Tại sao khó ngủ ngon khi mang thai?
Thường xuyên muốn đi tiểu
Khả năng bàng quang đã giảm đáng kể do tử cung đang phát triển của bạn. Uống càng ít nước càng tốt trong một hoặc hai giờ trước khi đi ngủ có thể giúp giảm số lần đi tiểu trong đêm.
Buồn nôn
Vì buồn nôn có xu hướng xuất hiện khi dạ dày rỗng, do đó hãy ăn nhẹ, ăn nhiều đồ ăn nhẹ chứa hàm lượng carbohydrate cao trước khi đi ngủ và trữ một ít bánh quy hoặc bánh gạo gần giường vào ban đêm để dễ lấy vài ba cái ăn vào buổi sáng trước khi bước xuống giường.
Vấn đề tiêu hóa hoặc ợ nóng
Tránh để dạ dày rỗng bằng cách ăn các bữa nhỏ, thường xuyên thay vì ba bữa lớn. Ăn ít nhất ba đến bốn giờ trước khi đi ngủ và ngồi dậy sau khi ăn. Tránh trái cây có múi, gia vị, thực phẩm chiên và socola vì chúng có thể gây kích thích thực quản. Nếu không có biện pháp nào trong số các biện pháp này hiệu quả, thì tốt hơn hết là dùng thuốc chống axit sau bữa ăn.
Chứng chuột rút
Nhiều phụ nữ mang thai thỉnh thoảng thức giấc vào ban đêm do chuột rút chân. Nhẹ nhàng xoa bóp chân, chườm một chai nước nóng lên vùng bị chuột rút, hoặc thức dậy và đi bộ xung quanh.
Mất ngủ
Tình trạng này rất phổ biến trong thời kỳ mang thai do hồi hộp và lo lắng khi sắp đến ngày dự sinh. Hãy thử tắm trước khi đi ngủ và áp dụng vài kỹ thuật thư giãn. Một số phụ nữ thấy rằng tập thể dục trong ngày giúp họ ngủ ngon hơn vào ban đêm.
Dù làm gì đi chăng nữa, đừng quá căng thẳng vì thiếu ngủ - lo lắng sẽ chỉ làm cho bạn mất ngủ. Tránh nhìn vào đồng hồ (biết thời gian sẽ không giúp bạn cảm thấy tốt hơn chút nào), nhắm mắt lại và tập trung vào hơi thở của mình. Một số nghiên cứu nghịch lý cho thấy rằng cố gắng tỉnh táo sẽ đưa bạn vào giấc mơ ngay lập tức.
Lo lắng về tình trạng của con
Mọi cha mẹ tương lai đều lo lắng về nhiều điều chưa biết liên quan đến con. Nắm được thông tin sẽ giúp bạn giảm lo lắng. Để bớt lo, hãy tham gia một lớp học tiền sản, chia sẻ với bạn đời của mình – người cũng có thể có những lo lắng tương tự. Chia sẻ nỗi lo lắng của mình có thể giúp bạn thoát khỏi nó.
Tôi không thể cảm thấy thoải mái. Tôi nên làm gì?
Gia nhập cậu lạc bộ bà bầu. Khi thai kỳ tiến triển và cơ thể cồng kềnh hơn và khó có thể thoải mái. Một chiếc gối ngủ cho mẹ bầu hoặc tư thế ngủ mới có thể giúp ích, và thậm chí ngủ trên ghế hoặc sofa có vẻ thoải mái hơn.
Nếu bạn đang cố mang thai ở độ tuổi 20, thời gian và vấn đề sinh học đang ủng hộ cho bạn.
Câu chuyện thụ thai, mang thai và sinh con của 2 phụ nữ ở độ tuổi 30
Hai câu chuyện xúc động về hai người phụ nữ mang thai ở tuổi 40
Hai câu chuyện mang thai trái ngược nhau ở độ tuổi 20
Trở ngại lớn nhất đối với những phụ nữ từ 35 tuổi trở lên có thể là khả năng có thai ngay lập tức.
- 1 trả lời
- 2205 lượt xem
- Thưa bác sĩ, tôi nghe nhiều người nói, phụ nữ đang mang thai không nên tắm bồn. Điều này có đúng không, thưa bác sĩ?
- 1 trả lời
- 3781 lượt xem
Bác sĩ ơi, nhà em ở vùng miền núi, thường xuyên dùng bếp củi để nấu ăn. Vừa rồi em nghe thấy thông tin là hít phải khói từ gỗ trong khi mang thai là không tốt. Em lại đang mang thai nữa, không hiểu thông tin đó có đúng không bác sĩ?
- 1 trả lời
- 1458 lượt xem
- Bác sĩ ơi, em làm giáo viên, phải đứng rất nhiều. Bác sĩ cho em hỏi, đứng cả ngày trong khi mang thai có an toàn không ạ?
- 1 trả lời
- 994 lượt xem
- Bác sĩ ơi, em có "bệnh" nghiện sắp xếp đồ. Hiện tại em đang mang thai, thì thường xuyên sắp xếp đồ đạc trong nhà có an toàn không ạ?
- 1 trả lời
- 1039 lượt xem
- Bác sĩ ơi, vú bị rỉ sữa trong thời kỳ mang thai có phải là hiện tượng bình thường không ạ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với nhé! Cảm ơn bác sĩ!