lượng sắt cao hoặc thấp bất thường.
Thiếu máu là tình trạng không có đủ hồng cầu khỏe mạnh để vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Thiếu sắt là nguyên nhân phổ biến dẫn đến thiếu máu.
Sắt tích tụ trong các cơ quan có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Ferritin là một loại protein dự trữ sắt và giải phóng sắt khi cơ thể cần. Ferritin tập trung chủ yếu trong các tế bào và chỉ có một lượng rất nhỏ lưu thông trong máu.
Trong hầu hết các trường hợp, nguyên nhân gây ngộ độc sắt là do dùng viên uống sắt hoặc vitamin tổng hợp chứa sắt liều quá lớn. Điều này chủ yếu xảy ra ở trẻ nhỏ.
Có nhiều cách kiểm soát chứng đau nửa đầu, từ dùng thuốc cho đến các biện pháp điều trị tự nhiên. Nghiên cứu gần đây cho thấy hoa oải hương có thể làm giảm chứng đau nửa đầu. Hoa oải hương có thể được sử dụng theo nhiều cách khác nhau để trị đau nửa đầu. Một trong số đó là sử dụng tinh dầu oải hương. Cùng tìm hiểu xem liệu điều trị đau nửa đầu bằng tinh dầu oải hương có hiệu quả hay không và cách sử dụng ra sao.