1

Ung thư tuyến tiền liệt có di truyền không?

Hầu hết các trường hợp ung thư tuyến tiền liệt đều không có yếu tố di truyền. Tuy nhiên, việc mang một số đột biến gen nhất định như đột biến ở gen BRCA1 hoặc BRCA2 có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Ung thư tuyến tiền liệt có di truyền không? Ung thư tuyến tiền liệt có di truyền không?

Ung thư tuyến tiền liệt là loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới.

Đa số người mắc ung thư tuyến tiền liệt đều không có tiền sử gia đình bị căn bệnh này nhưng một tỷ lệ nhỏ ca bệnh có liên quan đến gen di truyền. Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (ACS), việc có cha hoặc anh em ruột bị ung thư tuyến tiền liệt sẽ làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh. (1)

Những người có anh em ruột mắc bệnh sẽ có nguy cơ cao hơn so với những người có cha mắc bệnh. Càng có nhiều người thân bị ung thư tuyến tiền liệt thì nguy cơ mắc bệnh sẽ càng cao, đặc biệt là khi người thân bị ung thư tuyến tiền liệt từ khi còn trẻ.

Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về tính di truyền của bệnh ung thư tuyến tiền liệt.

Ung thư tuyến tiền liệt di truyền có phổ biến không?

Có nhiều số liệu uớc tính khác nhau về số ca ung thư tuyến tiền liệt di truyền vì số liệu phụ thuộc vào cách xác định ung thư tuyến tiền liệt di truyền.

Theo Tiêu chí Hopkins – một cách định nghĩa ung thư tuyến tiền liệt di truyền, ung thư tuyến tiền liệt được coi là di truyền nếu đáp ứng một trong những điều kiện sau đây:

  • Người bệnh có 3 thân nhân bậc một trở lên bị ung thư tuyến tiền liệt (thân nhân bậc một có nghĩa là cha, con trai hoặc anh em trai ruột mắc ung thư tuyến tiền liệt).
  • Người bệnh có người thân trong ba thế hệ ở bên ngoại hoặc bên nội mắc ung thư tuyến tiền liệt.
  • Người bệnh có ít nhất hai người thân mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt trước 55 tuổi.

Theo các tiêu chí này thì có khoảng 3 đến 5% ca bệnh ung thư tuyến tiền liệt là do di truyền.

Các gen liên quan đến ung thư tuyến tiền liệt

Trung bình, nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt của một người là khoảng 11% nhưng một số đột biến gen nhất định như gen BRCA2 và HOXB13 có thể làm tăng nguy cơ lên gấp 2 đến 10 lần. (2)

Có tới 15% nam giới bị ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn cuối mang đột biến gen BRCA1 hoặc BRCA2, trong khi đó chỉ có khoảng 5 đến 7% nam giới bị ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn đầu mang những đột biến gen này. Đột biến gen BRCA2 được cho là làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt lên gấp 8 lần trong khi đột biến gen BRCA1 được cho là làm tăng nguy cơ mắc bệnh lên gấp 3 lần.

Ở dân số nói chung, cứ 400 người lại có 1 người mang đột biến gen BRCA nhưng tỷ lệ này ở người có gốc Do Thái Ashkenazi lên tới 1/40.

Theo các tác giả của một nghiên cứu vào năm 2022 được công bố trên Tạp chí Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (American Cancer Society Journals), phân tích thử nghiệm lâm sàng có tên là IMPACT đã tìm thấy bằng chứng cho thấy những người mang đột biến gen BRCA2: (3)

  • có tỷ lệ mắc ung thư tuyến tiền liệt cao
  • mắc ung thư tuyến tiền liệt ở độ tuổi trẻ hơn
  • bệnh đã tiến triển sang các giai đoạn sau tại thời điểm chẩn đoán

Các bệnh ung thư khác liên quan đến đột biến gen BRCA1 và BRCA2

Ngoài ung thư tuyến tiền liệt, đột biến ở gen BRCA1 và BRCA2 còn có liên quan đến các bệnh ung thư khác như:

  1. Ung thư vú
  2. Ung thư buồng trứng
  3. Ung thư tuyến tụy
  4. Ung thư hắc tố da

Các đột biến gen khác liên quan đến ung thư tuyến tiền liệt

Ngoài đột biến gen BRCA1 và BRCA2, đột biến ở các gen sau đây cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt:

  • MLH1
  • MSH2
  • MSH6
  • PMS2
  • EPCAM

Đột biến ở những gen này được gọi là hội chứng Lynch.

Hội chứng Lynch còn có liên quan đến sự gia tăng tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư sau đây trước 50 tuổi (ở cả nam và nữ):

  • Ung thư đại trực tràng
  • Ung thư tử cung
  • Ung thư buồng trứng
  • Ung thư bàng quang
  • Ung thư dạ dày
  • Ung thư ruột non
  • Ung thư tuyến tụy
  • Ung thư não

Các yếu tố nguy cơ khác của ung thư tuyến tiền liệt

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt gồm có:

  • Tuổi tác: Hầu hết các ca bệnh ung thư tuyến tiền liệt xảy ra ở nam giới trên 50 tuổi.
  • Chủng tộc: Nam giới gốc Phi có nguy cơ mắc và tử vong do ung thư tuyến tiền liệt cao hơn so với những chủng tộc khác.
  • Chế độ ăn uống: Theo ACS, một số nghiên cứu cho thấy chế độ ăn nhiều sản phẩm từ sữa có thể làm tăng nhẹ nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt.
  • Béo phì: Một số nghiên cứu cho thấy béo phì có liên quan đến sự gia tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn cuối hoặc tử vong do ung thư tuyến tiền liệt. Tuy nhiên, béo phì dường như không làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt nói chung.
  • Phơi nhiễm hóa chất: Tiếp xúc với một số loại hóa chất có thể tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. Một số nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa ung thư tuyến tiền liệt và phơi nhiễm chất độc màu da cam nhưng cần phải nghiên cứu thêm để khẳng định mối liên hệ này.

Phòng ngừa ung thư tuyến tiền liệt

Hiện khoa học vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ung thư tuyến tiền liệt. Không có cách nào có thể ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt một cách tuyệt đối và một số yếu tố nguy cơ, ví dụ như tuổi tác và chủng tộc là những yếu tố không thể thay đổi được.

Các kết quả nghiên cứu còn chưa thống nhất về việc liệu thừa cân hoặc chế độ ăn uống có quá nhiều canxi có làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt hay không. Theo ACS, một số cách tốt nhất để phòng ngừa ung thư tuyến tiền liệt gồm có:

  • Giữ cân nặng hợp lý
  • Tích cực hoạt động thể chất
  • Duy trì chế độ ăn uống cân bằng, nhiều trái cây và rau củ

Sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt ở người có nguy cơ cao

Đối với những nam giới mang đột biến gen làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt, việc khám sàng lọc định kỳ có thể giúp phát hiện ung thư ở giai đoạn đầu và điều trị kịp thời trước khi ung thư di căn.

Tỷ lệ sống 5 năm (khả năng sống thêm ít nhất 5 năm sau chẩn đoán) của những người bị ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn đầu là khoảng 99% so với những người không bị ung thư tuyến tiền liệt. Tuy nhiên, nếu ung thư đã di căn đến các cơ quan ở xa trong cơ thể thì tỷ lệ sống 5 năm giảm xuống chỉ còn 31%.

Phương pháp chính được sử dụng để sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt là làm xét nghiệm máu đo nồng độ kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (PSA) – một loại enzyme do tuyến tiền liệt tạo ra hoặc thăm trực tràng.

Tìm hiểu thêm về sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt.

Khi nào nên bắt đầu sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt?

Có nhiều ý kiến khác nhau về thời điểm bắt đầu sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt nhưng đa số đều thống nhất là nam giới nên trao đổi với bác sĩ về những rủi ro và lợi ích của việc sàng lọc trước khi quyết định.

Theo ACS, thời điểm trao đổi với bác sĩ về điều này tùy thuộc vào mức độ nguy cơ của mỗi người:

  • 50 tuổi đối với những nam giới có nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt ở mức trung bình (và dự kiến có thể sống thêm ít nhất 10 năm nữa)
  • 45 tuổi đối với những nam giới có nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt ở mức cao (gồm có người gốc Phi và người có cha hoặc anh em trai ruột mắc ung thư tuyến tiền liệt trước 65 tuổi)
  • 40 tuổi đối với những nam giới có nhiều hơn một thân nhân bậc một (cha hoặc anh em trai ruột) mắc ung thư tuyến tiền liệt trước 65 tuổi

Câu hỏi thường gặp về ung thư tuyến tiền liệt

Ung thư tuyến tiền liệt thường xảy ra ở độ tuổi nào?

Khoảng 60% trường hợp ung thư tuyến tiền liệt xảy ra ở nam giới trên 65 tuổi. Độ tuổi trung bình tại thời điểm chẩn đoán là khoảng 66 tuổi. Hiếm khi ung thư tuyến tiền liệt xảy ra trước 40 tuổi.

Loại ung thư tuyến tiền liệt nào phổ biến nhất?

Gần như tất cả các ca bệnh ung thư tuyến tiền liệt là ung thư biểu mô tuyến. Đây là loại ung thư bắt đầu ở các tế bào có chức năng tiết dịch của tuyến tiền liệt.

Không có tuyến tiền liệt có sống được không?

Người không có tuyến tiền liệt vẫn có thể sống được nhưng sau phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt, nhiều nam giới gặp phải các vấn đề về tiết niệu và chức năng tình dục như tiểu không tự chủ hoặc rối loạn cương dương. Nếu như vẫn muốn có con thì nên lưu trữ tinh trùng trước khi phẫu thuật.

Làm thế nào để biết bản thân có mang đột biến gen làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt hay không?

Có thể làm xét nghiệm máu hoặc nước tiểu để kiểm tra xem mình có mang đột biến gen liên quan đến ung thư tuyến tiền liệt hay không. Hãy đến các bệnh viện lớn để được tư vấn cụ thể.

Tóm tắt bài viết

Hầu hết các trường hợp mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt đều không có yếu tố di truyền nhưng việc mang đột biến ở một số gen như BRCA1 và BRCA2 có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, gồm có tuổi tác, tiền sử gia đình, chủng tộc, cân nặng, chế độ ăn uống và phơi nhiễm hóa chất.

Bạn có thể tìm hiểu xem mình có mang gen làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt hay không bằng cách làm xét nghiệm máu hoặc nước tiểu. Nếu như mang gen liên quan đến ung thư tuyến tiền liệt thì nên bắt đầu khám sàng lọc sớm hơn.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Testosterone có gây ung thư tuyến tiền liệt không?
Testosterone có gây ung thư tuyến tiền liệt không?

Một số nhà nghiên cứu cho rằng liệu pháp testosterone có thể làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, nhưng cần nghiên cứu thêm để hiểu rõ hơn về mối liên hệ này.

Phụ nữ có bị ung thư tuyến tiền liệt không?
Phụ nữ có bị ung thư tuyến tiền liệt không?

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một số điểm tương đồng giữa tuyến Skene ở phụ nữ và tuyến tiền liệt ở nam giới, vì vậy nên tuyến Skene mới được gọi là “tuyến tiền liệt nữ”.

Thắt ống dẫn tinh có làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt không?
Thắt ống dẫn tinh có làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt không?

Mặc dù hiện chưa có bằng chứng chắc chắn nào chứng minh rằng thắt ống dẫn tinh làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt nhưng nghiên cứu gần đây lại một lần nữa đặt câu hỏi về vấn đề này.

So sánh liệu pháp hormone và liệu pháp không hormone trong điều trị ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn cuối
So sánh liệu pháp hormone và liệu pháp không hormone trong điều trị ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn cuối

Những người mắc ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn đầu có thể không cần điều trị nhưng khi bệnh đã tiến triển sang giai đoạn nặng và các tế bào ung thư đã di căn đến các bộ phận khác của cơ thể thì giám sát tích cực sẽ không còn phù hợp nữa mà phải tiến hành điều trị.

Ung thư tuyến tiền liệt có chữa khỏi được không?
Ung thư tuyến tiền liệt có chữa khỏi được không?

Hầu hết các ca bệnh ung thư tuyến tiền liệt đều có thể chữa khỏi, đặc biệt là khi bệnh chưa lan đến các bộ phận ở xa của cơ thể tại thời điểm chẩn đoán.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây