Viêm ruột hoại tử sơ sinh - Bộ y tế 2015
1.ĐẠI CƯƠNG
- Viêm ruột hoại tử là một bệnh lý mắc phải chủ yếu gặp ở trẻ sơ sinh non tháng biểu hiện tình trạng tổn thương hoại tử nghiêm trọng của ruột do sự tác động của đa yếu tố như mạch máu, cơ thành ruột, chuyển hóa và các yếu tố khác.
- NEC chiếm 2-5% sơ sinh nhập viện, 7-10% trẻ sinh non cân nặng thấp hơn 1500 g.
- Tỷ lệ tử vong : 25-30%.
- Tỷ lệ cần phẫu thuật : 50%.
2.NGUYÊN NHÂN
Nguyên nhân của NEC chưa rõ ràng. Một số yếu tố được coi là nguy cơ của NEC:
- Yếu tố nhiễm khuẩn: có mối liên quan chặt chẽ giữa NEC với các vi khuẩn như Klebsiella, E. coli, Clostridia, coagulase negative Staphylococcus, rotavirus, và coronavirus.
- Dinh dưỡng đường tiêu hoá: 90% NEC xảy ra trên trẻ được được dinh dưỡng bằng đường tiêu hoá.
- Thiếu máu và thiếu oxy tổ chức như ngạt, bệnh màng trong, bệnh tim bẩm sinh, đa hồng cầu hay trên nhóm bệnh nhân được thay máu, đặt catheter tĩnh mạch rốn – những yếu tố gây giảm tưới máu mạc treo.
- Đẻ non: 90% NEC xảy ra trên trẻ đẻ non.
- Yếu tố di truyền
Tóm lại, NEC được coi như hậu quả của sự tác động giữa các tác nhân gây bệnh và sự đáp ứng của cơ thể mà cơ chế bệnh sinh chưa thực sự rõ ràng.
3. CHẨN ĐOÁN
3.1. Lâm sàng
Triệu chứng lâm sàng của NEC không đặc hiệu, đa dạng và thay đổi.
-Lâm sàng của NEC liên quan đến:
- Triệu chứng toàn thân:
- Hạ nhiệt độ
- Li bì
- Cơn ngừng thở
- Rối loạn về huyết động, rối loạn đông máu xuất hiện ở giai đoạn nặng
- Triệu chứng tiêu hóa
- Dư dịch dạ dày sau ăn
- Phân máu: có thể phân máu đại thể hoặc vi thể.
- Chướng bụng.
- Thành bụng nề: được coi là triệu chứng quan trọng nhưng là dấu hiệu muộn của NEC.
- Ban thành bụng: là dấu hiệu muộn.
3.2. Cận lâm sàng
- Công thức máu: bạch cầu tăng hoặc bình thường, hay gặp hạ tiểu cầu
- Khí máu: có thể gặp toan chuyển hóa hoặc toan hỗn hợp kèm theo tình trạng thiếu oxy.
- Điện giải đồ: có thể gặp hạ natri, tăng kali
- Cấy máu: vi khuẩn gram âm, kỵ khí hoặc nấm
- Soi phân (trong những trường hợp phân máu): tìm hồng cầu
- Xét nghiệm phân: loại trừ rotavirus, enterovirus trong những trường hợp nghi ngờ.
- Chụp Xquang ổ bụng: X quang ổ bụng thẳng, tư thế đứng không chuẩn bị. Nếu bệnh nhân trong tình trạng nặng, chụp Xquang ổ bụng tại giường tư thế nằm, chụp thẳng hoặc nằm nghiêng trái. Cần chụp phim Xquang bụng mỗi 6-8 giờ. Có thể gặp các hình ảnh:
- Quai ruột giãn, dày thành ruột, ruột cố định
- Khí trong thành ruột
- Khí tĩnh mạch cửa
- Khí tự do trong ổ bụng là dấu hiệu xấu và cần phẫu thuật cấp cứu.
3.3. Chẩn đoán xác định
- Triệu chứng lâm sàng (như trên) và
- Trên phim chụp Xquang ổ bụng thẳng tư thế đứng hoặc nằm hoặc tư thế nằm nghiêng trái thấy: (1) Khí thành ruột hoặc (2) khí tĩnh mạch cửa.
3.4. Chẩn đoán giai đoạn
Theo bảng phân loại của Bell cải tiến 1978
Giai đoạn |
Phân loại NEC |
Triệu chứng toàn thân |
Triệu chứng tiêu hoá | Triệu chứng Xquang ổ bụng |
Giai đoạn IA |
Nghi ngờ | Cơn ngừng thở, tim nhanh, thân nhiệt không ổn định | Tăng lượng sữa dư sau mỗi bữa ăn, ỉa máu vi thể, bụng chướng nhẹ | Bình thường hoặc dấu hiệu tắc ruột nhẹ |
Giai đoạn IB | Nghi ngờ | Như IA | Ỉa máu đại thể | Như IA |
Giai |
Xác định, bệnh nhẹ | Cơn ngừng thở, tim nhanh, thân nhiệt không ổn định | Phân nhiều máu, bụng chướng rõ, không có âm ruột | Dấu hiệu tắc ruột với 1 hoặc nhiều quai ruột dãn và hơi trong thành ruột |
Giai |
Xác định, bệnh nặng | Giảm tiểu cầu và toan chuyển hoá nhẹ | Thành bụng nề, quai ruột nổi và có cảm ứng thành bụng | Nhiều hơi trong thành ruột, bụng mờ có dịch, hơi tĩnh mạch cửa |
Giai |
Tiến triển, rất nặng, hoại tử ruột |
Toan hỗn hợp, thiểu niệu, tụt huyết áp, ối loạn đông máu | Thành bụng nề và ban hoại tử trên thành bụng, cứng bì | Quai ruột dãn rõ, bụng mờ có dịch, không có khí tự do ổ bụng |
Giai |
Tiến triển, rất nặng, thủng ruột |
Sốc, các dấu hiệu tiến triển xấu hơn trên xét nghiệm và lâm sàng | Dấu hiệu của thủng ruột |
Hơi tự do ổ bụng |
3.5. Chẩn đoán phân biệt
- Các bệnh lý toàn thân
- Nhiễm trùng huyết do vi khuẩn
- Nhiễm trùng do nấm
- Rối loạn chuyển hóa bẩm sinh
- Viêm phổi
- Bệnh lý tiêu hóa khác
- Viêm ruột gây ỉa chảy
- Không dung nạp sữa
- Bệnh ngoại khoa
- Ruột quay dở dang gây tắc ruột
- Tắc ruột
- Tắc tá tràng
- Megacolon
- Thủng ống tiêu hóa do nguyên nhân khác.
- Huyết khối động mạch mạc treo.
4. ĐIỀU TRỊ
4.1. Nguyên tắc điều trị
- Điều trị ngay không trì hoãn khi nghi ngờ NEC
- Chủ động các biện pháp điều trị để ngăn chặn sự tiến triển của NEC
4.2. Điều trị cụ thể
4.2.1. Điều trị hỗ trợ
- Nhịn ăn, nuôi dưỡng tĩnh mạch hoàn toàn
- Nhanh chóng giảm áp lực đường ruột bằng sonde dạ dày
- Đảm bảo đủ dịch/ tưới máu mạc treo:
- Đảm bảo nước tiểu 1-3 ml/kg/giờ
- Bù dịch bằng 0.9% NaCl nếu cần
- Dopamine 2-3 mcg/kg/phút
- Thở oxy, thở máy nếu cần, chống chỉ định CPAP
- Giảm đau: Fentanyl 2-4 mcg/kg/giờ nếu bệnh nhân thở máy
- Nuôi dưỡng tĩnh mạch: đảm bảo đủ và cân bằng protein/calories/lipid. Đảm bảo năng lượng ≥90-110 cal/kg/ngày
- Rút catheter tĩnh mạch, động mạch rốn (nếu có)
4.2.2. Liệu pháp kháng sinh:
Kết hợp kháng sinh phổ rộng theo các cách sau:
- Ampicillin, gentamycin và metronidazol
- Ampicillin, cefotaxim và metronidazol
- Piperacillin – tazobactam và gentamycin
- Vancomycin, Piperacillin – tazobactam và gentamycin
- Meronem
4.2.3. Theo dõi triệu chứng xét nghiệm và X- quang bụng
- Chụp X-quang bụng không chuẩn bị mỗi 8h
- Xét nghiệm: Công thức máu, tiểu cầu, điện giải đồ hàng ngày cho đếnkhi ổn định
4.2.4. Hội chẩn ngoại khoa
Ngay khi có chẩn đoán nghi ngờ hoặc xác định viêm ruột hoại tử, cần có sự hội chẩn giữa bác sỹ sơ sinh và bác sỹ ngoại khoa để đánh giá tình trạng bệnh, lập chiến lược điều trị và quyết định thời điểm phẫu thuật.
- Chỉ định phẫu thuật khi có:
- Dấu hiệu thủng ruột
- Hoặc tình trạng viêm phúc mạc
- Phương pháp điều trị ngoại khoa:
- Đặt dẫn lưu ổ bụng
- Đặt dẫn lưu đầu ruột
- Cắt đoạn ruột hoại tử, nối ruột tận-tận
5. DỰ PHÒNG
- Sữa mẹ
- Probiotics (Lactobacillus acidophilus, Bifidobacterium) + sữa mẹ: Giảm tỷ lệ và độ nặng của NEC ở bệnh nhân rất non tháng nhẹ cân.
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về mắt - Bộ y tế 2015
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về mắt - Bộ y tế 2015
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em - Bộ y tế 2015
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng hàm mặt - Bộ y tế 2015
Viêm da tiết bã gặp nhiều ở trẻ sơ sinh, khi da đầu khô và có nhiều mảng vảy da vàng, nâu hoặc chứa dầu. Tình trạng này là vô hại và thường tự biến mất trong khoảng 6-12 tháng, hoặc lâu hơn.
Vấn đề viêm loét bộ phận sinh dục nữ có nhiều nguyên nhân gây ra. Có thể do lây nhiễm qua đường tình dục không an toàn hoặc những vấn đề khác. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết này nhé!
Thuốc sinh học ngăn chặn các IL liên kết với các thụ thể tế bào của chúng, điều này ngăn chặn hệ miễn dịch phản ứng quá mức.
Viêm ống dẫn trứng thường xảy ra sau khi bị nhiễm các loại vi khuẩn lây qua quan hệ tình dục đường âm đạo.
- 0 trả lời
- 976 lượt xem
Em mang thai được 34w3d, em bị nấm và viêm ngứa ạ. Em đã đặt thuốc rồi nhưng cứ hết thuốc là lại ngứa và ra dịch ạ. Mong bác sĩ tư vấn giúp giờ em phải làm như thế nào. Và trường hợp của em có sinh thường được không, vì em đọc trên mạng thấy có thông tin nói rằng nếu tháng cuối không khỏi nấm sợ bé đi qua gây ảnh hưởng bé
- 1 trả lời
- 954 lượt xem
Thưa bác sĩ, bé nhà em được gần 4 tháng tuổi nhưng đã bị viêm phổi thùy, phải nhập viện, bác sĩ đã tiêm 14 mũi kháng sinh. Sau khi nằm viện 1 tuần, bác sĩ khám lại thì thấy phổi bé đã lành, nhưng kết quả chụp phim lại thấy phần trên phổi còn mờ, nghi có khối u trong phổi. Bác sĩ tiếp tục tiến hành citi phổi cho cháu. Kết quả, bé nhà em bị u tuyến ức, bác sĩ kê thuốc prednisdon5mg và aquadetrim, nói về cho bé uống trong vòng 2 tuần thì khối u sẽ hết. Bác sĩ cho em hỏi khối u tuyến ức này có nguy hiểm không ạ? Và việc bé mới 4 tháng tuổi đã tiêm kháng sinh, dùng thuốc an thần và citi phổi có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé không?
- 1 trả lời
- 616 lượt xem
Bé nhà em sinh thiếu tháng. Khi sinh ra bé phải nhập viện ở khoa sơ sinh. Hiện giờ bé đã được về nhà rồi. Tuy nhiên, trong giấy ra viện em thấy mũi lao và viêm gan siêu vi B bé vẫn chưa được chích ngừa. Như vậy là bé nhà em đã tiêm mũi vắc xin nào chưa ạ? Và khi nào thì em cho bé đi tiêm?
- 1 trả lời
- 664 lượt xem
Vợ chồng em cưới nhau được gần 10 năm, giờ mới có thai nhờ thụ tinh ống nghiệm (song thai). Đến tuần thứ 10, em bị viêm ruột thừa cấp phải mổ nội soi, đã xuất viện và ăn uống bình thường. Trước lúc xuất viện, bs siêu âm bảo thai bình thường. Nhưng 2 ngày nay, em thấy đau phía trong vết mổ và tức bụng dưới, rất khó chịu. Không biết dùng kháng sinh sau khi mổ có ảnh hưởng đến thai không? Và tình trạng căng tức bụng là triệu chứng gì, vì siêu âm nhiều, em sợ ảnh hưởng đến bé, phải không ạ?
- 1 trả lời
- 395 lượt xem
Mang thai ở tuần 21, em phát hiện mình bị nhiễm viêm gan siêu vi B. Vậy, khi đến nhập sinh ở Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, liệu có thuốc tiêm phòng cho em bé ngay khi bé chào đời không ạ? Và, em có cần phải đăng ký trước với Bv không ạ?