Viêm lợi loét hoại tử cấp tính - Bộ y tế 2020
I. ĐẠI CƯƠNG
Viêm lợi loét hoại tử cấp là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính ở lợi với tổn thương đặc trưng là loét và hoại tử ở mô lợi. Nguyên nhân là do sự bùng phát của các loại vi khuẩn gây bệnh trong miệng (cầu khuẩn và xoắn khuẩn Fusobacterium, Prevotella Intermedia, Porphyromonas gingivalis) trên những người sức đề kháng kém.
II. CHỈ ĐỊNH
Các trường hợp được chẩn đoán xác định viêm lợi loét hoại tử cấp tính.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Không có chống chỉ định
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Bác sĩ chuyên khoa Răng Hàm Mặt.
- Trợ thủ
2. Phương tiện
- Dụng cụ
- Bộ khay khám
- Dụng cụ lấy cao răng cầm tay.
- Máy và đầu lấy cao răng bằng siêu âm.
- Thuốc và vật liệu
- Thuốc tê
- Dung dịch sát trùng: cồn 90 độ, betadine.
- Nước muối sinh lý, dung dịch oxi già 3%.
- Chlohexidine 0,12 %.
3. Người bệnh
- Người bệnh được thăm khám, chẩn đoán và giải thích về quá trình điều trị
4. Hồ sơ bệnh án
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án
2. Kiểm tra người bệnh
- Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.
3. Thực hiện kỹ thuật
3.1. Điều trị không phẫu thuật:
- Lần 1: điều trị giới hạn ở các vùng liên quan đến tình trạng cấp tính
- Cách li và làm khô tổn thương bằng bông gòn
- Giảm đau tại chỗ
- Lấy hết giả mạc và cặn không dính ở bề mặt tổn thương
- Làm sạch vùng tổn thương bằng nước muối ấm.
- Có thể lấy cao răng trên lợi bằng máy siêu âm.
- Cho người bệnh súc miệng bằng hỗn dịch nước ấm và oxi già 3% theo tỉ lệ 1:1.
- Hướng dẫn người bệnh súc miệng bằng dung dịch Chlohexidine 0,12 % 2 lần 1 ngày.
- Hướng dẫn người bệnh tại nhà:
- Tiếp tục súc miệng bằng hỗn dịch nước oxi già ấm.
- Súc miệng dung dịch chlohixidine 0,12% 2 lần 1 ngày.
- Chải răng nhẹ nhàng, không hút thuốc, không uống rượu, tránh các chất kích thích.
- Chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất đạm, vitamin và khoáng chất
- Tránh gắng sức
- Lần 2: tiến hành sau lần 1 từ 1-2 ngày tùy theo tình trạng của người bệnh và tổn thương tại chỗ
- Có thể lấy cao răng bằng máy siêu âm, tránh các tổn thương đang hồi phục.
- Hướng dẫn người bệnh tại nhà như lần 1.
- Lần 3: sau lần 2 từ 1-2 ngày
- Lấy cao răng và làm nhẵn chân răng.
- Hướng dẫn bệnh nhân: ngừng súc miệng dung dịch oxi già, duy trì súc miếng dung dịch chlohixidine 0,12% trong 2-3 tuần.
- Vệ sinh răng miệng.
3.2. Điều trị phẫu thuật:
- Chỉ định cho những trường hợp nặng và hay tái phát, bao gồm:
- Phẫu thuật cắt và tạo hình lợi.
- Phẫu thuật vạt quanh răng.
VI. THEO DÕI VÀ XỬ LÝ TAI BIẾN
1. Trong khi điều trị
- Sốc phản vệ.
- Chảy máu.
2. Sau khi điều trị
- Nhiễm trùng máu.
- Tái phát bệnh.
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng hàm mặt - Bộ y tế 2015
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về mắt - Bộ y tế 2015
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em - Bộ y tế 2015
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp - Bộ y tế 2014
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp - Bộ y tế 2014
Sự sản xuất quá nhiều dầu hoặc bã nhờn từ da được cho là nguyên nhân gây ra tình trạng này. Gàu là một dạng viêm da tiết bã.
Vấn đề viêm loét bộ phận sinh dục nữ có nhiều nguyên nhân gây ra. Có thể do lây nhiễm qua đường tình dục không an toàn hoặc những vấn đề khác. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết này nhé!
Nếu cứ để tình trạng viêm dạ dày mạn tính tiếp diễn mà không có biện pháp điều trị thì sẽ có nguy cơ bị loét và xuất huyết dạ dày.
Suy nghĩ cho rằng “ăn chất béo khiến chúng ta béo lên” thực ra là không đúng vì khoa học đã chứng minh chất béo tốt có lợi cho sức khỏe và thậm chí còn giúp ngăn ngừa bệnh tật, đặc biệt là khi có sự kết hợp của một số loại thuốc không kê đơn.
- 1 trả lời
- 1214 lượt xem
Trong nhà em không có ai bị viêm da cơ địa cả, nhưng em bị bệnh này 3 năm nay rồi. Ban đầu chỉ bị ở 1 vài đầu ngón tay phải, 1 năm sau thì lan ra gần hết bàn tay và sang cả bàn tay trái nữa. Cho em hỏi bệnh này có di truyền không ạ? Em sợ sau này con em bị giống e thì xót con lắm.
- 1 trả lời
- 1424 lượt xem
Tôi bị á sừng 10 năm nay, đã từng đi khám rất nhiều nơi. Có nơi thì nói bị viêm da cơ địa. Vậy 2 bệnh đó có giống nhau không? Tôi bị ở bàn chân, các ngón chân, vào mùa đông, da khô, bong tróc từng mảng có khi bắn máu, rất đau, xót, đi lại khó khăn. Tôi từng đi chữa nhiều nơi, cả thuốc bắc thuốc nam mà chưa khỏi được dứt điểm. Bệnh này có khỏi hẳn được không?
- 1 trả lời
- 1158 lượt xem
Mình năm nay 32 tuổi đã sinh sang bé thứ 2. Bé đầu thì không sao. Bé thứ 2 đưa đi khám bác sĩ kết luận bị viêm da cơ địa. Không hiểu sao bây giờ mình đi đâu cũng nhìn thấy rất nhiều bé bị giống bé nhà mình, trước kia thì chẳng thấy mấy. Bác sĩ có thể cho biết nguyên nhân tại sao bây giờ có nhiều bé bị như thế không ạ?
- 1 trả lời
- 1091 lượt xem
Bé nhà mình cứ thay đổi thời tiết là bị đỏ ửng 2 má, da bị khô, ngứa. Thỉnh thoảng còn nổi mụn nước li ti và chảy dịch ướt ướt. Đêm bé hay gãi nên bệnh càng nặng hơn. Bé năm nay 1 tuổi rưỡi. Có cách nào để phòng bệnh cho bé không ạ? Mình thương bé lắm
- 1 trả lời
- 912 lượt xem
Con mình bị viêm da cơ địa ở tay, chân khá nặng, năm nay vào học lớp 1, mà đến mấy trường xin học, các thầy cô giáo đều ái ngại, vì sợ con lây bệnh cho các bạn khác. Mình năn nỉ ỉ ôi rồi mà giáo viên vẫn còn e dè. Bệnh của con mình thực sự có lây nhiễm cho các bạn khác không?