1

Axit béo omega-3 và aspirin có thể ngăn ngừa các bệnh lý mãn tính do viêm

Suy nghĩ cho rằng “ăn chất béo khiến chúng ta béo lên” thực ra là không đúng vì khoa học đã chứng minh chất béo tốt có lợi cho sức khỏe và thậm chí còn giúp ngăn ngừa bệnh tật, đặc biệt là khi có sự kết hợp của một số loại thuốc không kê đơn.
Axit béo omega-3 và aspirin có thể ngăn ngừa các bệnh lý mãn tính do viêm Axit béo omega-3 và aspirin có thể ngăn ngừa các bệnh lý mãn tính do viêm

Nghiên cứu mới đây đã cho thấy rằng aspirin có thể hỗ trợ cho axit béo omega-3 chống lại phản ứng viêm trong cơ thể.

Nhiều người vẫn cho rằng ăn ít chất béo mới tốt cho sức khỏe nhưng trên thực tế, điều này không hoàn toàn đúng. Chất béo là một chất dinh dưỡng vô cùng quan trọng, cần thiết cho nhiều chức năng trong cơ thể như điều hòa nội tiết tố và quá trình trao đổi chất, bên cạnh đó còn giúp nuôi dưỡng làn da và mái tóc. Hơn nữa, không phải loại chất béo nào cũng gây hại. Chất béo được chia thành “chất béo tốt” và “chất béo xấu”. Ăn chất béo tốt không những không có hại mà còn có lợi cho cơ thể và giúp ngăn ngừa bệnh tật.

Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Hóa học & Sinh học của nhà xuất bản Cell Press đã cho thấy rằng axit béo omega-3 kết hợp với aspirin có tác dụng chống viêm mạnh và nhờ đó có thể ngăn ngừa các bệnh lý do phản ứng viêm như bệnh tim mạch và viêm khớp. (1)

Aspirin và omega-3 kết hợp với nhau như thế nào?

Aspirin là một loại thuốc thường được dùng để hạ sốt, giảm viêm và giảm các cơn đau mức độ từ nhẹ đến vừa. Các nhà khoa học phát hiện ra rằng aspirin kích hoạt sự sản xuất resolvin – một nhóm chất trung gian có chức năng “dập tắt” hay chấm dứt phản ứng viêm, nguyên nhân gây ra nhiều bệnh mãn tính.

Charles Serhan, tác giả chính của nghiên cứu, bác sĩ tại Bệnh viện Brigham and Women và tiến sĩ tại trường Y Harvard cho biết: “Chúng tôi đã phát hiện ra rằng một chất trong nhóm resolvin có tên là Resolvin D3 được sản sinh tự nhiên từ axit béo omega-3 DHA, tồn tại lâu hơn tại các vị trí bị viêm so với Resolvin D1 và Resolvin D2.” “Pha chuyển hóa muộn này của Resolvin D3 có thể thể hiện các đặc tính đặc biệt trong việc chống lại phản ứng viêm không thể kiểm soát.”

Các nhà nghiên cứu xác nhận rằng aspirin kích hoạt sự sản sinh một dạng resolvin D3 có tác dụng lâu hơn thông qua một cơ chế khác.

Đồng tác giả của nghiên cứu, Tiến sĩ Nicos Petasis tại Đại học Southern California cho biết: “Aspirin có thể thay đổi hoạt động của một loại enzyme gây viêm để làm ngừng quá trình hình thành các phân tử lan truyền phản ứng viêm và thay vào đó tạo ra các phân tử từ axit béo omega-3, chẳng hạn như Resolvin D3, để chấm dứt phản ứng viêm.”

Resolvin được cơ thể sản sinh tự nhiên từ axit béo omega-3, nhưng các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng aspirin làm tăng khả năng chống viêm của các chất này.

“Aspirin liều thấp có thể được sử dụng như một loại thuốc phòng ngừa, có lợi cho nhiều người, đặc biệt là những người có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch.” - Giáo sư Andrew Weil tại Đại học Arizona cho biết. (2)

Liều lượng aspirin và omega-3 cần dùng

Giáo sư Weil cho biết chỉ cần 81 miligram aspirin mỗi ngày (tương đương một phần tư liều lượng tiêu chuẩn) là đủ đem lại lợi ích tối ưu nhưng ông cảnh báo rằng những người có tiền sử xuất huyết tiêu hóa nên thận trọng khi dùng aspirin, kể cả là dùng liều thấp.

Nói về chất béo, đúng là ăn chất béo tốt có lợi cho sức khỏe nhưng có một điều cần lưu ý, đó là tỷ lệ axit béo omega-6 và omega-3 trong chế độ ăn uống.

Cơ thể chúng ta cần cả hai loại axit béo này nhưng ở nhiều người, chế độ ăn hàng ngày lại có tỷ lệ omega-6 trên omega-3 quá cao, có nghĩa là nhiều axit béo omega-6 hơn omega-3 do thường xuyên ăn các loại thực phẩm không lành mạnh như đồ ăn vặt chế biến công nghiệp. Tỷ lệ omega-6 trên omega-3 lành mạnh dao động trong khoảng từ 1:1 đến 4:1 và nếu cao hơn thì có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe như thừa cân, béo phì.

Một nghiên cứu vào năm 2010 của các nhà khoa học tại Pháp đã chỉ ra rằng một chế độ ăn uống cân bằng giữa axit béo omega-6 và omega-3 giúp giảm cân, duy trì cân nặng khỏe mạnh và có lợi cho sức khỏe. (3)

Nếu chế độ ăn có quá ít omega-3 thì nên tăng cường ăn các loại thực phẩm chứa nhiều axit béo này để khôi phục sự cân bằng, chẳng hạn như như hạt lanh, hạt chia, quả óc chó, rau xanh và các loại cá béo như cá hồi, cá mòi, cá trích… Đây đều là những nguồn cung cấp axit béo omega-3 dồi dào cùng nhiều chất dinh dưỡng khác. Nếu không ăn được nhiều thực phẩm giàu omega-3 thì có thể dùng thực phẩm chức năng để bổ sung.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Vitamin D có thể làm giảm các triệu chứng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Vitamin D có thể làm giảm các triệu chứng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Theo các chuyên gia, vitamin D có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh phổi ở những người bị thiếu hụt loại vitamin này.

5 vấn đề sức khỏe mà vitamin D có thể ngăn ngừa
5 vấn đề sức khỏe mà vitamin D có thể ngăn ngừa

Cơ thể hấp thụ vitamin D theo một cách không giống với các chất dinh dưỡng khác và các nghiên cứu đã chỉ ra rằng vitamin này có lợi cho tim, cơ và sức khỏe tâm thần.

Vitamin D có thật sự điều trị được bệnh viêm khớp?
Vitamin D có thật sự điều trị được bệnh viêm khớp?

Vấn đề phổ biến nhất có thể xảy ra khi bị thiếu hụt vitamin D là loãng xương. Loãng xương làm tăng nguy cơ gãy xương, đau xương và mất thính giác.

Thiếu hụt vitamin D ảnh hưởng thế nào đến bệnh viêm khớp dạng thấp?
Thiếu hụt vitamin D ảnh hưởng thế nào đến bệnh viêm khớp dạng thấp?

Mới đây, một nhóm nghiên cứu đã có những phát hiện mới về vitamin D và mối liên hệ với bệnh viêm khớp dạng thấp.

Tại sao nên bổ sung axit folic khi điều trị viêm khớp dạng thấp bằng methotrexate?
Tại sao nên bổ sung axit folic khi điều trị viêm khớp dạng thấp bằng methotrexate?

Trong thời gian dùng methotrexate, lượng folate trong cơ thể sẽ giảm xuống mức thấp hơn bình thường. Nguyên nhân là do methotrexate khiến cơ thể loại bỏ nhiều folate qua nước tiểu hơn và điều này dẫn đến tình trạng thiếu folate.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
cdxd ngắn có bị hội chứng người lùn không ạ
  •  2 năm trước
  •  0 trả lời
  •  662 lượt xem

dạ chào bác sĩ . em bé hiện tại sa được 37 tuần . cdxd chi có 55 , 2kg1 vây có bị hội chứng người lùn k ạ

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây