1

Phẫu thuật điều trị viêm bao hoạt dịch của gân gấp bàn ngón tay - Bộ y tế 2017

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017

I. ĐẠI CƯƠNG

  • Viêm mủ bao hoạt dịch gân gấp là một nhiễm trùng bàn tay nặng, đáng sợ nhất là mất trượt gân, gây dính, làm hỏng cung cấp máu cho gân gây hoại tử gân
  • Nguyên nhân thường do vết chọc bẩn, nguyên nhân thường do tụ cầu vàng

II. CHỈ ĐỊNH

Khi chẩn đoán qua 4 triệu chứng viêm mủ gân của Kanavel

  •  Ngón tay ở tư thế gấp
  •  Cả ngón sưng to đều
  •  Căng đau trên bao gân
  •  Vận động thu động duỗi ngón nhất là đầu ngón thì đau nhói

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH:

Cần phân biệt với các loại nhiễm trùng khac bàn tay

IV. CHUẨN BỊ

1. Người bệnh: Cần chẩn đoán và làm hồ sơ đầy đủ. Giải thích đầy đủ bệnh và quá trình điều trị cho người bệnh.

2. Người thực hiện: Bác sĩ chuyên khoa chấn thương chỉnh hình

3. Phương tiện trang thiết bị: Bộ phẫu tích bàn tay, cấy vi khuẩn, làm kháng sinh đồ

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Vô cảm: Gây tê đám rối thần kinh cánh tay hoặc gây mê

2. Kỹ thuật:

  •  Ga rô cánh tay: Tốt nhất ga rô hơi với áp lực 200- 250mmHg.
  •  Rạch da dọc bên ngón tay, thường rạch bên trụ, ngón 1 và 5 rạch bên quay, đường rạch dọc hơi ra phía sau mu tay, bóc tách tới bao gân, rạch bao hoạt dịch giữa ròng rọc A3 và A4.
  •  Đường rạch thứ 2 rạch ngang ở gan tay trên nếp gấp để dẫn lưu túi cùng trên bao hoạt dịch, cắt bỏ bao hoạt dịch giữa các ròng rọc, để lại day chằng vòng
  •  Bơm rửa sạch, lấy dịch cấy Vk, làm KSĐ
  •  Dẫn lưu băng ép, nẹp bột, khâu muộn sau 48h

VI. THEO DÕI VÀ ĐIỀU TRỊ SAU MỔ

  • Thay băng vết thương
  • Kháng sinh phối hợp hai loại KS, tốt nhất dùng theo KSĐ
  • Nẹp bột bất động bàn tay

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

  • Nhiễm trùng nặng viêm tấy bàn tay cần điều trị tích cực, vệ sinh tốt vết thương
  • Nhiễm khuẩn huyết; Dính gân gấp bàn tay: Phẫu thuật gỡ dính

 

Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Phẫu thuật Sauve Kapandji và điều trị viêm khớp quay trụ dưới - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật tạo hình điều trị tật dính ngón tay - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật điều trị viêm xương đốt sống - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Thần kinh - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật Frey điều trị sỏi tụy, viêm tụy mạn - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Tiêu hóa - Bộ y tế 2017

Tin liên quan
Các loại phẫu thuật điều trị bàng quang tăng hoạt
Các loại phẫu thuật điều trị bàng quang tăng hoạt

Bàng quang tăng hoạt (overactive bladder - OAB) là tình trạng cơ bàng quang co bóp không tự chủ, gây buồn tiểu liên tục. Cơn buồn tiểu có thể xảy đến đột ngột và người bệnh bị rò rỉ nước tiểu khi chưa kịp vào nhà vệ sinh. Bàng quang tăng hoạt gây ảnh hưởng lớn đến công việc, sinh hoạt hàng ngày, chức năng tình dục và giấc ngủ của người bệnh. Bàng quang tăng hoạt thậm chí còn ảnh hưởng đến cả sức khỏe tinh thần.

Các loại phẫu thuật điều trị gãy xương do loãng xương
Các loại phẫu thuật điều trị gãy xương do loãng xương

Khi bị gãy xương do loãng xương, giải pháp điều trị thường là phẫu thuật. Vật lý trị liệu, tập thể dục và bổ sung canxi cũng là những điều cần thiết để khôi phục khả năng vận động và giảm nguy cơ gãy xương trong tương lai.

Viêm Amidan và phẫu thuật cắt amidan ở trẻ
Viêm Amidan và phẫu thuật cắt amidan ở trẻ

Các amidan có nhiệm vụ lọc vi trùng trong cổ họng, nhưng khi virut hoặc vi khuẩn quá mạnh có thể làm amidan sưng lên. Khó nuốt và bỏ ăn thường là dấu hiệu đầu tiên của chứng viêm amidan mà các bậc cha mẹ nhận thấy ở trẻ nhỏ.

Các phương pháp phẫu thuật điều trị u xơ tử cung
Các phương pháp phẫu thuật điều trị u xơ tử cung

Phẫu thuật là giải pháp để giảm đau, kinh nguyệt ra nhiều và các triệu chứng khó chịu khác của u xơ tử cung.

Những điều cần biết về phẫu thuật cắt u xơ tử cung
Những điều cần biết về phẫu thuật cắt u xơ tử cung

Với những trường hợp bị u xơ tử cung có triệu chứng thì có thể cần phẫu thuật cắt u xơ để làm giảm hoặc chấm dứt các triệu chứng.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Trẻ có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  689 lượt xem

- Thưa bác sĩ, con tôi năm nay 12 tuổi nhưng đã bị cận thị 4 đi - ốp. Bác sĩ cho tôi hỏi, trường hợp của chúa có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không ạ?

Phẫu thuật khúc xạ (LASIK) ở mắt trong thai kỳ có an toàn không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  610 lượt xem

Thưa bác sĩ, tôi có nên thực hiện phẫu thuật khúc xạ (LASIK) ở mắt trong khi đang mang thai không ạ? Và việc thực hiện phẫu thuật có ảnh hưởng đến em bé không? Cảm ơn bác sĩ!

Bé 7 tháng 7 ngày nặng 8kg khó ngủ và hay tỉnh giấc về đêm có cân điều chỉnh lịch sinh hoạt cho hợp lý hơn không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  937 lượt xem

Em sinh bé trai nặng 3,7kg. Hiện giờ bé được 7 tháng 7 ngày và nặng 8kg, dài 67,7kg. Bé bú sữa mẹ kết hợp sữa công thức. 4 tháng đầu trộm vía bé ăn ngoan, ngủ ngoan. Nhưng đến tháng thứ 5 bé biếng bú và ít ngủ hẳn đi. Đến nay 7 tháng thì bé ăn 2 bữa bột và 2 bữa sữa. Mỗi bữa tầm 80ml sữa, nhưng ngủ mới chịu bú, thức là bé không bú bình. Đút thìa cũng nhè ra. Em đã thay đổi 3 loại sữa là meiji, morinaga, nan mà vẫn không thay đổi. Cả ngày mà bỉm của bé vẫn nhẹ tênh, nước vàng khè. Em phải làm gì để bé có thể ti bình lúc thức ạ? Còn một vấn đề nữa là bé nhà em bị rụng tóc vành khăn. Từ nhỏ đến giờ bé rất khó ngủ và khi ngủ thì hay thức dậy về đêm. Khi bé được 4 tháng em cho bé đi khám thì bác sĩ cho uống Relacti Extra và kê bổ sung magie, canxi. Bé uống Relacti Extra đã dễ ngủ hơn nhưng đêm vẫn thức dậy. Em cho bé uống Relacti Extra 5 hôm là dừng vì sợ có hại cho bé. Giờ em muốn tiếp tục cho bé uống Relacti Extra trở lại được không ạ? Giờ bé vẫn đang uống ostelin loại canxi kết hợp D3. Lịch sinh hoạt của bé nhà em như sau: Sáng: 7-9h: chơi. 9-10h: ngủ và đút cho ăn 80ml sữa công thức (tỉnh dậy là không ăn). 10-11h30: chơi và tắm. 11h30: ăn dặm 150-200ml cháo. 12h30: ngủ (có hôm không ngủ) 2h-3h: canh cho uống 80ml sữa. 3h: bữa phụ hoa quả (hôm có hôm không) . 6h: ăn 150ml cháo. 9h-10h: ti mẹ. Từ lúc này là lục đục ti mẹ cả đêm và trằn trọc để ngủ. Lịch sinh hoạt của bé như này có cần điều chỉnh gì không ạ?

Trẻ 31 ngày tuổi nằm điều hòa có bị viêm phổi không?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  487 lượt xem

Bé nhà em hiện đang được 31 ngày tuổi. Em muốn cho bé nằm điềuh hòa mà chỉ sợ bé bị viêm phổi. Nếu em cho bé nằm điều hòa thì nên để ở nhiệt độ bao nhiêu ạ? Và khi đó có nên cho bé đeo bao tay, bao chân, đội mũ thóp, mặc quần áo dài không ạ? Em có thể cho bé nằm điều hòa cả ngày lẫn đêm không hay chỉ cho nên nằm lúc trưa nóng đến chiều tối và thời gian còn lại thì sẽ mở cửa và bật quạt ạ?

Điều trị viêm đường tiết niệu khi mang thai
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  630 lượt xem

Mang thai được 26 tuần, xét nghiệm nước tiểu, bs đã chuẩn đoán em bị viêm đường tiết niệu, nhưng không hiểu sao chỉ chi thuốc bổ, không cho thuốc điều trị. Trước dó, em bị tiểu buốt, mua thuốc ở quầy thuốc tây uống hết buốt, nhưng lại ra dịch trắng như váng sữa, phải sử dụng băng vệ sinh hàng ngày, nếu không bị ngứa, rất khó chịu. Em sợ việc này làm ảnh hưởng đến em bé - Bs có thể cho em tên thuốc để điều trị được không ạ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây