1

VỆ SINH KINH NGUYỆT

Bài giảng sản phụ khoa Tập 1_ĐHYHN_Năm 2020

Kinh nguyệt là một hiện tượng sinh lý, trong đó mỗi tháng một lần người phụ nữ ra huyết từ tử cung qua âm đạo, âm hộ ra ngoài. Thời gian ra huyết kinh chừng 3-6 ngày, khối lượng chừng 100g, ra từ tuổi dậy thì đến tuổi mãn kinh.

Người ta thường nói, kinh nguyệt là tấm gương phản ánh sức khoẻ người phụ nữ, do đó khi có kinh nguyệt, cần phải giữ vệ sinh cần thiết để cơ thể được sạch sẽ và tránh mắc các bệnh đường sinh dục. Ngoài ra khi có kinh, người phụ nữ có thể thấykhó chịu, mệt mỏi. Máu từ tử cung ra ngoài âm hộ càng làm cho người phụ nữ khó chịu. Máu kinh lại là môi trường rất thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, khi đó cổ tử cung lại hé mở nên viêm nhiễm đường sinh dục rất có thể xảy ra. Bởi vậy, vệ sinh kinh nguyệt là việc cần thiết giúp người phụ nữ tránh được nhiều bệnh nguy hiểm.

1. VỆ SINH KHI CÓ KINH NGUYỆT NHƯ THẾ NÀO?

1.1. Phải giữ vệ sinh vùng âm hộ khi có kinh

  • Vì máu kinh ra suốt ngày và đêm, ra trong lúc làm việc cũng như lúc nghỉ ngơi.
  • Máu kinh là máu không đông, thường đọng trong âm đạo và ngay cả khi ra đến âm hộ vẫn còn có thể đọng lại ở vùng tiền đình, giữa các môi sinh dục, làm cho người phụ nữ cảm giác nhớp nháp, bẩn thỉu, đôi khi ngứa ngáy. Ngoài ra khi đi tiểu hay đi ngoài, phân và nước tiểu có thể đọng lại ở âm hộ, làm tăng thêm khả năng nhiễm khuẩn.
  • Bởi vậy, muốn sạch sẽ phải rửa âm hộ, đóng khố và thay khố luôn.

1.2. Phải thay rửa nhiều lần khi có kinh nguyệt

  •  Mỗi ngày tuỳ huyết ra nhiều hay ít mà rửa vùng âm hộ, lau khô và thay khố, ít nhất cũng phải thay rửa 3 lần một ngày.
  •  Nước rửa phải là nước sạch: nước máy, nước giếng. Không được rửa bằng nước ao, nước sông. Mùa rét nên rửa bằng nước ấm. Tốt nhất nên rửa dưới vòi nước, hoặc cho nước vào một ấm để dội. Không được rửa bằng cách ngâm vào chậu.
  •  Rửa cả vùng âm hộ và tầng sinh môn. Có thể rửa bằng xà phòng, hoặc pha gói thuốc rửa phụ khoa và nước rửa. Bao giờ cũng rửa từ âm hộ rồi mới rửa tới bạn, đùi, cuối cùng mới rửa đến hậu môn và mông.
  •  Sau khi rửa xong, dùng khăn sạch lau khô vùng âm hộ, tầng sinh môn.

1.3. Phải đóng khố sạch

  • Việc đóng khố là cần thiết để máu kinh thấm vào khố, không dây ra đùi, bẹn, mất vệ sinh. Bởi vậy khố nên làm bằng vải bông, vải xô hay gạc, bông, có bọc vải xung quanh. Nếu là vải xô sử dụng nhiều lần thì phải ngâm giặt bằng xà phòng, phơi ở nơi thoáng có nắng, khi khô nên dùng bàn là nóng là đi một lượt rồi gấp lại.
  • Hiện nay có những băng vệ sinh bán sẵn để đóng khố, dùng một lần không cần giặt. Khi dùng xong, gói vào giấy rồi bỏ vào thùng rác. Ngoài ra còn loại khố bán sẵn thành một cục, đút khố sâu vào trong âm đạo, khi thấm đầy máu kinh thì rút ra bằng đầu dây có sẵn. Loại khố này chỉ dành cho các diễn viên cần biểu diễn đúng ngày có kinh; đối với chị em phụ nữ đi làm, đi học bình thường không nên dùng vì dễ gây viêm nhiễm.

1.4. Các vấn đề cần chú ý khi có kinh nguyệt

  • Tắm: có thể tắm bình thường, nhưng dội nước, không ngâm mình vào bể tắm. Trời rét nên tắm nước ấm và không tắm quá lâu. Tuyệt đối không tắm ở hồ, ao, bể bơi vì phải ngâm mình trong nước, dễ bị nhiễm khuẩn ngược dòng.
  •  Thụt âm đạo: không được thụt rửa âm đạo khi có kinh, chỉ cần rửa ngoài là đủ.
  • Giao hợp: nên kiêng giao hợp khi đang có kinh vì bộ phận sinh dục đang bị sung huyết, và khi có kinh dễ bị lây bệnh từ nam sang nữ và ngược lại.
  •  Ăn uống: ăn uống bình thường, tránh các chất gia vị kích thích có thể gây sung huyết vùngtiểu khung.
  •  Làm việc, học tập: có thể làm việc và đi học bình thường. Nên tránh các công việc quá nặng nhọc, tránh việc phải ngâm mình trong nước

- Tóm lại, vệ sinh khi có kinh nguyệt là việc cần thiết để tránh các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh dục do vi khuẩn từ âm hộ, âm đạo đi ngược lên tử cung, vòi trứng, gây ra các bệnh tật ảnh hưởng đến sức khoẻ và sự sinh đẻ của phụ nữ. Bởi vậy, tại các trường học, các cơ quan, công trường, nhà máy cần có phòng vệ sinh kinh nguyệt để chị em có thể rửa và thay khăn vệ sinh trong những ngày hành kinh.

Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Vệ sinh răng miệng người bệnh thần kinh tại giường - Bộ y tế 2014
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Thần kinh - Bộ y tế 2014

Herpes sinh dục - Bộ y tế 2015
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh da liễu - Bộ y tế 2015

Nhiễm Chlamydia Trachomatis sinh dục - tiết niệu - Bộ y tế 2015
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh da liễu - Bộ y tế 2015

Bệnh sùi mào gà sinh dục - Bộ y tế 2015
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh da liễu - Bộ y tế 2015

Ly thượng bì bọng nước bẩm sinh - Bộ y tế 2015
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh da liễu - Bộ y tế 2015

Tin liên quan
Tiền mãn kinh ảnh hưởng đến kinh nguyệt như thế nào?
Tiền mãn kinh ảnh hưởng đến kinh nguyệt như thế nào?

Những thay đổi của thời kỳ tiền mãn kinh diễn ra không theo quy luật nên sẽ có ảnh hưởng đến sự rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng.

Rụng trứng là gì? 17 điều cần biết về chu kỳ kinh nguyệt
Rụng trứng là gì? 17 điều cần biết về chu kỳ kinh nguyệt

Rụng trứng là một phần của chu kỳ kinh nguyệt, xảy ra khi một quả trứng được phóng ra từ buồng trứng.

Kinh nguyệt kéo dài bao lâu là bình thường?
Kinh nguyệt kéo dài bao lâu là bình thường?

Kinh nguyệt ở đa số phụ nữ sẽ đến theo chu kỳ hàng tháng và thường kéo dài từ 2 đến 8 ngày, tùy theo cơ địa của từng người.

Kinh nguyệt ra nhiều là vì sao?
Kinh nguyệt ra nhiều là vì sao?

Ra máu nhiều và đau bụng kinh là những vấn đề phổ biến ở nhiều phụ nữ khi có kinh nguyệt. Mặc dù lượng máu kinh và chu kỳ kinh nguyệt của mỗi người là khác nhau nhưng ra nhiều máu đến mức làm gián đoạn việc sinh hoạt thường ngày thì lại là điều không bình thường.

Những điều cần biết về rối loạn kinh nguyệt
Những điều cần biết về rối loạn kinh nguyệt

Rối loạn kinh nguyệt là điều bình thường trong giai đoạn dậy thì cũng như là quanh thời kỳ mãn kinh và không cần điều trị nhưng nếu tình trạng kinh nguyệt không đều xảy ra trong khoảng thời gian giữa hai giai đoạn này thì sẽ cần đến các phương pháp can thiệp.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Độ tuổi bắt đầu hành kinh có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1058 lượt xem

Thưa bác sĩ, có kinh nguyệt sớm quá hoặc muộn quá có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Có thể mang thai trong suốt thời gian bị kinh nguyệt không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1745 lượt xem

- Thưa bác sĩ, liệu tôi có thể mang thai nếu quan hệ trong thời gian đang ra hành kinh không? Cảm ơn bác sĩ!

Mang thai có thể chữa được bệnh lạc nội mạc tử cung và các vấn đề về kinh nguyệt không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1096 lượt xem

- Bác sĩ ơi, tôi nghe nói mang thai có thể chữa được bệnh lạc nội mạc tử cung và các vấn đề về kinh nguyệt. Điều đó có đúng không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Chu kỳ kinh nguyệt không đều, sao biết có thai?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  570 lượt xem

Năm nay em 28 tuổi. Trước đây chu kỳ kinh là 30 ngày. Sau một lần mất kinh 4 tháng, khi có lại, chu kỳ kinh của em kéo dài khoảng 45 ngày. Lần cuối em bắt đầu có kinh cách đây hơn 1 tháng. Nhưng gần đây em cảm thấy người cứ nôn nao mệt mỏi, hay đầy bụng, táo bón và buồn ngủ. Em thử que thì thấy lên 1 vạch đậm 1 vạch nhạt. Vậy khi nào em có thể đi khám thai lần đầu? Khi đi cần chuẩn bị gì ạ?

Sau sinh, niêm mạc tử cung dày 11mm có phải là sắp có kinh?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1218 lượt xem

Em năm nay 25 tuổi, vừa sinh con đầu lòng cách đây 8 tháng. Sinh xong 5 tháng thì em có kinh. Sạch kinh xong, vợ chồng em quan hệ theo lối xuất tinh ngoài. Gần 2 tháng sau, chưa thấy có kinh, em thử que thấy lên 1 vạch đậm, 1 vạch mờ. Em đi khám thì thở phào khi thấy bs thông báo là không có thai. Nhưng niêm mạc tử cung (NMTC) dày 11mm nghĩa là sắp có kinh có phải không? Và khi quan hệ mà xuất tinh ngoài thì có khả năng mang thai không?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây