Viêm lợi loét hoại tử cấp tính - Bộ y tế 2015
I. ĐỊNH NGHĨA
Viêm lợi loét hoại tử cấp là b ệnh nhiễm khuẩn cấp tính ở lợi với các tổn thương đặc trưng là sự loét và hoại tử ở mô lợi.
II. NGUYÊN NHÂN
Nguyên nhân gây viêm lợi loét hoại tử cấp tính là do sự bùng phát của các loại vi khuẩn gây bệnh trong miệng (VD: cầu khuẩn và xoắn khuẩn Fusobacterium, Prevotella intermedia, Porphyromonas gingivalis), sự bùng phát này hay gặp ở những người có nguy cơ cao......
III. CHẨN ĐOÁN
1. Chẩn đoán xác định
1.1. Các triệu chứng lâm sàng
a. Toàn thân
- Sốt.
- Người mệt mỏi.
- Biếng ăn.
b. Tại chỗ
- Ngoài miệng: có thể có hạch dưới hàm.
- Trong miệng:
- Tổn thương loét và hoại tử ở vùng viền lợi và nhú lợi: tổn thương loét hoại tử tiến triển nhanh bắt đầu ở nhú lợi và lan sang viền lợi, tạo vết lõm ở trung tâm, tổn thương hoại tử thường có hình đáy chén. Tổn thương có giới hạn rõ ràng và thường không lan tới lợi dính.
- Giả mạc: trên vùng tổn thương hoại tử phủ một lớp màng màu trắng, được cấu tạo bởi bạch cầu, mô hoại tử, fibrin. Khi lớp giả mạc được lấy đi sẽ làm tổn thương chảy máu.
- Đường viền ban đỏ: nằm giữa vùng hoại tử và mô lợi còn tương đối lành.
- Chảy máu tự nhiên hoặc khi va chạm.
- Đau nhức vừa phải khi bệnh tiến triển nặng thì đau nhiều hơn, đau tăng khi ăn nhai, kèm theo tăng tiết nước bọt.
- Miệng rất hôi.
1.2. Các triệu chứng cận lâm sàng
- Xét nghiệm máu: Bạch cầu tăng, máu lắng tăng...
- Cấy vi khuẩn: ....
- X quang: Không có tổn thương xương ổ răng.
2. Chẩn đoán phân biệt
Viêm lợi loét hợi tử cấp cần phân biệt với viêm lợi miệng Herpes cấp.
Viêm lợi loét hoại tử cấp tính | Viêm lợi miệng Herpes cấp | |
Nguyên nhân | Chưa rõ. | Do virut Herpes. |
Đặc điểm | Gây hoại tử lợi. | Đặc điểm Gây hoại tử lợ i. |
Hình thái |
Tổn thương lõm hình chén nước. |
Tổn thương dạng mụ n , có màng giả. |
Vị trí | Thường ở nhú và viền lợi. | Thấy ở lợ i, niêm mạc miệng, môi. |
Tuổi | Ít gặp ở trẻ em. | Thường gặp ở trẻ em. |
Tiến triển |
Thời gian tiến triển không xác định. |
Sau 7 đến 10 ngày tự khỏi. |
IV. ĐIỀU TRỊ
1. Lần 1: Điều trị phải được giới hạn ở các vùng liên quan tới tình trạng cấp tính.
- Cách ly và làm khô tổn thương bằng gòn bông.
- Giảm đau tại chỗ.
- Lấy giả mạc và các cặn không dính ở bề mặt tổn thương.
- Làm sạch vùng tổn thương bằng nước ấm.
- Có thể lấy cao răng trên lợi nông bằng máy siêu âm.
- Cho bệnh nhân xúc miệng bằng hỗn dịch nước oxy già ấm 2 giờ/1 lần theo công thức trộn một cốc nước ấm với Ôxy già 3% theo tỷ lệ 1:1.
- Cho bệnh nhân xúc miệng Chlohexidine 0,12% , mỗi ngày 2 lần.
- Trường hợp viêm lợi loét hoại tử trung bình, nặng, có hạch và các triệu chứng toàn thân thì dùng kháng sinh phối hợp.
- Lưu ý: Không được lấy cao răng dưới lợi hoặc nạo túi lợi vì có thể gây nhiễm khuẩn máu.
- Các thủ thuật nhổ răng hoặc phẫu thuật quanh răng phải trì hoãn sau khi hết triệu chứng 4 tuần.
- Hướng dẫn bệnh nhân:
- Xúc miệng bằng hỗn dịch nước Ôxy già ấm 2 giờ/1 lần theo công thức trộn một cốc nước ấm với Ôxy già 3% theo tỷ lệ 1:1.
- Xúc miệng Chlohexidine 0,12%, mỗi ngày 2 lần.
- Không hút thuốc, không uống rượu, không ăn đồ gia vị.
- Hạn chế chải răng.
- Tránh gắng sức quá mức.
2. Lần 2: Thường sau 1-2 ngày. Việc điều trị lần này tùy thuộc vào tình trạng bệnh nhân và tình trạng tổn thương.
- Có thể lấy cao răng nhẹ nhàng bằng máy siêu âm. Tránh làm sang chấn các tổn thương đang hồi phục.
- Hướng dẫn bệnh nhân như lần 1.
3. Lần 3: Sau lần 2 từ 1 đến 2 ngày.
- Lấy cao răng và làm nhẵn chân răng.
- Hướng dẫn bệnh nhân:
- Ngừng xúc miệng nước Ôxy già.
- Duy trì xúc miệng Chlohexidine 0,12% thêm 2 đến 3 tuần.
- Thực hiện các biện pháp kiểm soát mảng bám răng.
V. TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG
- Nếu được điều trị đúng phác đồ thì tình trạng bệnh mô lợi phục hồi tốt.
- Khi tiến triển đến giai đoạn nặng mô lợi bị hoại tử tạo cơ hội phá hủy các cấu trúc quanh răng khác.
VI. PHÒNG BỆNH
- Duy trì chế độ dinh dưỡng đầ y đủ , hợ p lý.
- Vệ sinh răng miệng đúng phương pháp.
- Khám răng định kỳ.
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Răng hàm mặt - Bộ y tế 2020
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về mắt - Bộ y tế 2015
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em - Bộ y tế 2015
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng hàm mặt - Bộ y tế 2015
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về tai mũi họng - Bộ y tế 2015
Sự sản xuất quá nhiều dầu hoặc bã nhờn từ da được cho là nguyên nhân gây ra tình trạng này. Gàu là một dạng viêm da tiết bã.
Vấn đề viêm loét bộ phận sinh dục nữ có nhiều nguyên nhân gây ra. Có thể do lây nhiễm qua đường tình dục không an toàn hoặc những vấn đề khác. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết này nhé!
Nếu cứ để tình trạng viêm dạ dày mạn tính tiếp diễn mà không có biện pháp điều trị thì sẽ có nguy cơ bị loét và xuất huyết dạ dày.
Suy nghĩ cho rằng “ăn chất béo khiến chúng ta béo lên” thực ra là không đúng vì khoa học đã chứng minh chất béo tốt có lợi cho sức khỏe và thậm chí còn giúp ngăn ngừa bệnh tật, đặc biệt là khi có sự kết hợp của một số loại thuốc không kê đơn.
- 1 trả lời
- 1231 lượt xem
Trong nhà em không có ai bị viêm da cơ địa cả, nhưng em bị bệnh này 3 năm nay rồi. Ban đầu chỉ bị ở 1 vài đầu ngón tay phải, 1 năm sau thì lan ra gần hết bàn tay và sang cả bàn tay trái nữa. Cho em hỏi bệnh này có di truyền không ạ? Em sợ sau này con em bị giống e thì xót con lắm.
- 1 trả lời
- 1444 lượt xem
Tôi bị á sừng 10 năm nay, đã từng đi khám rất nhiều nơi. Có nơi thì nói bị viêm da cơ địa. Vậy 2 bệnh đó có giống nhau không? Tôi bị ở bàn chân, các ngón chân, vào mùa đông, da khô, bong tróc từng mảng có khi bắn máu, rất đau, xót, đi lại khó khăn. Tôi từng đi chữa nhiều nơi, cả thuốc bắc thuốc nam mà chưa khỏi được dứt điểm. Bệnh này có khỏi hẳn được không?
- 1 trả lời
- 1183 lượt xem
Mình năm nay 32 tuổi đã sinh sang bé thứ 2. Bé đầu thì không sao. Bé thứ 2 đưa đi khám bác sĩ kết luận bị viêm da cơ địa. Không hiểu sao bây giờ mình đi đâu cũng nhìn thấy rất nhiều bé bị giống bé nhà mình, trước kia thì chẳng thấy mấy. Bác sĩ có thể cho biết nguyên nhân tại sao bây giờ có nhiều bé bị như thế không ạ?
- 1 trả lời
- 1115 lượt xem
Bé nhà mình cứ thay đổi thời tiết là bị đỏ ửng 2 má, da bị khô, ngứa. Thỉnh thoảng còn nổi mụn nước li ti và chảy dịch ướt ướt. Đêm bé hay gãi nên bệnh càng nặng hơn. Bé năm nay 1 tuổi rưỡi. Có cách nào để phòng bệnh cho bé không ạ? Mình thương bé lắm
- 1 trả lời
- 930 lượt xem
Con mình bị viêm da cơ địa ở tay, chân khá nặng, năm nay vào học lớp 1, mà đến mấy trường xin học, các thầy cô giáo đều ái ngại, vì sợ con lây bệnh cho các bạn khác. Mình năn nỉ ỉ ôi rồi mà giáo viên vẫn còn e dè. Bệnh của con mình thực sự có lây nhiễm cho các bạn khác không?