1

U ống tuyến mồ hôi - Bộ y tế 2015

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh da liễu - Bộ y tế 2015

1. ĐẠI CƯƠNG

  • Là u da lành tính do sự phát triển quá mức của các tế bào ống tuyến mồ hôi.
  • Bệnh gặp ở nhiều chủng tộc khác nhau, thường xảy ra ở tuổi từ 30-40, nữ nhiều hơn nam với tỉ lệ 6,6:1. Theo thống kê củ a Bệnh viện da liễu tỉnh Kangwondo ở Hàn Quốc năm 1992, bệnh gặp ở 0,12% dân số.
  • Bệnh ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tác độ ng nhiều đến tâm lý , khiến người bệnh kém tự tin khi giao tiếp trong cuộc sống.

2. NGUYÊN NHÂN

  • Nguyên nhân của bệnh chưa rõ.
  • Một số yếu tố thuận lợi như mùa hè, môi trường làm việc có nhiệt độ cao, stress, hormon sinh dục, đặc biệt là progesteron.
  • Bệnh có tính chất gia đình.

3. CHẨN ĐOÁN

a) Chẩn đoán xác định: chủ yếu dựa vào lâm sàng.

- Lâm sàng

  • Tổn thương cơ bản là các sẩn nhỏ, kích thước 1-5mm, màu như màu da hay màu vàng nhạt, nâu nhạt, trắng. Sẩn tương đối cứng chắc, trơn nhẵn và thường có tính phân bố đối xứng.
  • Vị trí: thường ở vùng quanh mắt, nhất là mi dưới, gò má, trán, mặt, cổ, nách, ngực, bụng, đùi, sinh dục, cẳng chân. Đôi khi có ở vùng đầu và gây ra tình trạng rụng tóc không sẹo.
  • Triệu chứng cơ năng: có thể có ngứa.
  • Toàn thân: toàn trạng không bị ảnh hưởng.

- Cận lâm sàng

Mô bệnh học: tăng sinh các ống tuyến mồ hôi, lòng ống chứa mảnh vụn không bắt màu thuốc nhuộm, một số ống có đuôi hình dấu phẩy giống “hình con nòng nọc”, xâm nhập lympho quanh nang lông.

b) Chẩn đoán thể lâm sàng: có 4 thể lâm sàng đặc trưng.

- Thể khu trú

  • Thương tổn gồm nhiều sẩn nhỏ và phân bố ở một vị trí giải phẫu. Hay gặp ở vùng dưới mi mắt, vùng má. Tuy nhiên, cũng có thể gặp ở vùng nách, cổ, ngực, bụng, sinh dục, cánh tay, ria mép.

- Thể gia đình

  • Thể gia đình là thể tương đối hiếm gặp, di truyền trội trên nhiễm sắc thể thường. Có gia đình ghi nhận đặc tính di truyền bệnh đến 3 thế hệ.
  • Lâm sàng thường các sẩn tập trung thành đám như khảm trai.

- Thể kết hợp hội chứng Down

  • Tỉ lệ hiện mắc bệnh ở những người bệnh Down nhiều gấp 30 lần so với tỉ lệ hiện mắc của dân số không bị bệnh Down.
  • Tổn thương có thể xuất hiện ở dạng khu trú hay lan tỏa.

- Thể lan tỏa: hiếm gặp

  • Khởi phát đột ngột ở tuổi thanh thiếu niên với hàng loạt tổn thương lan tỏa, tiến triển từng đợt ở vùng thân trước như cổ, nách, ngực, bụng trên, vùng quanh rốn và tay, thậm chí còn xuất hiện trên vùng da sau khi tẩy lông bằng sáp. Thương tổn thể lan tỏa thường xảy ra ở hai bên và có khuynh hướng đối xứng.

b) Chẩn đoán phân biệt

- Hạt cơm phẳng

Thương tổn là những sẩn nhỏ, dẹt, phẳng, hơi gờ nhẹ trên mặt da, màu da hay vàng xám. Mặt, mu bàn tay, cẳng tay, cẳng chân và phần trên của ngực là những vị trí thường gặp. Số lượng thường nhiều, sắp xếp thành cụm hay thành vệt.

- U tuyến bã

  • Thương tổn thường phân bố rải rác ở mặt, nhất là vùng trán, là những u nhỏ kích thước 2-3mm, màu da bình thường, chắc và lõm giữa.
  • Bệnh thường gặp ở những người lớn tuổi.

- Trichoepithelioma

  • Thương tổn thường xuất hiện ở mặt và trông giống như thương tổn của u ống tuyến mồ hôi.
  • Trichoethelioma ít khi ở mi mắt.
  • Tiến triển ngày càng lớn về kích thước.
  • Chẩn đoán phân biệt bằng mô bệnh học.

4. ĐIỀU TRỊ

Cho đến nay trên thế giới đã có nhiều phương pháp điều trị bệnh u ống tuyến mồ hôi như đốt điện trong thương tổn , phẫu thuật cắt bỏ tổn thương bằng kéo Castroviejo, mài mòn da, laser CO2. Tỷ lệ thành công của các phương pháp này cũng rất khác nhau do mỗi phương pháp có những ưu điểm và hạn chế riêng.

a) Nguyên tắc điều trị

  • Loại bỏ thương tổn.
  • Tư vấn cho người bệnh.

b) Điều trị cụ thể

- Nội khoa: ít tác dụng

+ Isotretinoin bôi mỏng đúng tổn thương vào buổi tối.

+ Atropin dung dịch 1%: thoa 1 lần/ngày có tác dụng điều trị ngứa và làm giảm kích thước tổn thương u ống tuyến mồ hôi.

+ Tranilast (axít anthranilic):

  • Tranilast có đặc tính ức chế sự giải phóng các chất trung gian hóa học bởi tế bào mast. Thuốc vốn được sử dụng rộng rãi ở Nhật để điều trị hen phế quản, viêm da cơ địa, viêm mũi dị ứng, sẹo lồi, sẹo phì đại và cũng được báo cáo là có hiệu quả điều trị với u ống tuyến mồ hôi. Sẩn giảm kích thước và hết ngứa sau điều trị.
  • Liều dùng: Tranilast uống với liều 300mg/24 giờ trong 6 tháng.

- Ngoại khoa

+ Laser CO2 với bước sóng 10.600 nm có tác dụng làm bốc bay tổ chức u.

  • Tùy từng bệnh nhân và vị trí tổn thương mà sử dụng công suất điều trị khác nhau.
  • Có thể dùng laser CO2 đơn thuần hoặc kết hợp với chấm axít trichoxacetic.

+ Phẫu thuật cắt bỏ: phương pháp này có thể lấy đi u ống tuyến mồ hôi hoàn toàn song dễ bị sẹo hay bị biến dạng nên chỉ có thể áp dụng trong trường hợp có diện tích nhỏ.

+ Radio surgery: sử dụng sóng cao tần gây phá hủy đúng mô của u ống tuyến mồ hôi.

5. TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG

Bệnh tiến triển lành tính. Số lượng tổn thương tăng dần theo lứa tuổi nhưng không ảnh hưởng đến sức khoẻ mà chỉ ảnh hưởng đến vấn đề thẩm mỹ.

Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Viêm tuyến tiền liệt cấp - Bộ y tế 2015
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về thận, tiết niệu - Bộ y tế 2015

Ung thư tuyến nước bọt mang tai - Bộ y tế 2015
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng hàm mặt - Bộ y tế 2015

U tuyến nước bọt vòm miệng - Bộ y tế 2015
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng hàm mặt - Bộ y tế 2015

Nang tuyến nước bọt dưới hàm và dưới lưỡi - Bộ y tế 2015
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng hàm mặt - Bộ y tế 2015

Viêm tuyến nước bọt mang tai do virut (quai bị) - Bộ y tế 2015
  •  1 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng hàm mặt - Bộ y tế 2015

Tin liên quan
Dùng thuốc trị bệnh về tuyến giáp trong thời gian mang thai!
Dùng thuốc trị bệnh về tuyến giáp trong thời gian mang thai!

Rất nhiều thai phụ băn khoăn rằng, không biết sử dụng thuốc trị bệnh về tuyến giáp trong thời gian đang mang thai có an toàn không? Để giải đáp thắc mắc trên, mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh
Tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh

Các tuyến lệ bị tắc hoàn toàn có thể gây nhiễm trùng mắt ở trẻ sơ sinh. Ít nhất 20% trẻ sơ sinh được sinh ra với một hoặc cả hai tuyến lệ bị nghẽn hoặc bị nghẽn một phần.

U nang tuyến Bartholin: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
U nang tuyến Bartholin: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

U nang tuyến Bartholin là vấn đề hiếm gặp nhưng nếu xuất hiện thì rất dễ xử lý.

Áp-xe tuyến Bartholin điều trị bằng cách nào?
Áp-xe tuyến Bartholin điều trị bằng cách nào?

Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản là đối tượng dễ bị u nang và áp-xe tuyến Bartholin nhất. Gần 2% phụ nữ bị áp-xe tuyến Bartholin ít nhất một lần trong đời.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Bị bệnh tuyến giáp cần biết điều gì trước khi có thai?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1013 lượt xem

- Thưa bác sĩ, tôi bị bệnh tuyến giáp. Tôi có cần biết điều gì trước khi có thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Thai nhi bị nang tuyến phổi
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  884 lượt xem

Mang thai tuần 20, em đi siêu âm, bs chẩn đoán em bị nang tuyến phổi, chèn bên phải tim. Em được bs tư vấn nên chọc ối. Xin hỏi chọc ối để làm gì ạ?

Bị viêm lộ tuyến cổ tử cung, liệu có thai được không?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  434 lượt xem

Em có bị viêm lộ tuyến cổ tử cung, nhưng sau khi bs cho đặt và uống thuốc liên tục trong 8 tháng thì đã khỏi. Vợ chồng em quan hệ thả vào ngày rụng trứng. Nửa tháng sau, em thấy ngực căng, bụng dưới đau lâm râm, thèm ăn, táo bón, chóng mặt...Mua que về thử, thấy 1 vạch đậm, 1 vạch mờ hơn. Đi siêu âm, bs bảo chưa thấy gì trong tử cung và hẹn 2 tuần nữa đến siêu âm lại - Em lo, không biết trước bị viêm lộ tuyến thì giờ liệu có thai được không?

Sao phải lên Bv Phụ sản tuyến trên đo lại độ mờ da gáy?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  406 lượt xem

Em mang thai được 12 tuần, lúc đi siêu âm, bs ghi nhịp đập tim thai là 172lân/phút, chiều dài đầu mông là 56mm, độ mờ da gáy 1,7mm, nước ối trong, túi thai đều - Kết luận: Một thai sống trong tử cung, các số đo sinh học ứng với tuổi thai. Vậy mà, chả hiểu sao, bs sản phụ khoa khám thai lại bảo em lên Bv Phụ sản tuyến trên, siêu âm lại Độ mờ da gáy là thế nào ạ?

Muốn khám thai tiếp và sinh luôn ở Bv tuyến trên?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  432 lượt xem

Vợ em mang thai được 33 tuần. Lúc trước, vợ em khám, theo dõi thai ở Bv tỉnh. Nhưng bây giờ em muốn đưa vợ lên Bv Phụ sản TW ở Hà Nội khám, theo dõi thai tiếp và sinh luôn ở đó thì có được không ạ? Khi đi, em cần chuẩn bị mang theo những giấy tờ gì ạ?

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây