Ung thư lưỡi - Bộ y tế 2015
I. ĐỊNH NGHĨA
Là ung thư biểu mô phát sinh ở niêm mạc lưỡi, thường từ rìa bên lưỡi sau đó lan ra mặt trên lưỡi, gốc lưỡi và sàn miệng.
II. NGUYÊN NHÂN
1. Nguyên nhân bên trong
- Di truyền.
- Nội tiết.
2. Nguyên nhân bên ngoài.
- Tác nhân vật lý
- Bức xạ ion hoá.
- Bức xạ cực tím.
- Tác nhân hoá học
- Thuốc lá.
- Người có thói quen ăn trầu thuốc.
- Chế độ ăn uống và ô nhiễm thực phẩm
- Các chất bảo quản thực phẩm.
- Các thực phẩm hun khói, dưa khú...
- Các nấm mốc từ gạo, lạc...
- Ung thư nghề nghiệp. Những người thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, chất phóng xạ, Dioxin, thuốc trừ sâu diệt cỏ....
- Tác nhân sinh học: Virus gây ung thư.
III. CHẨN ĐOÁN
1 Chẩn đoán xác định
Dựa vào các triệu chứng lâm sàng, X quang và giải phẫu bệnh lý.
1.1. Lâm sàng
- Các dấu hiệu chỉ điểm đặc hiệu:
- Các tổn thương loét không lành kéo dài trên 2 tuần.
- Các tổn thương có chảy máu nào trong miệng mà không giải thích được
- Có tổn thương chai cứng
- Các tổn thương vết trắng (bạch sản), vết đỏ (hồng sản) hoặc đỏ trắng.
- Biểu hiện lâm sàng điển hình
- Tổn thương lưỡi có bờ lồi ở xung quanh và hoại tử ở trung tâm
- Tổn thương đám cứng trong mô mềm,thường ở bờ hoặc gốc lưỡi.
- Hạch vùng dưới hàm.
- Ở giai đoạn muộn, khối ung thư to gây chèn ép và rối loạn các chức năng.
1.2. Cận lâm sàng
- X quang
- X quang thường quy: có thể thấy hình ảnh u xâm lấn phá hủy xương.
- CT Scaner và MRI: thấy hình ảnh u xâm lấn các mô mềm và xương lân cận theo 3 chiều.
- PET-CT: có thể phát hiện các tổn thương ung thư di căn.
- Siêu âm: có thể phát hiện các tổn thương di căn xa.
- Giải phẫu bệnh lý: thấy hình ảnh tế bào ung thư biểu mô.
2. Chẩn đoán giai đoạn: Sử dụng hệ thống TNM.
- Các mức độ:
T | N | M |
T0: Khối u không xác định được trên lâm sàng | N0: Không có hạch | M0: Chưa có di |
T1: Khối u ĐK < 2cm | N1 : Xác định được hạch đơn cùng bên <3cm | M1 : Có biểu hiện di căn xa |
T2 : 2cm <Khối u<4cm | N2 :
|
- |
T3: Khối u >4cm | N3 : Bất kỳ hạch đơn hoặc đa KT >6cm |
- |
- Giai đoạn :
Giai đoạn | T | N | M |
I | T1 | N0 | M0 |
II | T2 | N0 | M0 |
III | T1 | N1 | M0 |
T2 | N1 | M0 | |
T3 | N0,N1 | M0 | |
IV | T4 | N0,N1 | M0 |
Bất kỳ T | N2,N3 | M0 | |
Bất kỳ T | Bất kỳ N | M1,M0 |
3. Chẩn đoán phân biệt
- Áp tơ (Aphthe): thường là các vết loét nhỏ và tự khỏi sau 1 tuần.
- Ecpet (Herpes) : thường có nhiều vết loét nhỏ và cũng tự khỏi sau 1 tuần.
IV. ĐIỀU TRỊ
1. Nguyên tắc
- Phẫu thuật cắt bỏ rộng tổn thương ung thư phối hợp với nạo vét hạch vùng cổ.
- Có thể phối hợp với xạ trị và hóa trị liệu.
2. Điều trị cụ thể
- Phẫu thuật
- Phẫu thuật cắt rộng lấy bỏ toàn bộ tổn thương ung thư tới mô lành.
- Phẫu thuật nạo vét lấy bỏ hạch vùng cổ.
- Tái tạo vùng khuyết hổng bằng vạt phần mềm và/ hoặc xương có cuống mạch
- hoặc vạt từ xa với nối mạch vi phẫu.
- Xạ trị: thường áp dụng xạ trị để hỗ trợ điều trị ung thư lưỡi sau phẫu thuật.
- Hóa trị liệu: có thể sử dụng trước phẫu thuật và phối hợp điều trị sau phẫuthuật.
V. TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG
1. Tiên lượng
Nếu phẫu thuật rộng cắt bỏ toàn bộ khối ung thư sớm thì tiên lượng sẽ tốt hơn. Tùy theo phẫu thuật ở giai đoạn nào của tổn thương ung thư mà thời gian sống của bệnh nhân kéo dài sau 5 năm khác nhau. Theo một số tác giả nước ngoài:
Giai đoạn | Thời gian sống sau 5 năm |
I | 57 – 84 % |
II | 49 – 70 % |
III | 25 – 59 % |
IV | 7 – 47 % |
2. Biến chứng
- Bội nhiễm.
- Chảy máu.
- Di căn: tùy loại ung thư mà có thể di căn vào phổi, não, trung thất.
VI. PHÒNG BỆNH
- Tuyên truyền tránh các yếu tố nguy cơ ung thư: hút thuốc, ăn trầu, tiếp xúc phóng xạ, hóa chất...
- Khám chuyên khoa răng hàm mặt để phát hiện các tổn thương sớm và điều trị kịp thời.
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng hàm mặt - Bộ y tế 2015
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về tai mũi họng - Bộ y tế 2015
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về tai mũi họng - Bộ y tế 2015
Ban hành kèm theo Quyết định số 3108/QĐ-BYT ngày 28/7/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế
Mắc bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm và mang thai có thể làm cho bạn cảm thấy một loạt các cảm xúc. Dưới đây là bí quyết, lời khuyên và những lời sáng suốt từ phụ nữ đã đối phó với bệnh hồng cầu lưỡi liềm khi mang bầu.
Mụn cóc trên lưỡi thường không cần phải điều trị mà tự khỏi nhưng có thể phải mất nhiều năm.
Herpes lưỡi là một vấn đề do HSV gây ra. Các vết loét thường sẽ tự khỏi và sau một thời gian mới xuất hiện trở lại.
Những người mắc suy tim sung huyết có các vi sinh vật trên lưỡi khác với những người không mắc bệnh, lưỡi thường đỏ hơn và lớp phủ trên lưỡi ngả vàng hơn. Dù vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu nữa nhưng các phát hiện cho đến thời điểm hiện tại đã cho thấy rằng việc phân tích vi sinh vật trên lưỡi có thể trở thành phương pháp đơn giản và không xâm lấn để kiểm tra sức khỏe tim mạch trong tương lai.
- 1 trả lời
- 1986 lượt xem
Em bị nhiễm nấm Candida ở lưỡi nên thường hay phải sử dụng bột rơ lưỡi có chứa Nystatin. Nhưng trong thời gian em đang mang thai, liệu điều đó có làm ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi không?
- 1 trả lời
- 1005 lượt xem
Em bị tưa lưỡi nên dùng kháng sinh amoxilin, vtaminC, nystatin dạng viên nén, thuốc bôi nấm lưỡi daktarin oral gel, nhiệt lưỡi zytee. Sau đó, đi khám thì mới biết mình đã mang thai là 2 tuần. Vậy, liệu thai nhi có bị ảnh hưởng gì không ạ?
- 1 trả lời
- 2289 lượt xem
Bé nhà em đang được 1 tháng 22 ngày ạ. Do mẹ ít sữa nên em có cho bé ăn dặm thêm sữa công thức. Nhưng mỗi lần uống sữa công thức, lưỡi của bé lại đóng cợn trắng. Em có thể cho bé uống nước sau khi ăn sữa công thức không ạ? Và em phải làm gì để khắc phục tình trạng cợn trắng của bé ạ?
- 1 trả lời
- 463 lượt xem
Bé gái nhà em sinh ra nặng 3,2kg. Nay bé được 2 tháng 15 ngày và cao 64cm, nặng 5,3kg. Bé như vậy có phải là tăng cân chậm không ạ? Bé nhà em bú sữa ngoài hoàn toàn ạ. Gần đây không hiểu sao bé rất lười bú, chỉ bú lắt nhắt mỗi lần từ 20-30ml, nhiều nhất chỉ được 80ml. Nhiều lúc em cho bú là bé khóc và bỏ bú. Cần làm gì để khắc phục tình trạng này của bé ạ?
- 1 trả lời
- 493 lượt xem
Hiện giờ bé nhà em đang được 2 tháng 4 ngày. Vì bé uống sữa công thức hoàn toàn nên lưỡi bé lúc nào cũng trắng ạ. Em có rơ lưỡi ngày 2 lần coh bé bằng gạc y tế kèm nước muối sinh lý hoặc nước rau ngót. Khi bú xong cũng cho bé vài thìa nước tráng miệng. Nhưng không hiểu sao lưỡi bé vẫn trắng. Em rơ lưỡi cho bé như thế đã đúng chưa ạ?