1

VÔ KHUẨN TRONG SẢN KHOA

Bài giảng sản phụ khoa Tập 1_ĐHYHN_Năm 2020

Hàng năm, trên toàn thế giớicó trên 550.000 bà mẹ mang thai bị tử vong vì các lý do khác nhau. Nhiễm khuẩn là nguyên nhân đứng thứ hai trong số các nguyên nhân gây tử vong cho bà mẹ khi đẻ. Tình trạng nhiễm khuẩn lại càng xảy ra trầm trọng,nặngnềở cácnướccòn gặpnhiều khó khăn vềkinhtế. Hơn nữa đây là một nguyên nhân tử vong có thể tránh được. Có rất nhiều trường hợp, chỉ vì thiếu sót nhỏ trong khâu vô khuẩn đã dẫn tới các tử vong đáng tiếc. Mặc dù có nhiều kháng sinh mới rất tốt, nhưng công tác vô khuẩn ngày càng được chú ý, quan tâm. Có thể nói rằng đa số các trường hợp nhiễm khuẩn trong sản khoa là các bệnh lý do thầy thuốc gây nên. Vô khuẩn là một vấn đề rất cơ bản. Thực hiện vô khuẩn chính là thực hiện y học dự phòng. Đầu tư vào công tác vô khuẩn là mang lại lợi ích cao nhất. Vô khuẩn trong sản khoa có những đặc điểm riêng.

1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA SẢN KHOA CÓ LIÊN QUAN ĐẾN VÔ KHUẨN

  • Trong thời gianmang thai, đáp ứng miễndịch của người mẹ có xu hướng giảm đi để giúp cho thai tồn tại thuận lợi trong cơ thể người mẹ. Đó là mặc tích cực của vấn đề. Nhưng chính điều đó đã làm cho cơ thể người mẹ dễ bị các tác nhân gây bệnh xâm nhập. Sức đề kháng của người mẹ càng giảm đi nếu bị mất máu nhiều trước, trong và sau khi đẻ.
  • Trong khi chuyển dạ và sau đẻ, cổ tử cung mở rộng tạo điều kiện thuận lợi cho các mầm bệnh xâm nhập vào trong buồng tử cung. Sự xâm nhập vào buồng tử cung càng thuận lợi nếu có nhiễm trùng sẵn có ở âm đạo, nếu có các can thiệp không bảo đảm vô khuẩn vào buồng tử cung. Từ buồng tử cung, các mầm bệnh có thể lan rộng đi qua đường bạch huyết, đường máu. Đặc biệt, mầm bệnh có thể lan theo hai vòi trứng, đi vào ổ phúc mạc, gây ra nhiễm trùng ổ phúc mạc.
  • Diện rau bám sau khi bong rau là một cửa ngõ vô cùng rộng cho các mầm bệnh xâm nhập trực tiếp vào tuần hoàn của ngườimẹ gây nên hình thái nhiễm trùng nặng nhất với tỷ lệ tử vong cao, đó là nhiễm trùng huyết.
  • Các tổ chức còn sót lại trong buồng tử cung như rau, tổ chức thai là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, để từ đó nhiễm trùng lan rộng.
  • Trong sản khoa các thủ thuật đường dưới luôn luôn mang theo nguy cơ cao gây nhiễm trùng, nhất là các thủ thuật can thiệp trực tiếp vào buồng tử cung qua đường âm đạo.
  • Trên đây là một số điều kiện thuận lợi cho nhiễm trùng xảy ra trong sản khoa. Đó cũng là những lý do làm cho vô khuẩn có vai trò đặc biệt quan trọng. Mọi cán bộ y tế công tác trong ngành sản khoa đều phảiý thức được tầm quan trọng của vô khuẩn và phải triệt để tuân thủ các nguyên tắc vô khuẩn trong khi làm việc.

2. CƠ CHẾ LÂY NHIỄM CHO NGƯỜI BỆNH

Trong thời gian nằm chữa bệnh trong bệnh viện, người bệnh luôn luôn phải đương đầu với nhiều nguy cơ bị lây nhiễm. Lây nhiễm cho người bệnh có thể thực hiện qua các con đường sau:

  •  Nhiễm trùng từ ngoài vào: mầm bệnh từ môi trường bên ngoài (không khí, nước, bụi....) xâm nhập vàocơ thể người bệnh. Gần gũi hơn, các mầm bệnh từ quấn áo, dụng cụ y tế (kim tiêm, bơm tiêm, dao, kéo, găng tay...) không được khử trùng tốt đi vào người bệnh.
  •  Nhiễm trùng chéo trong bệnh viện: các mầm bệnh được lây lan từ người bệnh này sang người bệnh khác thông qua đồ dùng sinh hoạt hàng ngày, thông qua dụng cụy tế không được khử trùng tốt, thông quabàn tay không sạch sẽ của nhân viên y tế... Trong nhiều trường hợp, nếu không tuân thủ tốt các quy định vô trùng thì chính nhân viên y tế là người đã giúp mang mầm bệnh từ người bệnh này sang người bệnh khác.
  • Tự nhiễm trùng: các mầm bệnh có sẵn trên cơ thể người bệnh, ví dụ khi thông đái mà không thực hiện sát trùng tốt có thể gây nhiễm trùng bàng quang bằng các vi khuẩn đã có sẵn trên người bệnh.

3. ĐỐI VỚI NHÂN VIÊN Y TẾ

Điều trước tiên là phải nhận thức được tầm quan trọng của việc thực hiện vô khuẩn trong công việc hàng ngày. Quần áo công tác phải sạch sẽ, luôn luôn được giặt sạch. Mỗi khi làm các thủ thuật phẫu thuật đều phải đội mũ, đeo khẩu trang đúng quy cách. Mũ bảo đảm che kín hết tóc, khẩu trang phải che kín cả miệng và mũi. Các móng tay luôn luôn được cắt ngắn. Rửa tay là một động tác rất quan trọng. Rửa tay để phòng tránh sự chuyển tải mầm bệnh đến các khu vực chưa bị ô nhiễm bằng cáchloại bỏ hầu hết các vi sinh vật bám trêntay của nhân viên bệnh viện. Rửa tay là kỹ thuậtđơn giản và quan trọng nhất để đề phòng nhiễm khuẩn mắc phải trong bệnh viện. Lưu ý trước khi rửa tay cần phải tháo đồng hồ và tất cả đồ trang sức đeo ở trên tay.

  •  Rửa tay thông thường với xà phòng và nước sạch, lau khô sau khi rửa tay. Rửa tay thông thườngđượcthực hiện trước khi cho bệnh nhân uống thuốc, giữa các chăm sóc không đòi hỏi vô khuẩn, trước khi ăn, sau khi ra khỏi nhà vệ sinh...
  • Rửa tay thông thường với xà phòng và nước sạch, lau khô sau khi rửa. Rửa tay thông thường được thực hiện trước khi cho bệnh nhân uống thuốc, giữa các chăm sóc không đòi hỏi vô khuẩn, trước khi ăn, sau khi ra khỏi nhà vệ sinh...
  •  Rửa tay có thuốc sát khuẩn được thực hiện cho tất cả mọi người tham gia vào phẫu thuật hay một số thủ thuật như mở nội khí quản, bộc lộ tĩnh mạch, đặt ống thông tĩnh mạch rốn.

4. ĐỐI VỚI THAI PHỤ

4.1. Trong thời gian mang thai

  • Thai phụ đóng vai trò quyết định. Thai phụ phải tuân thủ những phép vệ sinh trong thai nghén, không tắm rửa trong ao hồ, nơi nước bẩn. Hàng ngày thực hiện vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục ngoài, nhất là sau khi đại tiểu tiện. Chúng ta luôn nhớ rằng trong khi có thai, thai phụ dễ bị viêm nhiễm âm đạo và dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Trong nhiều trường hợp, biểu hiện lâm sàng của nhiễm trùng không điển hình hay không có biểu hiện lâm sàng. Các nhiễm trùng này cần được chẩn đoán và điều trị sớm, tránh để kéo dài gây các hậu quả nặng nề. Ngoài ra cần nâng cao sức đề kháng toàn thân bằng chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung thêm sắt để tránh thiếu máu.

4.2. Trong khi chuyển dạ

  • Sản phụ nên được tắm rửa sạch sẽ trước khi đi đẻ. Bộ phận sinh dục ngoài cần được cạo lông, làm vệ sinh sạch sẽ. Mọi sản phụ đều được thụt tháo phân trước khi vào phòng đẻ, trừ những trường hợp sắp đẻ. Sau khi làm vệ sinh sạch sẽ, nên đóng khố vô khuẩn. Trong quá trình theo dõi chuyển dạ đẻ, hạn chế tối đa thăm trong, mỗi khi thăm trong phải mang găng vô khuẩn, sát trùng âm hộ trước khi thăm khám. Nên bố trí phòng đẻ cách ly cho những sản phụ bị mắc các bệnh truyền nhiễm.

4.3. Sau khi đẻ

  • Sau khi đẻ sản phụ nên vận động sớm, tránh nằm lâu tạo điều kiện cho bé sản dịch, nhiễm khuẩn. Tầng sinh môn được làm vệ sinh nhiều lần trong ngày (không dưới 2 lần) với nước sạch, thấm khô sau khi rửa sạch. Sau mỗi lần đại hay tiểu tiện đều được rửa sạch và thấm khô. Sản phụ có thể tự làm vệ sinh cho bản thân mình. Quần áo được thay luôn và giặt sạch. Hai vú cần được lau giữ sạch, cho trẻ bú sớm và hết từng vú một để tránh các biến chứng cho vú.

5. ĐỐI VỚI PHƯƠNG TIỆN, DỤNG CỤ

5.1. Phòng đẻ

  • Cần được bố trí ở nơi cao ráo, sạch sẽ, xa các nguồn ô nhiễm, có các phương tiện tránh bụi có hiệu quả (1g bụi chứa 1.500.000 vi khuẩn). Diện tích đủ rộng, bên trong không nên bày quá nhiều thứ gây khó khăn mỗi khi làm vệ sinh. Sàn nhà phải được lát gạch để có thể cọ rửa dễ dàng. Sàn nhà phải được lau 2 lần mỗi ngày, lau ướt, không dùng chổi để quét. Lau ướt là một cách làm nhanh chóng, có hiệu quả và vệ sinh, không làm cho bụi tung lên. Trần nhà được làm vệ sinh mỗi quý một lần. Tường nhà được cọ rửa hàng tháng. Cần có giầy dép sạch sẽ để đi riêng trong phòng đẻ. Trong điều kiện của chúng ta, người nhà sản phụ không được vào trong phòng. Các bàn đẻ cần được bố trí ngăn cách với nhau. Sau mỗi trường hợp đẻ, phải lau bàn đẻ sạch sẽ, chậu hứng dịch và máu phải được đổ đi ngay.

5.2. Nguồn nước

  • Cung cấp đủ nước cho bệnh viện hoặc cơ sở y tế có nghĩa là nước đảm bảo tiêu chuẩn an toàn và đủ số lượng để chăm sóc bệnh nhân và cho các hoạt động của bệnh viện nhằm duy trì môi trường bệnh viện an toàn và hạn chế khả năng lây lan bệnh tật. Trong sản khoa nhu cầu sử dụng nước lại càng lớn. Người ta ước tính rằng mỗi giường bệnh cần trung bình 300 đến 350 lít nước mỗi ngày.

5.3. Dụng cụ

- Toàn bộ dụng cụ đều phải được khử khuẩn, tiệt khuẩn theo đúng quy cách, được sử dụng ngay hay lưu giữ trong các hộp kín để ở nơi không có bụi. Cọ rửa dụng cụ là bước quan trọng hàng đầu trong quy trình khử khuẩn, tiệt khuẩn vì nó loại bỏ toàn bộ bụi, các chất bẩn. Nếu không cọ rửa đúng kỹ thuật thì việc khử khuẩn, tiệt khuẩnsẽ không thu được kết quả. Các chất bẩn dính trên dụng cụ là nơi ẩn náu ở vi khuẩn để tránh không bị tiếp xúc với các hoá chất sát khuẩn,đồng thời làm giảm hoạt hoá của các hoá chất sát khuẩn. Khử khuẩn được tiến hành trên các dụng cụ tiếp xúc với màng (dụng cụ hỗ hấp), các dụng cụ không tiệt khuẩn được như cácống nội soi và các dụng cụ không cần tiệt khuẩn (bô, vịt). Tiệt khuẩn được áp dụng cho tất cả các đồ vật được đưa vào tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc các vùng vô khuẩn của cơ thể và một số dụng cụ đưa vào các khoang không vô khuẩn như chai sữa, vú chai sữa hoặc bằng gạc. Có nhiều phương pháp khử khuẩn, tiệt khuẩn, vì vậy phải lựa chọn phương pháp thích hợp cho từng loại dụng cụ.

- Một số phương pháp khử khuẩn

  • Đun sôi: nước phải được đun sôi liên tục trong thời gian 30 phút (lưu ý đây không phải là phương pháp tiệt khuẩn).
  • Ngâm trong cồn 70° hay 90° trong thời gian 10 phút.
  • Viên Presept (dichloroisocyam urate) viên 2,5g pha trong 10 lít nước, ngâm trong thời gian 60 phút.
  • Formaldehyt: thời gian 30 phút.
  • Cidex ngâm trong thời gian 15 phút.
  • Idophor (Betadine) trong 30 phút.
  • Phenol 1-2% trong 30 phút.

Bảng 1. Nhiệt độ, áp suất và thời gian cần thiết để tiệt khuẩn các loại dụng cụ bằng hơi nóng ấm

Dụng cụ Nhiệt độ  Áp suất (kg)

 Thời gian sau khi đạt nhiệt

độ và áp suất (phút)

Đồ vải 120°C  7 kg 30
Cao su
 
120°C 7 kg 15
Gói dụng cụ ngoại khoa không gói 120°C 7 kg 30

Dụng cụ ngoại khoa 

120°C 7 kg 15
Thuỷ tinh 120°C 7 kg 15

 

- Công tác khử khuẩn và tiệt khuẩn phải được kiểm tra theo dõi bằng nuôi cấy vi khuẩn. Các dụng cụ đã tiệt khuẩn mà quá thời hạn chưa sử dụng vẫn phải tiệt khuẩn lại. Nồi hấp và thức ăn cho trẻ được pha chế trong bệnh viện phải được kiểm tra bằng nuôi cấy vi khuẩn thường quy. Các dụng cụ hấp cần có chấtchỉ thị màu để cho biết là dụng cụ đã được đi qua chu kỳ hấp sấy (bột lưu huỳnh, băng chỉ thị màu...). Đối với sữa chọn ngẫu nhiên 1ml trong lô sữa đã pha chế để gửi đi xét nghiệm. Số vi khuẩn đếm được ở mức chấp nhận là 25/ml. Khi số lượng vi khuẩn vượt quá mức chấp nhận cần xem lại quy trình kỹ thuật pha chế.

- Nói tóm lại, thực hiện triệt để vô khuẩn đã giúp cho chúng ta tránh được các tai biến nhiễm khuẩn đáng tiếc, bảo đảm an toàn trong điều trị.

Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Nguyên tắc sử dụng kháng sinh trong nhi khoa - Bộ y tế 2015
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em - Bộ y tế 2015

SỬ DỤNG HORMON TRONG PHỤ KHOA
  •  1 năm trước

Bài giảng sản phụ khoa Tập 1_ĐHYHN_Năm 2020

MỘT SỐ THĂM DÒ TRONG PHỤ KHOA
  •  1 năm trước

Bài giảng sản phụ khoa Tập 2_ĐHYHN_Năm 2020

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Quyết định số 5731/QĐ-BYT ngày 21/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành tài liệu hướng dẫn Quy trình kỹ thuật Ngoại khoa Chuyên khoa Phẫu thuật Tiết niệu

Tin liên quan
Nhiễm khuẩn âm đạo trong khi mang thai
Nhiễm khuẩn âm đạo trong khi mang thai

Viêm âm đạo do vi khuẩn trong thời gian mang thai.

Bệnh ban đỏ nhiễm khuẩn do parvovirus B19 trong thai kỳ
Bệnh ban đỏ nhiễm khuẩn do parvovirus B19 trong thai kỳ

Nguy cơ bạn lây truyền bệnh ban đỏ nhiễm khuẩn do parvovirus B19 cho em bé khi mang thai là thấp. Trong nhiều trường hợp, sức khỏe của thai nhi đều tốt, mặc dù vẫn có khả năng virus Parvo B19 có nguy cơ gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Nếu bạn nghi ngờ bạn phơi nhiễm với căn bệnh này, hãy thông báo với bác sĩ – người theo dõi thai kỳ của bạn.

Sử dụng laser trong nha khoa
Sử dụng laser trong nha khoa

Tia laser đã được sử dụng trong nha khoa từ năm 1994 để điều trị nhiều vấn đề về răng miệng.

Khoa học chứng minh ăn nhiều protein trong bữa sáng giúp giảm cân
Khoa học chứng minh ăn nhiều protein trong bữa sáng giúp giảm cân

Protein hay chất đạm là một chất dinh dưỡng quan trọng đối với cân nặng. Trên thực tế, ăn nhiều protein là cách đơn giản và hiệu quả nhất để giảm cân.

10 lợi ích của lợi khuẩn bifidus trong sữa chua
10 lợi ích của lợi khuẩn bifidus trong sữa chua

Nghiên cứu cho thấy rằng bifidus và các lợi khuẩn khác có thể tăng cường chức năng miễn dịch, có nghĩa là giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh do nhiễm trùng, ví dụ như cảm lạnh.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Có thể mang thai trong suốt thời gian bị kinh nguyệt không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1744 lượt xem

- Thưa bác sĩ, liệu tôi có thể mang thai nếu quan hệ trong thời gian đang ra hành kinh không? Cảm ơn bác sĩ!

Hít phải khói từ gỗ trong khi mang thai có an toàn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  3261 lượt xem

Bác sĩ ơi, nhà em ở vùng miền núi, thường xuyên dùng bếp củi để nấu ăn. Vừa rồi em nghe thấy thông tin là hít phải khói từ gỗ trong khi mang thai là không tốt. Em lại đang mang thai nữa, không hiểu thông tin đó có đúng không bác sĩ?

Đứng cả ngày trong khi mang thai có an toàn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1268 lượt xem

- Bác sĩ ơi, em làm giáo viên, phải đứng rất nhiều. Bác sĩ cho em hỏi, đứng cả ngày trong khi mang thai có an toàn không ạ?

Có nên sắp xếp đồ đạc trong nhà khi đang mang thai?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  853 lượt xem

- Bác sĩ ơi, em có "bệnh" nghiện sắp xếp đồ. Hiện tại em đang mang thai, thì thường xuyên sắp xếp đồ đạc trong nhà có an toàn không ạ?

Thai nhi bị nấc cụt trong tử cung có bình thường không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1659 lượt xem

- Bác sĩ ơi, em bé nhà tôi thường xuyên bị nấc cụt trong tử cung. Hiện tượng này có bình thường không, thưa bác sĩ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây