1

Xét nghiệm mô bệnh học tủy xương - Bộ y tế 2017

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Huyết học - Truyền máu - Miễn dịch - Dị ứng - Sinh học phân tử - Bộ y tế 2017

I. ĐẠI CƯƠNG

Xét nghiệm mô bệnh học tủy xương là quá trình xử lý, nhuộm (HE, PAS) và phân tích kết quả mảnh sinh thiết tủy xương. Nhằm đánh giá: Cấu trúc mô bệnh học của tuỷ sinh máu; Số lượng, hình thái, cấu trúc, thành phần và vị trí nguyên uỷ của các dòng tế bào. Từ đó giúp hỗ trợ chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến cơ quan tạo máu.

II. CHỈ ĐỊNH

Các bệnh lý liên quan đến cơ quan tạo máu, cần khảo sát mô bệnh học tủy xương.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH:

không có

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

  •  01 bác sĩ phân tích kết quả.
  •  01 kỹ thuật viên xử lý và nhuộm HE, PAS mảnh sinh thiết tủy xương.

2. Phương tiện - Hóa chất

2.1. Dụng cụ

  •  Máy chuyển mẫu tự động;
  •  Máy đúc tự động;
  •  Máy cắt tiêu bản;
  •  Máy nhuộm tiêu bản tự động.
  •  Bàn sấy 37oC;
  •  Kính hiển vi quang học;
  •  Giá gỗ cài tiêu bản: 02 chiếc;
  •  Gạc thấm nước: 03 chiếc;
  •  Bút chì hoặc bút viết kính: 01 chiếc;
  •  Lamen 22 x 24 hoặc 22 x 22.

2.2. Hóa chất

- Dung dịch khử canxi:

  •  Dung dịch I: axit formic, nước cất;
  •  Dung dịch II: Tri- natricitrat, nước cất.

- Hóa chất chuyển đúc mảnh sinh thiết:

  •  Cồn tuyệt đối 1, 2, 3;
  •  Xylen 1, 2, 3;
  •  Paraffin.

- Tẩy paraffin

  •  Toluen 1,2,3;
  •  Cồn tuyệt đối 1,2,3, cồn 80 độ.

- Hóa chất nhuộm HE

  •  Dung dịch hemalun demayer;
  •  Dung dịch erythrosin;
  •  Dung dịch lugol;
  •  Dung dịch Na2S2O3 5%;
  •  Dung dịch Na2CO3 1%;
  •  Acid HCL l%: để trong bể nhuộm 200ml.

- Hóa chất nhuộm PAS

  •  Dung dịch Periodic;
  •  Shiff;
  •  CaCO3;
  •  Hematoxylin.

- Boom Canada: lấy ra cốc nhỏ, để trong tủ 60oC.

3. Người bệnh/ Mẫu bệnh phẩm

  •  Mảnh tổ chức tủy xương đã có thông tin (tên, tuổi...), ký hiệu.
  •  Số lượng: 02 tiêu bản /1người bệnh.

4. Hồ sơ bệnh án/phiếu xét nghiệm

  •  Giấy xét nghiệm chỉ định của bác sĩ điều trị
  •  Quy trình kỹ thuật xét nghiệm

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Xử lý mảnh sinh thiết tủy xương

- Khử canxi

- Chuyển trong hóa chất trên máy chuyển tự động gồm các bước:

  •  Rửa mẫu
  •  Đẩy nước bằng ngâm mẫu trong cồn
  •  Đẩy cồn bằng Xylen

- Đúc khuôn paraffin mảnh sinh thiết trên máy đúc tự động.

- Bảo quản khuôn mảnh sinh thiết trong ngăn tủ mát (2-8oC).

2. Chuẩn bị tiêu bản

 Cắt tiêu bản sinh thiết tủy xương chiều dày 2-2,5 μm.

3. Các phương pháp nhuộm

  • Nhuộm HE tiêu bản sinh thiết tủy xương trên máy nhuộm tiêu bản tự động.
  • Nhuộm PAS tiêu bản sinh thiết tủy xương trên máy nhuộm tiêu bản tự động
  • Gắn lamen

VI. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

- Tiêu bản sinh thiết đẹp và tiêu chuẩn khi:

  •  Dài 1-1,5cm, có ít nhất 10 khoang sinh máu, một lớp tế bào.
  •  Giữ nguyên vẹn cấu trúc mô bệnh học tuỷ xương.

- Quan sát bằng vật kính x10 (đánh giá chung):

  •  Kích thước mảnh sinh thiết
  •  Có sai sót kỹ thuật như ép tuỷ quá mạnh, chạm mạch máu, hay xé rách khoang tạo máu hay không.
  •  Có những thay đổi cấu trúc lớn như di căn ung thư, hoặc u lympho hay không?

- Quan sát bằng vật kính x40 (đánh giá chi tiết):

  •  Đặc điểm cấu trúc và thành phần khoang tạo máu (kích thước bè xương và khoang sinh máu, mật độ và đặc điểm phân bố tế bào).
  •  Có sai sót kỹ thuật như ép tủy quá mạnh, chạm mạch máu, hay xé rách khoang tạo máu hay không?
  •  Đặc điểm về hình thái học và tương quan số lượng của các dòng tế bào: hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu.
  •  Đánh giá tình trạng xơ, mỡ, dự trữ sắt, huỷ cốt bào và tạo cốt bào.
  •  Tình trạng xâm nhập của các tế bào ngoài tuỷ, đặc biệt là di căn ung thư.

VII. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

1. Sai sót

- Xử lý mảnh sinh thiết không tốt.

- Cắt tiêu bản quá dày.

- Sai sót trong quá trình nhuộm:

  •  Tiêu bản chưa khô hẳn trước khi nhuộm.
  •  Thời gian nhuộm các thì hóa chất không phù hợp.
  •  Hóa chất đã bị thay đổi nồng độ.
  •  Kỹ năng chuyên môn của kỹ thuật viên chưa ổn định.

- Kỹ năng chuyên môn của người nhận định kết quả chưa tốt.

2. Xử trí

  •  Tuân thủ qui trình xử lý, cắt, nhuộm tiêu bản.
  •  Pha hóa chất đúng loại, nồng độ.
  •  Nâng cao tay nghề kỹ thuật viên.
  •  Nâng cao chuyên môn của người nhận định kết quả.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Thủ thuật chọc hút dịch tủy xương làm xét nghiệm tủy đồ bằng máy khoan cầm tay - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Huyết học - Truyền máu - Miễn dịch - Dị ứng - Sinh học phân tử - Bộ y tế 2017

Xét nghiệm và chẩn đoán hóa mô miễn dịch tủy xương cho một dấu ấn (marker) trên máy nhuộm tự động - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Huyết học - Truyền máu - Miễn dịch - Dị ứng - Sinh học phân tử - Bộ y tế 2017

Bệnh còi xương do thiếu Vitamin D ở trẻ em - Bộ y tế 2015
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em - Bộ y tế 2015

Lấy sỏi thận bệnh lý, thận móng ngựa, thận đa nang - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017

Bóc bạch mạch quanh thận điều trị bệnh đái dưỡng chấp - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017

Tin liên quan
Bé bị cảm lạnh hay bị bệnh nào đó nghiêm trọng hơn?
Bé bị cảm lạnh hay bị bệnh nào đó nghiêm trọng hơn?

Khó có thể phân biệt được giữa “cảm lạnh thông thường” – bệnh có thể khiến bé mệt nhưng không nguy hiểm – với các chứng bệnh nghiêm trọng hơn.

Xét nghiệm BRCA ở bệnh nhân ung thư buồng trứng giai đoạn cuối
Xét nghiệm BRCA ở bệnh nhân ung thư buồng trứng giai đoạn cuối

Nếu đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư buồng trứng giai đoạn cuối thì bác sĩ sẽ đề nghị làm xét nghiệm di truyền tìm các đột biến gen BRCA, đặc biệt là khi có thành viên khác trong nhà cũng mắc ung thư buồng trứng.

Xét nghiệm RPR trong chẩn đoán bệnh giang mai
Xét nghiệm RPR trong chẩn đoán bệnh giang mai

Xét nghiệm RPR là một phương pháp nhanh chóng để sàng lọc bệnh giang mai ở những người có nguy cơ cao.

Bệnh còi xương: Triệu chứng, yếu tố nguy cơ và cách điều trị
Bệnh còi xương: Triệu chứng, yếu tố nguy cơ và cách điều trị

Bệnh còi xương chủ yếu xảy ra ở trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi. Trẻ em có nguy cơ bị còi xương cao nhất vì vẫn đang trong giai đoạn phát triển. Trẻ sẽ dễ bị thiếu vitamin D nếu sống ở vùng có ít ánh nắng mặt trời, chế độ ăn quá ít thịt, cá, trứng hoặc không uống sữa. Đôi khi, tình trạng thiếu vitamin D là do di truyền.

Xét Nghiệm Canxi Ion Hóa Giúp Phát Hiện Bệnh Gì?
Xét Nghiệm Canxi Ion Hóa Giúp Phát Hiện Bệnh Gì?

Xét nghiệm canxi ion hóa trong máu xác định tổng lượng canxi trong máu, bao gồm cả canxi ion hóa, canxi liên kết với protein và anion. Bác sĩ thường chỉ định xét nghiệm canxi trong máu trong những trường hợp có dấu hiệu của bệnh thận, một số loại ung thư hoặc các vấn đề với tuyến cận giáp.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Bé có cần tiêm liều bổ sung nhắc lại không nếu xét nghiệm máu cho thấy bé đã có miễn dịch với bệnh?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  966 lượt xem

- Bác sĩ cho tôi hỏi, bé nhà tôi có cần phải tiêm liều vắc xin bổ sung nhắc lại không, nếu xét nghiệm máu cho thấy bé đã miễn dịch với bệnh? Cảm ơn bác sĩ!

Xương mũi bé ngắn, có nguy cơ bị bệnh down?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  886 lượt xem

Năm nay em 22 tuổi, mang thai được 23 tuần. Em vừa đi khám và siêu âm 4D, bs bảo xương mũi con em ngắn và có 40% nguy cơ bị bệnh down. Vậy, nếu con em bị bệnh down thì có chữa được không ạ?

Lên Bệnh viện tuyến trên để làm thêm xét nghiệm máu?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  415 lượt xem

Mang thai được 3 tháng, em đi xét nghiệm máu ở Bv tỉnh có chỉ số HGB: 111.0 , Hct:0.336, MCV: 61,2 , MCH: 20,2. Còn chồng em, có chỉ số máu là: MCV 76,3 , MCH: 23,6 , MCHC: 309,0. Bác sĩ bảo vợ chồng em cần lên Bv Phụ sản TW làm thêm một số xét nghiệm máu cần thiết nữa. Mong được bs tư vấn ạ?

Bệnh viêm da cơ địa có khỏi hoàn toàn không?
  •  5 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1254 lượt xem

Tôi bị á sừng 10 năm nay, đã từng đi khám rất nhiều nơi. Có nơi thì nói bị viêm da cơ địa. Vậy 2 bệnh đó có giống nhau không? Tôi bị ở bàn chân, các ngón chân, vào mùa đông, da khô, bong tróc từng mảng có khi bắn máu, rất đau, xót, đi lại khó khăn. Tôi từng đi chữa nhiều nơi, cả thuốc bắc thuốc nam mà chưa khỏi được dứt điểm. Bệnh này có khỏi hẳn được không?

Đẻ con xong có khỏi bệnh không?
  •  5 năm trước
  •  1 trả lời
  •  940 lượt xem

Năm nay cháu 16 tuổi, cháu bị á sừng hơn 7 năm nay rồi. Đi đâu cũng tự ti, xấu hổ. Cháu muốn hỏi bệnh của cháu sau khi lấy chồng, sinh con thì có khỏi được không ạ? (cháu nghe nhiều nói là sẽ thay máu là khỏi bệnh?)

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây