Phẫu thuật ghép vạt niêm mạc làm tăng chiều cao lợi dính - Bộ y tế 2017
I. ĐẠI CƯƠNG
Là kỹ thuật điều trị làm tăng chiều cao lợi dính bằng phẫu thuật chuyển vạt niêm mạc.
II. CHỈ ĐỊNH
- Thiếu lợi dính gây co lợi hở chân răng.
- Thiếu lợi sừng hóa gây trở ngại phục hình răng.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Co lợi loại IV theo phân loại Miller.
- Người bệnh có bệnh toàn thân không cho phép phẫu thuật.
- Người bệnh đang có tình trạng viêm nhiễm cấp tính trong khoang miệng.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Bác sĩ răng hàm mặt đã được đào tạo về phẫu thuật nha chu.
- Trợ thủ.
2. Phương tiện
2.1.Dụng cụ
- Bộ dụng cụ phẫu thuật nha chu....
2.2.Thuốc và vật liệu
- Thuốc tê.
- Dung dịch sát khuẩn.
- Cồn, Oxy già, nước muối sinh lý.
- Kháng sinh.
- Kim, chỉ khâu.
- Xi măng phẫu thuật....
3. Người bệnh
- Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.
4. Hồ sơ bệnh án
- Hồ sơ bệnh án theo quy định.
- Phim X quang xác định tình trạng xương ổ răng vùng phẫu thuật.
- Các xét nghiệm cơ bản.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án.
2. Kiểm tra người bệnh
- Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.
3. Thực hiện kỹ thuật
- Sát khuẩn
- Vô cảm: gây tê tại chỗ
- Tạo vạt
- Tạo vạt niêm mạc chuyển về phía cuống răng bằng 3 đường rạch:
- Đường rạch ngang: dùng dao số 15 rạch đường rạch đi trong khe lợi, độ dày bán phần, không đến màng xương.
- Hai đường rạch giảm căng: dùng dao số 15 rạch đường rạch đi từ 2 đầu của đường rạch ngang đi về phía cuống răng.
- Dùng dao tạo vạt bán phần đi từ đường rạch ngang đến ranh giới lợi- niêm.
- Dịch chuyển vạt:
- Dịch chuyển vạt về phía cuống răng.
- Cố định vạt bằng các mũi khâu đệm dọc đính vào màng xương.
- Phủ xi măng phẫu thuật.
VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
1.Trong khi phẫu thuật
- Chảy máu: Cầm máu.
2. Sau khi phẫu thuật
- Chảy máu: Cầm máu.
- Nhiễm trùng: Kháng sinh toàn thân và chăm sóc tại chỗ.
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật ngoại khoa chuyên khoa phẫu thuật tiết niệu - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Thần kinh - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Phẫu thuật Thần kinh - Bộ y tế 2017
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình - Bộ y tế 2017
Bàng quang tăng hoạt (overactive bladder - OAB) là tình trạng cơ bàng quang co bóp không tự chủ, gây buồn tiểu liên tục. Cơn buồn tiểu có thể xảy đến đột ngột và người bệnh bị rò rỉ nước tiểu khi chưa kịp vào nhà vệ sinh. Bàng quang tăng hoạt gây ảnh hưởng lớn đến công việc, sinh hoạt hàng ngày, chức năng tình dục và giấc ngủ của người bệnh. Bàng quang tăng hoạt thậm chí còn ảnh hưởng đến cả sức khỏe tinh thần.
Khi bị gãy xương do loãng xương, giải pháp điều trị thường là phẫu thuật. Vật lý trị liệu, tập thể dục và bổ sung canxi cũng là những điều cần thiết để khôi phục khả năng vận động và giảm nguy cơ gãy xương trong tương lai.
Các amidan có nhiệm vụ lọc vi trùng trong cổ họng, nhưng khi virut hoặc vi khuẩn quá mạnh có thể làm amidan sưng lên. Khó nuốt và bỏ ăn thường là dấu hiệu đầu tiên của chứng viêm amidan mà các bậc cha mẹ nhận thấy ở trẻ nhỏ.
Phẫu thuật cắt dạ dày là phương pháp được sử dụng để điều trị các vấn đề về dạ dày. Một số kỹ thuật cắt dạ dày còn được sử dụng để giảm cân.
- 1 trả lời
- 847 lượt xem
- Thưa bác sĩ, con tôi năm nay 12 tuổi nhưng đã bị cận thị 4 đi - ốp. Bác sĩ cho tôi hỏi, trường hợp của chúa có thể phẫu thuật laser để trị cận thị không ạ?
- 1 trả lời
- 771 lượt xem
Thưa bác sĩ, tôi có nên thực hiện phẫu thuật khúc xạ (LASIK) ở mắt trong khi đang mang thai không ạ? Và việc thực hiện phẫu thuật có ảnh hưởng đến em bé không? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 639 lượt xem
Em sinh con ở tuần 38. Bé chỉ nặng 2,5kg mà em thì tăng đến 20kg lận. Có phải do em có chế độ ăn và sữa không đúng phải không ạ? Em phải duy trì chế độ dinh dưỡng thế nào để bé 2,5kg tăng cân nhanh ạ?
- 1 trả lời
- 782 lượt xem
Các bác sĩ cho em hỏi là mình phẫu thuật nới dây hãm dương vật được 8 ngày rồi hàng ngày em thường xuyên rửa vết thương bằng nước muốn sinh lý & cồn đỏ BETADENE từ 10 đến 12 và bôi Gentamicin 0,3% ngày 3 đến 4 lần nhưng vết thương vẫn chậm khô liệu có phải do em vệ sinh nhiều quá và bôi Gentamicin 0,3% nhiều không, mong các bác sĩ giải đáp giúp ạ
- 0 trả lời
- 421 lượt xem
Nâng mũi được 1 thắng nhưng đầu mũi còn to, cứng