1

Trị mụn cóc trên lưỡi bằng cách nào?

Mụn cóc trên lưỡi thường không cần phải điều trị mà tự khỏi nhưng có thể phải mất nhiều năm.
Trị mụn cóc trên lưỡi bằng cách nào? Trị mụn cóc trên lưỡi bằng cách nào?

Mụn cóc là gì?

Mụn cóc là những nốt sần nhỏ hình thành trên da do virus u nhú ở người (HPV). HPV dễ dàng lây truyền từ người sang người, từ các bề mặt sang người và virus này còn lây lan từ bộ phận này sang bộ phận khác của cơ thể. Mụn cóc có thể hình thành trên nhiều bộ phận khác nhau, chẳng hạn như bàn tay, bàn chân hoặc bộ phận sinh dục. Đôi khi, mụn cóc còn hình thành ở trên lưỡi. Nhiễm HPV ở miệng là một vấn đề khá phổ biến.

Dưới đây là những điều cần biết về mụn cóc ở lưỡi, gồm có nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa.

Các loại mụn cóc trên lưỡi

Có nhiều chủng HPV khác nhau gây mụn cóc ở lưỡi. Các loại mụn cóc phổ biến hình thành ở lưỡi cùng các chủng HPV tương ứng gồm có:

  • U nhú tế bào vảy: có hình dạng sần sùi giống súp lơ, thường màu trắng và do HPV chủng 6 và 11 gây ra.
  • Mụn cóc thông thường: loại mụn cóc này có thể hình thành trên nhiều bộ phận khác nhau của cơ thể, bao gồm cả lưỡi nhưng thường ở bàn tay. Thủ phạm là do chủng HPV 2 và 4 gây ra.
  • Tăng sản biểu mô khu trú: còn được gọi là bệnh Heck. Nguyên nhân gây ra những tổn thương này là do virus HPV 13 và 32.
  • Sùi mào gà: dạng tổn thương này thường xuất hiện ở bộ phận sinh dục nhưng cũng có thể lây lan sang lưỡi khi quan hệ tình dục đường miệng. Nguyên nhân là do chủng HPV 2, 6 và 11.

Nguyên nhân gây mụn cóc trên lưỡi

Mụn cóc ở lưỡi có thể hình thành sau khi quan hệ tình dục đường miệng với người bị mụn cóc sinh dục hoặc hôn người bị nhiễm HPV ở miệng.

Nếu như chạm vào mụn cóc rồi đưa tay vào miệng thì cũng có thể sẽ hình thành mụn cóc trên lưỡi. Ví dụ, khi cắn móng tay thì virus gây mụn cóc dính trên đó sẽ xâm nhập vào miệng.

Mặc dù không phải khi nào nhiễm HPV cũng bị mụn cóc nhưng một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ bị mụn cóc trên lưỡi khi nhiễm virus này là có hệ miễn dịch bị suy yếu, khiến cơ thể khó chống lại virus.

Nếu có vết cắt hoặc trầy xước thì virus cũng sẽ dễ dàng xâm nhập vào cơ thể hơn.

Cách trị mụn cóc trên lưỡi

Ở một số người, mụn cóc sẽ tự biến mất mà không cần điều trị. Tuy nhiên, quá trình này có thể mất từ vài tháng đến vài năm.

Mặc dù mụn cóc ở lưỡi thường vô hại nhưng chúng sẽ gây phiền toái không nhỏ. Nếu mụn cóc có kích thước lớn thì sẽ gây cộm vướng khi ăn hoặc khi nói chuyện và thậm chí còn gây đau, chảy máu.

Trong thời gian chờ mụn cóc biến mất thì sẽ phải nhai ở bên còn lại để tránh cắn vào mụn.

Nếu như không muốn chờ hoặc mụn cóc không tự biến mất thì nên đi khám để bác sĩ tư vấn cách xử lý.

Một trong những giải pháp để loại bỏ mụn cóc là liệu pháp áp lạnh. Phương pháp này sử dụng nitơ lỏng để làm đông cứng và phá hủy mô bất thường. Một lựa chọn khác là đốt điện. Phương pháp này sử dụng dòng điện mạnh để đốt mụn cóc và sau đó, lớp mô đã chết sẽ được loại bỏ.

Cả hai phương pháp điều trị đều có hiệu quả đối với các loại mụn cóc khác nhau hình thành trên lưỡi.

Ngăn ngừa

HPV rất dễ lây qua tiếp xúc da, cho dù có mụn cóc hay không. Do đó, cách duy nhất để đảm bảo an toàn tuyệt đối là không quan hệ tình dục.

Tuy nhiên, đa phần thì điều này sẽ không khả thi.

Mụn cóc ở lưỡi cũng rất dễ lây lan nên cần biết cách bảo vệ bản thân. Để ngăn ngừa nhiễm HPV và mụn cóc cũng như là tránh lây lan virus khi đã bị mụn cóc thì cần:

Tiêm vắc-xin phòng ngừa HPV: Vắc-xin tạo sự bảo vệ cho cơ thể khỏi một số chủng HPV gây mụn cóc sinh dục và ung thư. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh CDC khuyến cáo trẻ em trong độ tuổi 11 đến 12 nên tiêm vắc-xin. Độ tuổi được bộ Y tế Việt Nam khuyến cáo tiêm phòng HPV là từ 9 đến 26. Nhưng mới đây, FDA đã phê chuẩn thêm một loại vắc-xin dành cho những người từ 27 đến 45 chưa tiêm phòng trước đây.

  • Không quan hệ tình dục khi nhận thấy người kia có mụn cóc.
  • Quan hệ tình dục an toàn
  • Khi bị mụn cóc ở những bộ phận khác trên cơ thể thì cố gắng không đụng chạm
  • Rửa tay thường xuyên, đặc biệt là sau khi chạm vào mụn cóc
  • Bỏ thuốc lá: Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nguy cơ nhiễm HPV chủng 16 ở miệng cao hơn ở những người hút thuốc lá.

Nhiều người cho rằng HPV chỉ lây truyền khi có triệu chứng. Tuy nhiên, một số chủng HPV gây mụn cóc trong khi một số chủng có rất ít hoặc không hề biểu hiện triệu chứng ra bên ngoài. Cho dù có có triệu chứng hay không thì HPV vẫn tồn tại. Kể cả khi không có mụn cóc thì virus vẫn có thể lây truyền bình thường. HPV có thể có trong tinh dịch nên cần sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.

Mụn cóc ở lưỡi có thể là một vấn đề khác

Tất nhiên, không phải mọi u cục hay tổn thường bất thường trên lưỡi đều là mụn cóc. Đó có thể là loét miệng hay những vấn đề khác như:

  • U xơ do tổn thương
  • Viêm gai lưỡi
  • U nang
  • Dấu hiệu bệnh giang mai

Cần đi khám bác sĩ khi phát hiện thấy có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào xuất hiện trong khoang miệng.

HPV và ung thư khoang miệng

Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (American Cancer Society), chủng HPV 16 và 18 sẽ làm tăng nguy cơ ung thư.

Cụ thể, HPV 16 có thể dẫn đến ung thư vòm họng. Đây là bệnh ung thư phát sinh từ tế bào ở cổ họng hoặc thực quản.

Các bệnh ung thư trong khoang miệng do HPV gây ra hơi khác so với ung thư khoang miệng do hút thuốc. Trong những trường hợp nhiễm HPV, virus biến đổi các tế bào bình thường, khỏe mạnh thành tế bào ung thư. Khi hút thuốc lá, các chất gây ung thư trong khói thuốc làm hỏng các tế bào trong khoang miệng và cổ họng, dẫn đến sự phát triển các tế bào ung thư.

Tuy nhiên, nhiễm HPV không có nghĩa là sẽ bị ung thư. Trong hầu hết các trường hợp nhiễm HPV, virus bị hệ miễn dịch cơ thể đào thải trong vòng khoảng 2 năm.

Dấu hiệu cần đi khám

Mụn cóc trên lưỡi thường không cần phải điều trị mà tự khỏi nhưng có thể phải mất nhiều năm.

Mặc dù sau khi nhiễm HPV, virus có thể biến mất mà không gây ra bất kỳ vấn đề nào nhưng cần đi khám nếu có những biểu hiện dưới đây:

  • Có u cục hoặc sưng bất thường trong miệng
  • Đột nhiên khản tiếng không rõ nguyên nhân và kéo dài dai dẳng
  • Đau họng mãi không đỡ
  • Khó nuốt

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Điều trị mụn cóc quanh móng bằng cách nào?
Điều trị mụn cóc quanh móng bằng cách nào?

HPV có thể tồn tại trên các bề mặt và xâm nhập vào cơ thể của người tiếp xúc. Virus cũng có thể lây lan từ bộ phận này sang các bộ phận khác nên cần vệ sinh thân thể cẩn thận và rửa tay thường xuyên khi bị mụn cóc quanh móng.

Mụn cóc phẳng: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị
Mụn cóc phẳng: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Trong hầu hết các trường hợp, mụn cóc phẳng tự biến mất mà không để lại biến chứng nào. Tuy nhiên, dù tự biến mất hay được điều trị thì mụn cóc cũng đều có thể quay trở lại.

Các loại mụn cóc và cách điều trị
Các loại mụn cóc và cách điều trị

Có 5 loại mụn cóc chính. Mỗi loại xuất hiện trên những bộ phận khác nhau của cơ thể và có những đặc điểm nhận dạng riêng.

Mụn cóc dạng sợi mảnh: Nguyên nhân, đặc điểm và cách xử lý
Mụn cóc dạng sợi mảnh: Nguyên nhân, đặc điểm và cách xử lý

HPV là nguyên nhân gây ra tất cả các loại mụn cóc, bao gồm cả mụn cóc dạng sợi mảnh.

Làm thế nào để loại bỏ mụn cóc trên mặt?
Làm thế nào để loại bỏ mụn cóc trên mặt?

Mụn cóc có thể hình thành ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, bao gồm cả khuôn mặt.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây