1

Vá da, niêm mạc tạo cùng đồ ± tách dính mi cầu - Bộ y tế 2017

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017

I. ĐẠI CƯƠNG

Phẫu thuật vá da tạo cùng đồ là một trong những phương pháp điều trị cạn cùng đồ để lắp mắt giả cho người bệnh.

II. CHỈ ĐỊNH

  •  Cạn cùng đồ do thiếu tổ chức, sẹo co kéo.
  •  Đã được ghép da hoặc ghép niêm mạc nhưng vẫn còn thiếu tổ chức.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  •  Người bệnh có tình trạng toàn thân không cho phép phẫu thuật.
  •  Cùng đồ quá sâu, cần phải tiến hành những phẫu thuật khác như ghép bì mỡ.
  •  Người bệnh bị các bệnh về da, bệnh tạo keo.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện: Bác sĩ chuyên khoa Mắt.

2. Phương tiện

  •  Bộ dụng cụ phẫu thuật hốc mắt.
  •  Đèn phẫu thuật.
  •  Dao điện.
  •  Kính lúp phẫu thuật.
  •  Khuôn mắt giả.
  •  Thuốc tê: có pha epinephrin.
  •  Thuốc mỡ kháng sinh tra mắt.

3. Người bệnh

  •  Giải thích cho người bệnh và gia đình cẩn thận trước phẫu thuật.
  •  Thuốc an thần trước phẫu thuật: dùng thuốc an thần tốt trước khi phẫu thuật.
  •  Dặn người bệnh nhịn ăn để gây mê toàn thân khi có chỉ định gây mê.

4. Hồ sơ bệnh án: Theo quy định của Bộ Y tế.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ

2. Kiểm tra người bệnh

3. Thực hiện kỹ thuật

3.1. Vô cảm

  • Gây tê hoặc gây mê toàn thân phối hợp với gây tê tại chỗ để giảm đau và giảm chảy máu.

3.2. Tiên hành phẫu thuật

- Tại mắt.

  •  Phẫu tích cắt bỏ sẹo co kéo, mở ngang kết mạc cho vùng cùng đồ được rộng hơn, khe mi được rộng hơn, có thể đặt được khuôn mắt giả vào trong một cách dễ dàng.
  •  Đốt cầm máu.
  •  Đo kích thước của mảnh da cần lấy.

- Tại vùng lấy da.

  •  Có thể lấy da sau tai, da mặt trong cánh tay, hõm xương đòn.
  •  Vẽ mảnh da cần lấy.
  •  Gây tê.
  •  Rạch da bằng dao 15.
  •  Phẫu tích lấy mảnh da ghép: nên lấy da toàn bộ chiều dày, có kích thước lớn hơn kích thước cần ghép 1 - 2mm.
  •  Đốt cầm máu.
  •  Khâu lại vết thương bằng chỉ 5-0 hoặc 6-0 prolen hoặc nilon.

- Ghép da vào vùng cùng đồ.

- Đặt mảnh ghép vào vị trí cần ghép.

- Khâu mảnh da ghép với mép kết mạc đã tách bằng chỉ 5-0 hoặc 6-0 vicryl.

- Đặt khuôn mắt giả (tốt nhất là khuôn trong và có lỗ để dịch có thể thoát ra, khuôn trong để có thể quan sát tình trạng mảnh ghép trong thời gian hậu phẫu).

- Nếu cần thiết có thể khâu cò mi tạm thời.

- Tra mỡ kháng sinh và băng mắt.

VI. THEO DÕI

1. Tại mắt

  •  Tình trạng sưng nề của mi, hốc mắt.
  •  Mảnh ghép: kiểm tra xem chỉ khâu mảnh ghép, theo dõi màu sắc mảnh ghép, khám xem mảnh ghép có bị thải loại, bị nhiễm trùng, hoại tử hay không.
  •  Sau 7 đến 10 ngày có thể lấy khuôn ra.

2. Tại vị trí lấy da

  • Theo dõi tình trạng của vết thương, chỉ khâu, chảy máu, nhiễm trùng.

3. Toàn thân:

  • Toàn trạng chung: mạch nhiệt độ, huyết áp.

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

  •  Nhiễm trùng vết phẫu thuật: sử dụng kháng sinh tại chỗ và toàn thân.
  •  Mảnh ghép không sống tốt: băng ép.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Phẫu thuật ghép vạt niêm mạc làm tăng chiều cao lợi dính - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017

Tách dính mi cầu, ghép kết mạc rìa hoặc màng ối - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật dị dạng động-tĩnh mạch màng cứng - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Thần kinh - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật cứng gối theo phương pháp Judet - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017

Phẫu thuật làm cứng khớp cổ tay - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017

Tin liên quan
Ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung xảy ra khi các tế bào bất thường trên cổ tử cung phát triển một cách mất kiểm soát.

Chạy bộ - cách giảm cân vô cùng hiệu quả
Chạy bộ - cách giảm cân vô cùng hiệu quả

Chạy bộ là một hình thức tập thể dục đơn giản nhưng có hiệu quả giảm cân tuyệt vời vì giúp đốt cháy rất nhiều calo, điều này thậm chí còn có thể tiếp tục sau khi đã ngừng tập.

Tính ngày rụng trứng dựa vào thân nhiệt và dịch nhầy cổ tử cung
Tính ngày rụng trứng dựa vào thân nhiệt và dịch nhầy cổ tử cung

Nếu bạn đang cố gắng có thai thì nên ước tính thời điểm rụng trứng để có thể xác định những ngày tốt nhất để giao hợp (hoặc được thụ tinh).

Lập biểu đồ rụng trứng: cách theo dõi thân nhiệt và dịch nhầy cổ tử cung
Lập biểu đồ rụng trứng: cách theo dõi thân nhiệt và dịch nhầy cổ tử cung

Biểu đồ nhiệt độ cơ thể (BBT) và dịch nhầy cổ tử cung là một cách để ước lượng thời điểm bạn sẽ rụng trứng, do đó bạn sẽ biết khi nào nên quan hệ tình dục nếu muốn thụ thai.

Lạc nội mạc tử cung ở cổ tử cung: Triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị
Lạc nội mạc tử cung ở cổ tử cung: Triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị

Không giống như các loại lạc nội mạc tử cung khác, lạc nội mạc tử cung ở cổ tử cung là loại rất hiếm gặp.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Sau sinh, niêm mạc tử cung dày 11mm có phải là sắp có kinh?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1198 lượt xem

Em năm nay 25 tuổi, vừa sinh con đầu lòng cách đây 8 tháng. Sinh xong 5 tháng thì em có kinh. Sạch kinh xong, vợ chồng em quan hệ theo lối xuất tinh ngoài. Gần 2 tháng sau, chưa thấy có kinh, em thử que thấy lên 1 vạch đậm, 1 vạch mờ. Em đi khám thì thở phào khi thấy bs thông báo là không có thai. Nhưng niêm mạc tử cung (NMTC) dày 11mm nghĩa là sắp có kinh có phải không? Và khi quan hệ mà xuất tinh ngoài thì có khả năng mang thai không?

Trẻ 2 tháng 26 ngày 5 ngày không đi ị, khi thụt thì phân cứng có dính máu thì phải làm gì?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  487 lượt xem

Bé nhà em hiện giờ đang được 2 tháng 26 ngày. Hàng ngày em cho bé bú sữa mẹ và có bổ sung thêm sữa công thức. Sữa công thức bé uống là Nan Việt. Tuy nhiên, bé nhà em đã 5-6 ngày nay không đi ị được. Em phải thụt hậu môn cho bé thì phân đầu ra hơi cứng, tạo thành khuôn. Phân sau lỏng và kèm thêm cả ít máu. Bé đi ị như vậy có bình thường không ạ?

Có thể bóc tách nhân xơ tử cung, cùng lúc mổ lấy thai?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  397 lượt xem

Trước khi mang thai, em đã biết mình bị nhân sơ tử cung nhỏ. Giờ, em đang mang thai 32 tuần. Vậy, không biết khi sinh, em nên sinh thường hay sinh mổ để bóc tách nhân sơ luôn. Mong bs cho xin lời khuyên ạ?

Tử cung ngả sau có khó thụ thai hơn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1094 lượt xem

- Bác sĩ ơi, tử cung ngả sau có khó thụ thai hơn không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Mang thai khi có các bệnh về tử cung có nguy hiểm không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  792 lượt xem

- Thưa bác sĩ, tôi đang có kế hoạch chuẩn bị mang thai. Hiện tôi có các bệnh về tử cung thì việc mang thai có gây nguy hiểm cho tôi và thai nhi không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây