1

Viêm tai giữa mạn tính - Bộ y tế 2015

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về tai mũi họng - Bộ y tế 2015

1. ĐỊNH NGHĨA

Viêm tai giữa (VTG) mạn tính được định nghĩa là tình trạng viêm niêm mạc tai giữa kéo dài trên 12 tuần, không đáp ứng với điều trị nội khoa, màng nhĩ bị thủng, chảy tai, phù nề niêm mạc trong tai giữa và xương chũm (sào đạo, sào bào, thông bào).

2. NGUYÊN NHÂN

  • Viêm tai giữa thường được gây ra bởi nhiễm các tác nhân gây bệnh do virus, vi khuẩn hay nấm. Vi khuẩn gây bệnh thường gặp nhất là Streptococcus pneumoniae.
  • Những trường hợp khác bao gồm Pseudomonas aeruginosa, Haemophilus influenzae và Moraxella catarrhalis. Trong số các thanh thiếu niên lớn tuổi hơn và người lớn trẻ tuổi, nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh nhiễm trùng tai là Haemophilus influenzae. Các loại virus như virus hợp bào hô hấp (RSV) và những loại gây ra cảm lạnh thông thường cũng có thể dẫn đến viêm tai giữa bằng cách làm tổn hại đến hệ thống phòng thủ bình thường của các tế bào biểu mô đường hô hấp trên.
  • Viêm tai giữa thường xảy ra ở trẻ em vì vòi nhĩ ngắn, hẹp, và hơi nằm ngang so với người lớn. Vòi nhĩ (Eustachian tube) nối liền tai giữa với vòm họng, nó giúp dẫn lưu dịch tiết trong hòm nhĩ về họng. Nếu vòi nhĩ bị tắc, dịch nhầy bị ứ đọng trong tai giữa và gây nên viêm tai giữa. Do viêm tai giữa cấp không được điều trị và theo dõi tốt.
  • Viêm tai giữa sau các bệnh nhiễm trùng lây: như cúm, sởi. Viêm tai giữa do chấn thương áp lực.
  • Các yếu tố thuận lợi: Cấu trúc xương chũm loại có thông bào nhiều, độc tố của vi khuẩn nhất là streptococcus hemolytique, pneumococcus mucosus... và thể trạng, cơ địa của bệnh nhân: trẻ em suy dinh dưỡng, người lớn bị suy nhược cơ thể thì sức đề kháng bị giảm, do đó dễ bị viêm tai giữa.

3. CHẨN ĐOÁN

3.1. Chẩn đoán xác định

3.1.1. Lâm sàng

  •  Viêm tai giữa mạn tính nhầy: Chảy mủ tai từng đợt, phụ thuộc vào những đợt viêm V.A, mủ chảy ra nhầy, dính, không thối, chưa ảnh hưởng nhiều đến sức nghe.
  •  Viêm tai giữa mạn tính mủ: Thường chảy mủ tai kéo dài, mủ đặc xanh thối, có thể có cholesteatoma, nghe kém truyền âm ngày càng tăng, có thể đau âm ỉ trong đầu hay nặng đầu phía bên tai bị bệnh.
  •  Viêm tai giữa mạn tính hồi viêm: Sốt cao và kéo dài, thể trạng nhiễm trùng rõ rệt: ăn ngủ kém, gầy, hốc hác, suy nhược. Đối với trẻ nhỏ có thể có sốt cao, co giật, rối loạn tiêu hóa... Nghe kém tăng lên vì tổn thương cả đường khí và đường xương. Đau tai rất dữ dội, đau thành từng đợt, đau sâu trong tai và lan ra phía sau vùng xương chũm hay lan ra cả vùng thái dương gây nên tình trạng nhức đầu, ù tai và chóng mặt. Trong một vài trường hợp có thể thấy dấu hiệu xuất ngoại mặt trong xương chũm, mặt ngoài xương chũm, sau tai, vùng thái dương - gò má, trong bao cơ ức đòn chũm (thể Bezold)...

3.1.2. Cận lâm sàng

  •  Khám tai: mủ tai chảy kéo dài, đặc, thối, có thể có tổ chức cholesteatoma (có váng óng ánh như mỡ, thả vào nước không tan). Màng nhĩ có thể bị phồng, xẹp lõm vào trong, bị thủng, bờ lỗ thủng nham nhở, đáy hòm nhĩ bẩn, có thể có polyp ở hòm nhĩ.
  •  Cấy dịch tai để xác định vi khuẩn gây bệnh và làm kháng sinh đồ.
  •  Chụp CT Scan đầu hoặc xương chũm để xác định sự nhiễm trùng lan tỏa ra bên ngoài tai giữa.
  •  Đo thính lực để đánh giá sức nghe.

3.2. Chẩn đoán phân biệt

  •  Nhọt hay viêm ống tai ngoài (không có tiền sử chảy mủ tai, kéo vành tai, ấn bình tai đau, phim Schuller bình thường).
  •  Viêm tấy hạch hoặc tổ chức liên kết sau tai (không có tiền sử chảy mủ tai, không nghe kém, dấu hiệu Jacques (-), phim Schuller bình thường).
  •  Phản ứng xương chũm do viêm tai giữa cấp tính (mủ không thối, không nghe kém nhiều, X quang tai bình thường).
  •  Viêm tai giữa sau lao phổi (hỏi tiền sử và chụp X quang phổi...).
  •  Viêm tai giữa do xoắn khuẩn bệnh giang mai (hỏi tiền sử bệnh và làm các xét nghiệm chuyên biệt...).

4. ĐIỀU TRỊ

4.1. Nguyên tắc điều trị

  •  Mục đích là để kiểm soát sự nhiễm trùng và loại bỏ dịch tiết ứ đọng trong tai giữa (nhầy, mủ...) và phẫu thuật để phục hồi chức năng nghe.
  •  Không nên dùng kháng sinh không đúng vì sẽ làm lu mờ triệu chứng, khó chẩn đoán, hoặc chuyển thể cấp tính thành mạn tính, làm bệnh kéo dài khó phát hiện và dễ gây biến chứng.
  •  Nếu không có chuyên khoa, nên đề xuất chuyển bệnh nhân đến cơ sở tai mũi họng để được điều trị triệt để.
  •  Cần thuyết phục gia đình và bệnh nhân tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng.

4.2. Điều trị nội khoa

  •  Làm thuốc tai để loại bỏ dịch tiết nhiễm trùng trong tai. Có thể dùng nước muối sinh lý hoặc nước oxy già 6-10 đơn vị nhỏ vào tai, hút rửa và sau đó lau khô.
  •  Nhỏ tai bằng dung dịch kháng sinh như: Neomycin, Polymyxin, Chloromycetin hoặc Gentamycin. Có thể phối hợp với steroids để có tác dụng kháng viêm. Nhỏ tai 2-4 lần/ngày. Dung dịch acid acetic 1,5% có thể được dùng nếu nhiễm vi khuẩn Pseudomonas.
  •  Kháng sinh đường toàn thân được sử dụng trong các đợt cấp của VTG mạn tính nhưng phải rất hạn chế.
  •  Điều trị các bệnh ở mũi, họng đi kèm với bệnh VTG.
  •  Trong thời gian điều trị khuyên bệnh nhân cố gắng tránh nước vào tai như: bơi lội, gội đầu v. v...

4.3. Điều trị ngoại khoa

  •  Khi phát hiện bệnh nhân có Polyp hòm nhĩ thò ra ở ống tai, hoặc mô hạt thì phải được phẫu thuật cắt bỏ thì việc nhỏ thuốc vào tai mới có hiệu quả. Tuy nhiên phải cẩn thận khi cắt bỏ vì những khối polyp này có thể mọc ra từ niêm mạc xương bàn đạp, dây thần kinh số VII, hoặc ống bán khuyên ngang, và như vậy có thể dẫn tới tai biến liệt mặt hoặc viêm mê nhĩ sau mổ.
  •  Phẫu thuật phục hồi: vá màng nhĩ đơn thuần và mở sào bào thượng nhĩ, có hoặc không có vá màng nhĩ.
  •  Phẫu thuật tiệt căn xương chũm với hai phương pháp: giữ nguyên thành sau ống tai (canal wall up) và hạ thấp thành sau ống tai (canal wall down).

5. TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG

5.1. Tiên lượng

  •  VTG mạn tính nhầy mủ tiên lượng thường tốt, ít gây các biến chứng nguy hiểm.
  •  VTG mạn tính mủ ít khi bệnh tự khỏi, thường kéo dài gây giảm sức nghe và có thể gây các biến chứng nặng và nguy hiểm tính mạng.

5.2. Biến chứng

  •  Viêm xương chũm.
  •  Lỗ thủng màng nhĩ không lành.
  •  Tạo nên khối cholesteatoma trong tai giữa.
  •  Xơ hóa màng nhĩ và niêm mạc tai giữa (tympanoslerosis).
  •  Chuỗi xương con bị phá hủy và dẫn đến điếc truyền âm.
  •  Liệt mặt do tổn thương dây thần kinh số VII.
  •  Áp xe ngoài màng cứng hoặc áp xe não.
  •  Tổn thương hệ thống tiền đình gây chóng mặt.
  •  Ở trẻ em, chậm phát triển ngôn ngữ và tiếng nói nếu bị cả hai tai.

6. PHÒNG BỆNH

  •  Phải tích cực điều trị các nguyên nhân gây viêm tai giữa cấp như viêm mũi họng, viêm VA, sâu răng...
  •  Khi đã bị viêm tai giữa cấp thì phải được điều trị và theo dõi chu đáo
  •  Nếu đã bị viêm tai giữa mạn tính thì phải chẩn đoán sớm để điều trị, theo dõi và phát hiện kịp thời các biến chứng để giải quyết.
  •  Tuyên truyền vấn đề phòng bệnh viêm tai giữa trong cộng đồng.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Viêm tai giữa mạn tính có cholesteatoma - Bộ y tế 2015
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về tai mũi họng - Bộ y tế 2015

Viêm tai giữa cấp tính trẻ em - Bộ y tế 2015
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về tai mũi họng - Bộ y tế 2015

Bệnh viêm màng bồ đào trước cấp tính - Bộ y tế 2015
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về mắt - Bộ y tế 2015

Viêm lợi loét hoại tử cấp tính - Bộ y tế 2015 
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng hàm mặt  - Bộ y tế 2015 

Viêm tuyến nước bọt mang tai mạn tính - Bộ y tế 2015
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng hàm mặt - Bộ y tế 2015

Tin liên quan
Cả ngày ngồi giữa nhiều máy tính khi mang thai có an toàn không?
Cả ngày ngồi giữa nhiều máy tính khi mang thai có an toàn không?

Câu hỏi: - Thưa bác sĩ, do công việc nên cả ngày tôi phải ngồi giữa nhiều máy tính. Hiện tôi đang mang thai, thì việc ngồi giữa nhiều máy tính như vậy có an toàn không ạ?

Tình trạng gàu (viêm da tiết bã nhờn) ở trẻ em
Tình trạng gàu (viêm da tiết bã nhờn) ở trẻ em

Sự sản xuất quá nhiều dầu hoặc bã nhờn từ da được cho là nguyên nhân gây ra tình trạng này. Gàu là một dạng viêm da tiết bã.

Viêm dạ dày mạn tính điều trị bằng cách nào?
Viêm dạ dày mạn tính điều trị bằng cách nào?

Nếu cứ để tình trạng viêm dạ dày mạn tính tiếp diễn mà không có biện pháp điều trị thì sẽ có nguy cơ bị loét và xuất huyết dạ dày.

Điểm Khác Biệt Giữa Nhiễm Nấm Âm Đạo Và Viêm Đường Tiết Niệu
Điểm Khác Biệt Giữa Nhiễm Nấm Âm Đạo Và Viêm Đường Tiết Niệu

Cả viêm đường tiết niệu và nhiễm nấm âm đạo đều là những vấn đề phổ biến ở phụ nữ nhưng có nhiều biện pháp để ngăn ngừa và điều trị.

Axit béo omega-3 và aspirin có thể ngăn ngừa các bệnh lý mãn tính do viêm
Axit béo omega-3 và aspirin có thể ngăn ngừa các bệnh lý mãn tính do viêm

Suy nghĩ cho rằng “ăn chất béo khiến chúng ta béo lên” thực ra là không đúng vì khoa học đã chứng minh chất béo tốt có lợi cho sức khỏe và thậm chí còn giúp ngăn ngừa bệnh tật, đặc biệt là khi có sự kết hợp của một số loại thuốc không kê đơn.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Bị viêm tai giữa khi mang bầu ở tuần thứ 32
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  360 lượt xem

Đang mang thai ở tuần thứ 32 thì em bi viêm tai giữa. Đầu cứ nhức ong ong, tai thì cứ bị ù, rất khó chịu. Vậy, mẹ bầu như em có thể sử dụng những loại thuốc nào để trị viêm tai giữa mà không bị ảnh hưởng tới em bé ạ?

Thuốc trị viêm tai giữa, có an toàn cho em bé?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  498 lượt xem

Mang thai được 20 tuần, đi khám Tai mũi họng, bs chẩn đoán em bị viêm tai giữa nặng, buộc phải uống: cefuroxim acetil (CEFURICH 500mg), chlorpheniramin maleat (ALLERMINE 4mg), nhỏ thuốc fosfomycin (natri) 0.3% và rửa tai hàng ngày. Vậy, những loại thuốc trên có an toàn cho em bé không ạ?

Viêm tai giữa uống thuốc theo bác sĩ kê, có sao không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1006 lượt xem

Mang thai bé thứ hai được 35 tuần, em bị viêm tai giữa mưng mủ. Bác sỹ kê đơn thuốc "tatanol (acetaminophen 500mg), moxacin (amoxicillin 500mg), thuốc nhỏ tai ciprofloxacin 0.3". Vậy, không biết thuốc này có ảnh hưởng gì tới em bé không ạ?

Ảnh hưởng của thuốc viêm tai giữa tới thai nhi?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  543 lượt xem

Mang thai 18 tuần, em bị ù tai, đi khám ở Bv Tai mũi họng, bs chẩn đoán bị viêm tai giữa, cho uống thuốc: Duclacin (1g) + Protase + Allerfar (4mg) + Moriamin forte (Dùng trong 7 ngày). Vậy, những loại thuốc này có ảnh hưởng nhiều đến thai nhi không ạ?

Viêm da cơ địa có di truyền không?
  •  6 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1231 lượt xem

Trong nhà em không có ai bị viêm da cơ địa cả, nhưng em bị bệnh này 3 năm nay rồi. Ban đầu chỉ bị ở 1 vài đầu ngón tay phải, 1 năm sau thì lan ra gần hết bàn tay và sang cả bàn tay trái nữa. Cho em hỏi bệnh này có di truyền không ạ? Em sợ sau này con em bị giống e thì xót con lắm.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây