1

Vấn đề giấc ngủ thai kỳ: Ngưng thở khi ngủ (Apnea)

Chứng ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ là một rối loạn đặc trưng bởi tiếng ngáy to và hơi thở ngắn, vô tình ngừng lại trong khi ngủ. Apnea trong tiếng Hi Lạp có nghĩa là “muốn thở”.
Vấn đề giấc ngủ thai kỳ: Ngưng thở khi ngủ (Apnea) Vấn đề giấc ngủ thai kỳ: Ngưng thở khi ngủ (Apnea)

Tại sao tình trạng này xảy ra?

Những người bị chứng ngưng thở khi ngủ có thể ngưng thở một thời gian ngắn, sau đó thức dậy với tiếng thở hổn hển hay khịt mũi hàng trăm lần mỗi đêm hoặc nhiều hơn. Những người bị ngưng thở khi ngủ, buổi sáng thức dậy thường không nhớ những lần bị như vậy mặc dù họ có thể tự hỏi mình lý do tại sao cảm thấy mệt mỏi suốt cả ngày.

Béo phì là một yếu tố gây ra nguy cơ chính của chứng bệnh ngưng thở khi ngủ và một số chuyên gia tin rằng thai nghén cũng làm cho tình trạng này tồi tệ hơn, đặc biệt trong tam cá nguyệt thứ ba. Bạn bắt đầu mang thai càng to béo, nặng nề bao nhiêu thì cân nặng khi mang thai càng nhiều hơn bấy nhiêu và càng có nguy cơ gặp khó khăn khi thở vào ban đêm hơn vì có nhiều mô ở cổ và cổ họng.

Các yếu tố khác khiến bạn có nhiều khả năng ngáy trong khi mang thai như các đường thở ở mũi bị sưng lên, cũng có thể đẩy bạn vào nguy cơ cao hơn bị ngưng thở khi ngủ. Mức độ estrogen cao hơn trong thai kỳ góp phần làm sưng các niêm mạc mũi và thậm chí còn khiến bạn tiết nhiều dịch nhầy mũi nhiều hơn.

Ngoài ra, lượng máu trong cơ thể tăng lên cùng với việc các mạch máu giãn nở trong thai kỳ, tất cả những điều này cũng có thể làm sưng các lớp màng mũi.

Bạn có thể làm gì để cải thiện?

Nếu bạn đời nhận thấy bạn đang ngáy nhiều và khụt khịt tuần hoàn, theo chu kỳ hoặc thở hổn hển trong khi ngủ, thì cần nói với bác sĩ ngay để được kiểm tra và đánh giá xem có mắc chứng ngưng thở khi ngủ hay không?

Khi bạn ngưng thở tuần hoàn theo chu kỳ, lượng oxy trong máu sẽ giảm tạm thời. Nếu không được điều trị, chứng bệnh này sẽ làm tổn hại sức khoẻ của bạn. Một số nghiên cứu cho thấy nó còn có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của bé.
Ngưng thở khi ngủ cũng có liên quan đến chứng cao huyết áp và các rối loạn tim mạch khác. Và cảm giác mệt mỏi trong ngày sẽ làm tăng nguy cơ buồn ngủ, ngủ gật khi làm việc, lái xe hoặc trong khi chăm sóc con.

Nếu được chẩn đoán bị ngưng thở khi ngủ, bạn có thể được cung cấp một thiết bị bảo vệ miệng đặc biệt để đeo vào khi ngủ nhằm giữ đường thở luôn mở. Nếu tình trạng ngưng thở nặng, bác sĩ có thể yêu cầu bạn đeo mặt nạ được kết nối với một máy cung cấp không khí liên tục, đều đặn trong khi ngủ. Thiết bị mặt nạ này sẽ giúp bạn duy trì nhịp thở bình thường. Hầu hết mọi người đều ngạc nhiên trước cảm giác khỏe mạnh, thoải mái vào ngày hôm sau khi sử dụng thiết bị này vào ban đêm.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: giac ngu thai ky
Tin liên quan
Vấn đề rối loạn giấc ngủ thai kỳ: Buồn nôn!
Vấn đề rối loạn giấc ngủ thai kỳ: Buồn nôn!

Ít nhất ¾ bà mẹ tương lai trải qua những tuần đầu thai kỳ như một chuyến đi dài trên một tàu lượn siêu tốc.

Vấn đề giấc ngủ thai kỳ: Thức giấc do đói bụng
Vấn đề giấc ngủ thai kỳ: Thức giấc do đói bụng

Những ngày này, cho dù bạn có ăn nhiều và thường xuyên bao nhiêu thì vẫn cảm thấy đói bụng cồn cào cả ngày lần đêm.

Vấn đề giấc ngủ thai kỳ: Không thể thoải mái trên giường
Vấn đề giấc ngủ thai kỳ: Không thể thoải mái trên giường

Cho dù bạn có mệt mỏi như nào đi chăng nữa thì việc đạt được sự thoải mái trên giường cũng là một trong những thách thức lớn nhất khi thai kỳ tiến triển.

Vấn đề giấc ngủ thai kỳ: Mất ngủ!
Vấn đề giấc ngủ thai kỳ: Mất ngủ!

Nhiều phụ nữ mang thai nói rằng rất khó ngủ vì họ không thể thoải mái, liên tục phải vào phòng tắm, bị chuột rút, và rất hồi hộp, lo lắng - về sự xuất hiện của bé.

Các rối loạn giấc ngủ khi mang thai
Các rối loạn giấc ngủ khi mang thai

Hãy cùng suckhoe123.vn tìm hiểu về những kẻ phá rối giấc ngủ trong thời kỳ mang thai và cách bạn có thể đối phó với chúng. Sau khi đọc, hãy làm quen với những điều cơ bản tạo nên một giấc ngủ ngon và tìm hiểu về những biện pháp hỗ trợ giúp cải thiện giấc ngủ và các kỹ thuật an toàn để sử dụng trong khi mang thai.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Cách thai kỳ ảnh hưởng đến những giấc mơ và lý do tại sao?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  731 lượt xem

- Bác sĩ biết không, trong thời gian mang thai tôi hay mơ hơn và những giấc mơ cũng trở nên lạ lùng hơn. Bác sĩ có thể lý giải giúp tôi tại sao lại như vậy không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Thuốc chữa dạ dày, cần ngừng bao lâu trước khi thụ thai?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  531 lượt xem

Tháng trước, đi nội soi em bị viêm trợt hang vị dạ dày nên bác sĩ cho uống thuốc trị viêm trong 2 tuần. Vợ chồng em đang muốn có con vào đầu tháng tới thì việc uống thuốc có bị ảnh hưởng gì không. Và nếu có, thì phải ngừng thuốc trước khi thụ thai bao lâu ạ?

Ngưng dùng thuốc bao lâu, trước khi mang thai?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  886 lượt xem

Em bị đau dạ dày. Trong vòng 2 tháng, bác sĩ cho em dùng thuốc clatab 500mg, esomeprazol 20mg và amoxicillin 500mg để điều trị bệnh này. Vậy, em phải ngưng dùng thuốc trên bao lâu thì mới mang thai được ạ?

Ngưng thuốc chữa viêm da bao lâu thì mới được mang thai?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  578 lượt xem

Em đã ngưng thuốc chữa viêm da và cả thuốc sau khi chẩn đoán HSG được 5 ngày. Toa thuốc viêm da như sau: Acrivastine 8mg(Allergex) Clofady Thymomodulin 80mg (rolapain) - Thuốc bác sĩ cho sau khi chẩn đoán HSG: Doxycyclin 100mg Clonixin lysinate 125mg. Giờ, em phải ngưng thêm bao lâu nữa thì vợ chồng em mới có con được ạ?

Ngưng thuốc tránh thai 1 năm, mà sao chưa có bầu?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  469 lượt xem

Trước đây, em có uống thuốc ngừa thai RiGEVIDON 21+7. Nhưng hiện em ngưng thuốc đã tới 1 năm mà sao vẫn chưa có thai ạ?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây