1

Viêm gân gấp ngón tay ( ngón tay lò xo) - Bộ y tế 2014

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp - Bộ y tế 2014

1. ĐỊNH NGHĨA

Ngón tay lò xo (Trigger finger) là tình trạng viêm bao gân của các gân gấp các ngón tay gây chít hẹp bao gân. Một số trường hợp gân gấp bị viêm xuất hiện hạt xơ, làm di động của gân gấp qua vị trí hạt xơ bị cản trở. Mỗi lần gấp hay duỗi ngón tay rất khó khăn, bệnh nhân phải cố gắng mới bật được ngón tay ra hoặc phải dùng tay bên lành kéo ngón tay ra như kiểu ngón tay có lò xo. Vì vậy bệnh có tên là ngón tay lò xo.

2. NGUYÊN NHÂN

  •  Một số nghề nghiệp có nhiều nguy cơ mắc bệnh: Nông dân, giáo viên, thợ cắt tóc, bác sĩ phẫu thuật, thợ thủ công...
  •  Chấn thương.
  •  Hậu quả của một số bệnh: Viêm khớp dạng thấp, đái tháo đường, viêm khớp vảy nến, gút....

3. CHẨN ĐOÁN

3.1. Chẩn đoán xác định

  •  Dựa vào triệu chứng lâm sàng tại chỗ.
  •  Đau ngón tay tại vị trí bao gân bị viêm và tại hạt xơ, khó cử động ngón tay.
  •  Ngón tay có thể bị kẹt ở tư thế gấp vào lòng bàn tay hoặc duỗi thẳng.
  •  Khám ngón tay có thể có sưng.
  •  Có thể sờ thấy hạt xơ trên gân gấp ngón tay ở vị trí khớp đốt bàn ngón tay. Hạt xơ di động khi gấp duỗi ngón tay.
  •  Ngoài ra, sử dụng siêu âm với đầu dò tần số > 7,5-20MHz có thể thấy gân, bao gân dày lên và có dịch bao quanh. Có thể thấy hình ảnh hạt xơ bao gân.
  •  Không cần thiết phải làm xét nghiệm máu đặc biệt cũng như không cần chụp Xquang. Tuy nhiên cần phải làm xét nghiệm cơ bản trước khi cho thuốc hay trước khi tiêm corticoid, đặc biệt là các xét nghiệm đường máu, chức năng gan thận.

3.2. Chẩn đoán phân biệt

Viêm khớp dạng thấp, viêm khớp phản ứng, viêm khớp vẩy nến, gút: là những bệnh có thể có biểu hiện sưng đau các khớp ở bàn tay. Có thể phân biệt dựa vào các triệu chứng lâm sàng kèm theo và dựa vào siêu âm.

4. ĐIỀU TRỊ

4.1. Nguyên tắc điều trị

  •  Kết hợp nhiều biện pháp điều trị: Không dùng thuốc, dùng thuốc, tiêm corticoid tại chỗ, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng, ngoại khoa.
  •  Cần tích cực dự phòng bệnh tái phát bằng chế độ lao động, sinh hoạt nhẹ nhàng, hợp lý, kết hợp với dùng thuốc, vật lý trị liệu và phục hồi chức năng.

4.2. Điều trị cụ thể (nội khoa, ngoại khoa)

4.2.1. Các phương pháp không dùng thuốc

  •  Hạn chế vận động gân bị tổn thương.
  •  Chườm lạnh nếu có sưng nóng đỏ, chiếu tia hồng ngoại

4.2.2. Thuốc

− Thuốc giảm đau: Có tác dụng hỗ trợ giảm đau, chỉ định một trong các thuốc sau:

  •  Floctafenine 200mg x 2 viên/24h.
  •  Acetaminophen 0,5g x 2-4 viên /24h
  •  Paracetamol/dextropropoxiphen 400mg/30mg x 2 viên /24h
  •  Paracetamol/tramadol x 3 viên/24h

− Thuốc chống viêm không steroid bôi tại chỗ hoặc đường toàn thân: chỉ định một trong các thuốc sau:

  •  Diclofenac 50mg x 2 viên/24h
  •  Piroxicam 20mg x 1 viên/24h
  •  Meloxicam 7,5mg x 1-2 viên/24h
  •  Celecoxib 200 mg x 1 - 2 viên/24h
  •  Etoricoxib 60 mg x 1 - 2 viên/24h

− Tiêm corticoid tại chỗ: Chỉ tiêm với điều kiện có bác sĩ chuyên khoa và phải có phòng tiêm vô trùng. Khi tiến hành tiêm corticoid tại chỗ phải đảm bảo vô trùng tuyệt đối. Các chế phẩm:

  •  Methyl prednisolon acetat (1ml = 40mg) là loại tác dụng kéo dài. Liều cho một lần tiêm trong bao gân từ 8 - 20mg/1 lần (0,2 - 0,5ml/1 lần) tuỳ thuộc vị trí, mỗi đợt cách nhau 3-6 tháng, mỗi năm không quá ba đợt.
  •  Betamethasone (1ml = 5mg Betamethasone dipropionate + 2mg Betamethasone sodium phosphate) là loại tác dụng kéo dài. Liều cho một lần tiêm cạnh khớp từ 0,8 - 2mg/1 lần (0,2 - 0,5ml/1 lần) tuỳ thuộc vị trí, mỗi đợt cách nhau 3-6 tháng, mỗi năm không quá ba đợt.
  •  Chống chỉ định tuyệt đối tiêm corticoid tại chỗ: Các tổn thương do nhiễm khuẩn, nấm hoặc chưa loại trừ được nhiễm khuẩn; tổn thương nhiễm trùng trên hoặc gần vị trí tiêm.
  •  Chống chỉ định tương đối tiêm corticoid tại chỗ (bao gồm các chống chỉ định của corticoid): Cao huyết áp, đái tháo đường, viêm loét dạ dày tá tràng (phải điều trị và theo dõi trước và sau khi tiêm), bệnh nhân đang dùng thuốc chống đông hoặc có rối loạn đông máu.
  •  Các tác dụng ngoại ý sau tiêm cortioid tại chỗ: Đau sau tiêm vài giờ, có thể kéo dài một vài ngày, thường hay gặp sau tiêm mũi đầu tiên; teo da tại chỗ hoặc mảng sắc tố da do tiêm quá nông, tình trạng này sẽ hết trong vài tháng đến hai năm; nhiễm trùng.

− Điều trị nguyên nhân kèm theo nếu có.

4.2.3. Điều trị ngoại khoa

Phẫu thuật giải phóng chèn ép, cắt bỏ phần viêm xơ nếu điều trị nội khoa thất bại.

5. THEO DÕI VÀ QUẢN LÝ

  • Tránh các yếu tố nguy cơ: Tránh các vi chấn thương. Phát hiện và điều trị đúng các bệnh lý như viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vảy nến, viêm cột sống dính khớp, gút, thoái hoá khớp, đái tháo đường, nhiễm khuẩn. Chỉnh các dị tật gây lệch trục của chi.
  • Thận trọng khi sử dụng thuốc nhóm Quinolon và phát hiện sớm khi có triệu chứng gợi ý.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Phẫu thuật điều trị viêm bao hoạt dịch của gân gấp bàn ngón tay - Bộ y tế 2017
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017

Tiêm khớp bàn ngón chân - Bộ y tế 2014
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014

Tiêm khớp bàn ngón tay - Bộ y tế 2014
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014

Tiêm khớp đốt ngón tay - Bộ y tế 2014
  •  2 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014

Tin liên quan
Các triệu chứng viêm khớp ở ngón tay
Các triệu chứng viêm khớp ở ngón tay

Viêm khớp ở ngón tay gây sưng khớp, giảm chức năng khớp và các triệu chứng khác. Viêm khớp còn có thể gây biến dạng khớp và các ngón tay.

Những điều cơ bản để có một giấc ngủ ngon trong thai kỳ
Những điều cơ bản để có một giấc ngủ ngon trong thai kỳ

Mang thai thường gây ra nhiều rối loạn giấc ngủ, bao gồm buồn nôn, ợ nóng, chuột rút, và ngáy ngủ. Và thói quen ngủ không ngon trước khi bạn mang thai có thể làm cho những vấn đề này tồi tệ hơn. Đây là một số mẹo giúp bạn ngủ ngon giấc hơn - trong thai kỳ và hơn thế nữa.

Tại sao khó ngủ ngon khi mang thai?
Tại sao khó ngủ ngon khi mang thai?

Hầu hết các bà mẹ tương lai đều hi vọng có thể ngủ nhiều và nghỉ ngơi khi mang thai. Nhưng một trong những quy luật tồi tệ của tự nhiên là khi bạn cần nghỉ ngơi nhiều nhất thì lại không thể vì đau lưng, muốn đi tiểu, bụng to và tâm trí bạn đầy những nỗi lo lắng, hồi hộp về em bé. Dưới đây là một số lý do khiến giấc ngủ không ngon và một số chiến lược cải thiện.

Vấn đề giấc ngủ thai kỳ: Ngủ không ngon khi nằm chung giường với ai đó!
Vấn đề giấc ngủ thai kỳ: Ngủ không ngon khi nằm chung giường với ai đó!

Có được cảm giác thoải mái trên giường có thể là một trong những thách thức lớn nhất của bạn trong thời kỳ mang thai, đặc biệt là khi bụng đã to lên như một trái dưa hấu ở tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba của thai kỳ.

10 lời khuyên giúp người bị tiểu đường type 2 ngủ ngon hơn
10 lời khuyên giúp người bị tiểu đường type 2 ngủ ngon hơn

Ai cũng biết rằng ngủ đủ giấc mỗi ngày là điều rất quan trọng để có sức khỏe tốt nhưng không phải lúc nào điều này cũng đơn giản, đặc biệt là khi mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường type 2.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Làm gì để ngủ ngon trong suốt thời gian chỉ nằm nghỉ trên giường?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  813 lượt xem

- Bác sĩ ơi, tôi thường mất ngủ khi phải nằm nghỉ rất nhiều trên giường để giữ thai nhi được khỏe mạnh. Bác sĩ có thể đưa ra lời khuyên giúp tôi có một giấc ngủ ngon hơn không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Phải làm gì để giúp bé 16 tháng tuổi hay ọ ẹ về đêm ngủ ngon hơn?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  640 lượt xem

Bé nhà em hiện giờ được 16 tháng tuổi. Bé cao 88cm, nặng 13kg. Bé có tình trạng là thường xuyên ọ ẹ vào ban đêm và ngủ không được ngon giấc. Em cần làm gì cho bé ngủ ngon hơn ạ?

Có được dùng chung sản phẩm hỗ trợ ngủ ngon với thuốc bổ sung canxi cho trẻ 8 tháng tuổi không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1398 lượt xem

Cháu nhà em hiện giờ đã được 8 tháng tuổi. Từ lúc sinh ra đến giờ cháu có tình trạng là khó ngủ. Khi ngủ cháu rất khó vào giấc và ngủ không sâu cứ trằn trọc suốt. Tổng thời gian ngủ của cháu cũng không đủ tiêu chuẩn. Em có cho cháu đi khám thì bác sĩ chẩn đoán thiếu canxi, sắt, kẽm và có kê thuốc cho uống nhưng không đỡ. Em định cho cháu uống sono bimbi hoặc soki tium để hỗ trợ cháu ngủ ngon hơn được không ạ? Và sản phẩm hỗ trợ ngủ ngon này có được dùng chung với canxi được không ạ?

Làm thế nào để trẻ hơn 2 tháng thức chơi vào ban ngày và ban đêm ngủ ngon hơn?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  620 lượt xem

Bé nhà em hiện đang được 2 tháng 3 tuần tuổi. Giờ giấc ngủ của cháu rất thất thường, không cố định. Em muốn cháu thức chơi vào ban ngày để ban đêm ngủ ngon và sâu hơn thì phải làm thế nào ạ?

Cần làm gì để giúp trẻ hơn 2 tháng tuổi ngủ ngon hơn?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  584 lượt xem

Bé nhà em hiện đang được 2 tháng 18 ngày nhưng nết ngủ của bé rất kém ạ. 2 tháng đầu bé ngủ rất ít. Mới 2 tuần trở lại đây thì sáng bé ngủ khoảng 1-2h, nhưng đêm lại ngủ ngon từ 9h tối đến tận 9h sáng hôm sau, đêm có dậy bú nhưng lại ngủ được. Tuy nhiên 3 ngày gần đây nết ngủ lại kém đi, ngày thì vẫn ngủ ít, còn đêm thì ngủ được một chút là khua chân tay rồi lắc người qua lại, ọ ẹ, mắt nhắm nhưng không khóc. Bé cứ ọ ẹ như thế từ 9h tối đến 5h30 sáng. Em có thể mua sonno bimbi cho bé dùng không ạ? Và khi nào thì em có thể bổ sung DHA và canxi cho bé ạ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây