1

Vai trò, nhiệm vụ của dược sĩ lâm sàng - Bộ y tế 2019

Hướng dẫn thực hành dược lâm sàng cho dược sĩ trong một số bệnh không lây nhiễm - Bộ y tế 2019

1. Một số định nghĩa

1.1. Dược lâm sàng

Theo Luật Dược 105/2016/QH13: Dược lâm sàng (DLS) là hoạt động nghiên cứu khoa học và thực hành dược về tư vấn sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả nhằm tối ưu hóa việc sử dụng thuốc.

1.2. Dược sĩ lâm sàng

Là những dược sĩ làm việc trong lĩnh vực DLS tại các cơ sở khám chữa bệnh, tại nhà thuốc, chăm sóc tại nhà, phòng khám hay bất cứ nơi nào có kê đơn và sử dụng thuốc; Thực hiện tư vấn về thuốc cho thầy thuốc trong chỉ định và điều trị, hướng dẫnsử dụng thuốc cho cán bộ y tế và người bệnh.

 1.3. Thực hành dược lâm sàng

- Thực hành dược lâm sàng là một cấu phần trong thực hành của đội ngũ chăm sóc sức khỏe với mục tiêu tối ưu hóa kết quả điều trị cho bệnh nhân bằng các can thiệp dược nhằm sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả tại các cơ sở khám chữa bệnh.

- Thực hành dược lâm sàng hướng tới người bệnh làm trung tâm, các hoạt động của DSLS gắn liền với quá trình sử dụng thuốc, không chỉ đơn thuần là xem xét đơn thuốc mà cần quan tâm hơn đến sử dụng thuốc trên người bệnh.

- Thực hành dược lâm sàng bao gồm:

  •  Tham gia cùng đội ngũ chăm sóc sức khỏe (bác sĩ, điều dưỡng...) chăm sóc/điều trị từng bệnh nhân;
  •  Áp dụng bằng chứng tốt nhất hiện có trong thực hành dược lâm sàng hàng ngày;
  •  Đóng góp kiến thức và kỹ năng lâm sàng cho đội ngũ chăm sóc sức khỏe;
  •  Kiểm soát và giảm thiểu rủi ro liên quan đến sử dụng thuốc;
  •  Tham gia giáo dục/tư vấn bệnh nhân, người chăm sóc và các nhân viên y tế khác.

1.4. Chăm sóc dược

- Chăm sóc dược là sự chăm sóc mà từng bệnh nhân yêu cầu và nhận được khi trị liệu bằng thuốc, giúp đảm bảo việc sử dụng thuốc an toàn và hợp lý. Khác với thực hành dược lâm sàng, chăm sóc dược chỉ tập trung vào bệnh nhân cụ thể, nói cách khác là tập trung vào thực hành dược lâm sàng trên từng người bệnh.

- Hoạt động chăm sóc dược: là lĩnh vực thực hành lấy người bệnh làm trung tâm, trong đó chuyên gia y tế nhận trách nhiệm đáp ứng các nhu cầu liên quan đến thuốc của bệnh nhân và luôn luôn phải đảm bảo hoàn thành trách nhiệm đó.

- Hoạt động chăm sóc dược gồm các nội dung sau:

  •  Thu thập và tổ chức thông tin của người bệnh
  •  Xác định những vấn đề liên quan đến điều trị bằng thuốc của người bệnh
  •  Xác định những nhu cầu của người bệnh
  •  Xác định mục tiêu điều trị bằng thuốc (cụ thể)
  •  Xây dựng kế hoạch điều trị bằng thuốc
  •  Xây dựng kế hoạch theo dõi
  •  Trao đổi kế hoạch điều trị, kế hoạch theo dõi với NVYT và người bệnh
  •  Thực hiện và theo dõi đáp ứng điều trị
  •  Thiết kế lại kế hoạch điều trị, kế hoạch theo dõi dựa trên đáp ứng lâm sàng của người bệnh.

2. Vai trò, nhiệm vụ dược sĩ lâm sàng

2.1. Nhiệm vụ theo quy định hiện hành

Theo Hướng dẫn của Thông tư số 31/2012/TT-BYT, dược sĩ lâm sàng thực hiện 14 nhiệm vụ chung như sau tại cơ sở khám chữa bệnh:

  •  Tham gia phân tích, đánh giá tình hình sử dụng thuốc;
  •  Tham gia tư vấn trong quá trình xây dựng danh mục thuốc của đơn vị, đưa ra ý kiến hoặc cung cấp thông tin dựa trên bằng chứng về việc thuốc nào nên đưa vào hoặc bỏ ra khỏi danh mục thuốc để bảo đảm mục tiêu sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả;
  •  Tham gia xây dựng các quy trình chuyên môn liên quan đến sử dụng thuốc: quy trình pha chế thuốc (dùng cho chuyên khoa nhi, chuyên khoa ung bướu, dịch truyền nuôi dưỡng nhân tạo ngoài đường tiêu hóa), hướng dẫn điều trị, quy trình kỹ thuật của bệnh viện;
  •  Tham gia xây dựng quy trình giám sát sử dụng đối với các thuốc trong danh mục (bao gồm các thuốc có khoảng điều trị hẹp, nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng, kháng sinh, thuốc cần pha truyền đặc biệt (chuyên khoa nhi, ung bướu), thuốc cần điều kiện bảo quản đặc biệt) do Giám đốc bệnh viện ban hành trên cơ sở được tư vấn của Hội đồng Thuốc và Điều trị; Hướng dẫn và giám sát việc sử dụng thuốc trong bệnh viện;
  •  Thông tin thuốc cho người bệnh và cán bộ y tế: DSLS cập nhật thông tin sử dụng thuốc, thông tin về thuốc mới, thông tin cảnh giác được gửi đến cán bộ y tế và đến người bệnh bằng nhiều hình thức khác nhau như: trực tiếp, văn bản, bảng tin bệnh viện, thư điện tử, tranh ảnh, tờ hướng dẫn, trang thông tin điện tử;
  •  Tập huấn, đào tạo về DLS: DSLS lập kế hoạch, chuẩn bị tài liệu, cập nhật kiến thức sử dụng thuốc cho bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng viên, kỹ thuật viên, hộ sinh viên của đơn vị mình. Kế hoạch và nội dung phải được Giám đốc bệnh viện phê duyệt;
  •  Báo cáo định kỳ hằng tháng, hằng quý, hằng năm và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Ban Giám đốc, Hội đồng Thuốc và Điều trị: DSLS báo cáo công tác sử dụng thuốc trong buổi họp của Hội đồng Thuốc và Điều trị hoặc buổi giao ban của đơn vị, có ý kiến trong các trường hợp sử dụng thuốc chưa phù hợp;
  •  Theo dõi, giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) và là đầu mối báo cáo các phản ứng có hại của thuốc tại đơn vị theo quy định hiện hành;
  •  Tham gia các hoạt động, công trình nghiên cứu khoa học, đặc biệt là các nghiên cứu liên quan đến vấn đề sử dụng thuốc an toàn - hợp lý, vấn đề cải tiến chất lượng và nâng cao hiệu quả công tác DLS, nghiên cứu sử dụng thuốc trên lâm sàng;
  •  Tham gia hội chẩn chuyên môn về thuốc, đặc biệt trong các trường hợp bệnh nặng, bệnh cần dùng thuốc đặc biệt, người bệnh bị nhiễm vi sinh vật kháng thuốc;
  •  Tham gia bình ca lâm sàng định kỳ tại khoa lâm sàng, tại bệnh viện;
  •  Giám sát chặt chẽ việc tuân thủ quy trình sử dụng thuốc đã được Hội đồng Thuốc và Điều trị thông qua và Giám đốc bệnh viện phê duyệt;
  •  Tham gia xây dựng và thực hiện quy trình giám sát điều trị thông qua theo dõi nồng độ thuốc trong máu (TDM) tại các bệnh viện có điều kiện triển khai TDM.

2.2. Nhiệm vụ của dược sĩ lâm sàng tại khoa lâm sàng

DSLS tham gia đi buồng bệnh và phân tích sử dụng thuốc của người bệnh. Tùy theo đặc thù của từng bệnh viện, mỗi bệnh viện sẽ lựa chọn khoa lâm sàng và đối tượngngười bệnh cần ưu tiên để triển khai các hoạt động thực hành DLS. Đối với từng người  bệnh, DSLS phải thực hiện năm nhóm nhiệm vụ sau:

- Khai thác thông tin của người bệnh (bao gồm cả khai thác thông tin trên bệnh án và tiến hành phỏng vấn trực tiếp người bệnh) về:

  •  Tiền sử sử dụng thuốc;
  •  Tóm tắt các dữ liệu lâm sàng và các kết quả cận lâm sàng đã có.

- Xem xét các thuốc được kê đơn cho người bệnh (trong quá trình đi buồng bệnh cùng với bác sĩ và xem xét y lệnh trong hồ sơ bệnh án, đơn thuốc) về:

  •  Chỉ định;
  •  Chống chỉ định;
  •  Lựa chọn thuốc;
  •  Dùng thuốc cho người bệnh: liều dùng, khoảng cách dùng, thời điểm dùng, đường dùng, dùng thuốc trên các đối tượng đặc biệt, thời gian dùng thuốc;
  •  Các tương tác thuốc cần chú ý;
  •  Phản ứng có hại của thuốc.

+ Sau khi hoàn thành quá trình xem xét các thuốc được kê đơn cho người bệnh, nếu phát hiện có vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc, DSLS trao đổi với bác sĩ điều trị để tối ưu hóa việc dùng thuốc.

- Hướng dẫn sử dụng thuốc cho điều dưỡng.

- Phối hợp với bác sĩ điều trị để cung cấp thông tin tư vấn cho người bệnh về những điều cần lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc.

- Giám sát và báo cáo sai sót thuốc.

2.3. Nhiệm vụ theo phân tuyến chuyên môn

- Ở phạm vi hướng dẫn này, các hoạt động DLS được ưu tiên tập trung chủ yếu vào hoạt động DLS trên từng người bệnh hay cụ thể là thực hành chăm sóc dược trên từng người bệnh.

- Tùy theo quy mô và nguồn lực của từng bệnh viện, hoạt động thực hành DLS được phân chia thành các cấp độ tương đương các tuyến chuyên môn kỹ thuật đối với hệ thống cơ sở khám chữa bệnh. Cách phân loại này tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc định hướng các hoạt động DLS của dược sĩ tại từng tuyến chuyên môn, chi tiết từng hoạt động xem thêm ở mục 1.2.

 

Bảng 1.1. Khuyến cáo thực hiện hoạt động chăm sóc dược theo phân tuyến chuyên môn

 

Các tuyến chuyên môn kỹ thuật Hoạt động lâm sàng ưu tiên theo tuyến Diễn giải hoạt động
Tuyến 4 (tuyến xã, phường, thị trấn) - Kiểm tra sự phù hợp giữa chẩn đoán và thuốc* Cấp phát thuốc phù hợp với chẩn đoán
Tuyến 3 (tuyến huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh)

- Kiểm tra sự phù hợp giữa chẩn đoán và thuốc

- Kiểm tra tính hợp lý trong sử dụng thuốc

- Kiểm tra tương tác thuốc*

Cấp phát thuốc phù hợp theo chẩn đoán, phát hiện và can thiệp khi:

- Thuốc được sử dụng mà không có chỉ định

- Chỉ định không phù hợp/tình trạng bệnh không được điều trị.

- Thuốc không phù hợp về liều, dạng bào chế, đường dùng, thời gian dùng, cách dùng

- Thuốc được kê trên bệnh nhân có chống chỉ định.

 - Thuốc được kê có tương tác chống chỉ định về thuốc - thuốc, thuốc - thực phẩm, thuốc - tình trạng bệnh, thuốc - khác.

Tuyến 2 (tuyến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương)

Như tuyến 3 và bổ sung:

- Đánh giá người bệnh

- Tư vấn phù hợp

- Xây dựng và tiến hành các chương trình đào tạo, quản lý

- Hoạt động của tuyến 3

- ADRs thực tế và tiềm ẩn;

- Sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân;

- Sự hiểu biết của người bệnh về việc điều trị bằng thuốc;

- Các sai sót, vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc;

- Quá trình điều trị (sự thay đổi về cận lâm sàng, thuốc sử dụng,...).

- Tư vấn về chế độ dùng thuốc

- Tư vấn về sự tuân thủ dùng thuốc

- Quản lý phản ứng có hại của thuốc: Dị ứng thuốc, ADR thông thường / nghiêm trọng

- Xem xét sai sót, vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc.

- Tập huấn ADR và tương tác cho nhân viên y tế

Tuyến 1 (tuyến trung ương)

Như tuyến 2 và bổ sung:

- Lập kế hoạch điều trị trên từng người bệnh

- Đánh giá chi phí - hiệu quả điều trị*

- Hoạt động của tuyến 2

- Lập kế hoạch chăm sóc dược

- Theo dõi và đánh giá điều trị

- Quản lý thuốc điều trị

- Lựa chọn thuốc tối ưu

- Sử dụng thuốc tối ưu

* Khuyến khích hoạt động

 

Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Hướng dẫn thực hành dược lâm sàng trong một số bệnh tim mạch - Bộ y tế 2019
  •  1 năm trước

Hướng dẫn thực hành dược lâm sàng cho dược sĩ trong một số bệnh không lây nhiễm - Bộ y tế 2019

Hướng dẫn thực hành dược lâm sàng cho dược sĩ trong một số bệnh không lây nhiễm
  •  1 năm trước

Hướng dẫn thực hành dược lâm sàng cho dược sĩ trong một số bệnh không lây nhiễm

Hướng dẫn thực hành dược lâm sàng trên người bệnh đái tháo đường - Bộ y tế 2019
  •  1 năm trước

Hướng dẫn thực hành dược lâm sàng cho dược sĩ trong một số bệnh không lây nhiễm - Bộ y tế 2019

Hướng dẫn thực hành dược lâm sàng trong điều trị ung thư - Bộ y tế 2019
  •  1 năm trước

Hướng dẫn thực hành dược lâm sàng cho dược sĩ trong một số bệnh không lây nhiễm - Bộ y tế 2019

Kỹ năng thực hành dược lâm sàng - Bộ y tế 2019
  •  1 năm trước

Hướng dẫn thực hành dược lâm sàng cho dược sĩ trong một số bệnh không lây nhiễm - Bộ y tế 2019

Tin liên quan
8 loại thảo dược và thực phẩm chức năng điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu

Một số loại thảo dược và vitamin có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu và điều trị các trường hợp nhiễm trùng không phức tạp. Tuy nhiên, nếu như có các triệu chứng nghiêm trọng thì vẫn cần đến các phương pháp điều trị y tế như thuốc kháng sinh.

Bạn đã sẵn sàng để trở thành cha mẹ chưa?
Bạn đã sẵn sàng để trở thành cha mẹ chưa?

Trả lời những câu hỏi này có thể giúp bạn xem xét những yêu cầu của việc làm cha mẹ và xác định những kỹ năng bạn cần để thành công.

Xét nghiệm sàng lọc các rối loạn di truyền
Xét nghiệm sàng lọc các rối loạn di truyền

Sàng lọc là một xét nghiệm được thực hiện để xem bạn hoặc bạn tình có mang đột biến di truyền có thể gây rối loạn di truyền nghiêm trọng ở em bé hay không

Quan hệ vào buổi sáng có những ích lợi gì?
Quan hệ vào buổi sáng có những ích lợi gì?

Bạn có biết rằng sex cũng là một cách tuyệt vời để bắt đầu một ngày mới?

Các bệnh truyền nhiễm có thể ảnh hưởng đến thai kỳ
Các bệnh truyền nhiễm có thể ảnh hưởng đến thai kỳ

May mắn thay, bạn có thể đã được miễn dịch với một số bệnh truyền nhiễm.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Làm sao để tránh lây nhiễm viêm gan B từ mẹ sang con?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  339 lượt xem

Em bị viêm gan B mãn. Giờ, em đang có bầu được 28 tuần nên muốn hỏi bs cách phòng ngừa và tránh lây nhiễm viêm gan B từ em sang con như thế nào ạ?

Bị viêm gan B có lây nhiễm sang em bé không?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  645 lượt xem

Năm nay em 28 tuổi, đi xét nghiệm máu, bs bảo bị viêm gan B mà em lại đang mang thai gần 4 tháng. Vậy, không biết em phải làm những xét nghiệm gì, uống thuốc ra sao để khỏi lây nhiễm sang em bé, thưa bs?

Viêm da cơ địa có lan sang khu vực khác k?
  •  5 năm trước
  •  1 trả lời
  •  785 lượt xem

Cháu trai tôi năm nay học lớp 3, mấy ngón tay trái của cháu có dấu hiệu của viêm da cơ địa. Tôi sợ rằng 1 thời gian nữa bệnh sẽ lan nặng hơn. Bé có nguy cơ bị sang tay phải hoặc xuống chân không?

Các thảo dược có thể tăng khả năng thụ thai không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  650 lượt xem

- Thưa bác sĩ, các thảo dược có thể tăng khả năng thụ thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Nhiễm nấm men có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  888 lượt xem

- Bác sĩ ơi, nhiễm nấm men có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây