1

Truyền máu và các chế phẩm máu - Bộ y tế 2017

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017

I. ĐẠI CƯƠNG

Máu toàn phần có đầy đủ các thành phần: Hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và các thành phần của huyết tương. Từ máu toàn phần có thể sản xuất ra các chế phẩm máu : Khối hồng cầu, khối Tiểu cầu, huyết tương, tủa VIII...

  •  Truyền máu toàn phần: Tăng khối lượng tuần hoàn, bồi phụ lại lượng máu đã mất khi người bệnh bị mất máu cấp do chấn thương, phẫu thuật hoặc chảy máu ồ ạt.
  •  Truyền khối hồng cầu: Tăng khả năng cung cấp oxy khi thiếu máu không hồi phục hoặc thiếu máu nặng mất bù, như trong bệnh: Thalasemia, suy tuỷ.
  •  Truyền tiểu cầu và huyết tương: Tăng khả năng đông máu và cầm máu.
  •  Truyền bạch cầu, gamma globulin, albumin: Tăng khả năng đề kháng và chống nhiễm khuẩn.

II. CHỈ ĐỊNH

  • Mất máu ảnh hưởng đến huyết động: chảy máu nội tạng, chấn thương ...
  • Các tình trạng giảm tiểu cầu, giảm yếu tố đông máu gây chảy máu.
  • Các bệnh về máu: Suy tuỷ, rối loạn tạo máu.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  • Suy tim do tăng khối lượng tuần hoàn

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

  • Điều dưỡng: có kiến thức, kỹ năng, tâm lý vững vàng và trang phục đầy đủ theo qui định.

2. Phương tiện

2.1. Dụng cụ vô khuẩn

  •  Khay vô khuẩn: 01 khay
  •  Bơm, kim tiêm, dây truyền máu
  •  Bông, hộp đựng bông, gạc/opside

2.2. Dụng cụ sạch

  •  Hộp chống sốc
  •  Cồn 70O, dung dịch sát khuẩn tay nhanh, găng tay
  •  Thẻ định nhóm máu hoặc lam kính
  •  Phiếu truyền máu
  •  Dây garô, băng dính, băng cuộn, nẹp cố định, gối kê tay, cọc truyền
  •  Máy đo huyết áp, ống nghe, đồng hồ bấm dây, nhiệt kế

2.3. Dụng cụ khác

  • Hộp đựng vật sắc nhọn, xô đựng rác thải theo qui định

2.4. Máu/chế phẩm từ máu và thuốc

  •  Dịch truyền NaCl 9‰: 01 chai
  •  Túi máu/chế phẩm từ máu theo y lệnh: Kiểm tra chất lượng, hạn sử dụng của túi máu.

3. Bệnh nhi và gia đình bệnh nhi

  •  Giải thích và gia đình bệnh nhi cam kết đồng ý thực hiện thủ thuật, cho trẻ ăn trước truyền ít nhất 30 phút.
  •  Kiểm tra dấu hiệu sinh tồn: Mạch, nhiệt độ, huyết áp.
  •  Hỏi về tiền sử dị ứng với máu.

4. Hồ sơ bệnh án

  • Phiếu truyền máu, Phiếu ghi chép theo dõi thủ thuật.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ

  • Kiểm tra lại chỉ định, chống chỉ định và cam kết đồng ý thực hiện thủ thuật.

2. Kiểm tra người bệnh

  • Tình trạng bệnh nhi.

3. Thực hiện kỹ thuật

  •  Truyền cùng nhóm máu: Người bệnh nhóm máu nào thì truyền nhóm máu đó và truyền theo chỉ định của Bác sỹ.
  •  Truyền khác nhóm máu: Trong trường hợp cấp cứu không có máu cùng nhóm có thể truyền khác nhóm (không quá 250ml) theo quy tắc truyền máu tối thiểu và theo chỉ định của Bác sĩ.

  •  Điều dưỡng rửa tay
  •  Thực hiện 5 đúng
  •  Làm phản ứng định lại nhóm máu tại giường
  •  Cắm dây truyền máu và đuổi khí
  •  Xác định vị trí truyền, đưa kim vào tĩnh mạch, cố định kim
  •  Làm phản ứng sinh vật.
  •  Điều chỉnh tốc độ truyền theo y lệnh
  •  Giúp bệnh nhi ở tư thế thoải mái.
  •  Dặn dò bệnh nhi và gia đình bệnh nhi những điều cần thiết: Hạn chế ăn trong suốt quá trình truyền, theo dõi các dấu hiệu bất thường: sốt, rét run, mẩn ngứa...Nếu có gì bất thường, báo ngay cho nhân viên y tế
  •  Thu dọn dụng cụ, rửa tay, ghi hồ sơ bệnh án và phiếu theo dõi truyền máu.

VI. THEO DÕI

  • Theo dõi người bệnh trong suốt quá trình truyền máu, đặc biệt trong 30 phút đầu về Toàn trạng, mạch, nhiệt độ, huyết áp ... và các biểu hiện như buồn nôn, đau bụng, nhức đầu ...

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

1. Tai biến sớm

1.1. Tan máu cấp

Là tai biến nguy hiểm

- Nguyên nhân: do bất đồng nhóm máu ABO

- Biểu hiện: Bồn chồn, kích thích, đau đầu, đau bụng, đái máu, shock.

- Xử trí:

  •  Ngừng truyền máu, giữ nguyên hiện trạng để xác định nguyên nhân.
  •  Đánh giá nhanh chức năng sống: Đường thở, thở, tuần hoàn, thần kinh để xử trí kịp thời.
  •  Thực hiện y lệnh truyền dịch, thuốc lợi tiểu, chống shock, kháng histamin, steroid ...

1.2. Khó thở

- Nguyên nhân: do quá tải về tuần hoàn hay tổn thương phổi cấp liên quan tới truyền máu.

- Xử trí:

  •  Ngừng truyền máu
  •  Làm thông đường thở, cho người bệnh thở oxy
  •  Báo ngay với Bác sĩ để tìm nguyên nhân
  •  Thực hiện y lệnh thuốc của Bác sĩ

1.3. Sốt, rét run

- Nguyên nhân: do nhiễm bẩn hoặc do có kháng thể kháng bạch cầu, kháng tiểu cầu ở máu người nhận.

- Biểu hiện: Sốt (nhiệt độ cơ thể ≥ 37,5o C), rét run.

- Xử trí:

  •  Tạm ngừng truyền máu, điều trị hạ sốt cho bệnh nhi rồi truyền lại theo y lệnh.
  •  Ủ ấm (nếu bệnh nhi rét run)

1.4. Dị ứng

- Biểu hiện: ngứa, mẩn đỏ

- Xử trí:

  •  Tạm ngừng truyền máu, điều trị triệu chứng
  •  Thực hiện y lệnh thuốc của Bác sĩ

2. Các tai biến muộn

  • Tan máu muộn, xuất huyết giảm tiểu cầu, nhiễm khuẩn, nhiễm virus ... xảy ra chậm, sau nhiều ngày hoặc hàng tuần, hàng tháng sau truyền máu.
Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Rửa sản phẩm tế bào gốc sau bảo quản bằng phương pháp thủ công - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Huyết học - Truyền máu - Miễn dịch - Dị ứng - Sinh học phân tử - Bộ y tế 2017

Rửa sản phẩm tế bào gốc sau bảo quản bằng máy tự động - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Huyết học - Truyền máu - Miễn dịch - Dị ứng - Sinh học phân tử - Bộ y tế 2017

Truyền hóa chất tĩnh mạch - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017

Nuôi dưỡng người bệnh liên tục bằng máy truyền thức ăn qua thực quản dạ dày - Bộ y tế 2017
  •  1 năm trước

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nhi khoa - Bộ y tế 2017

Bài giảng truyền nhiễm - Bệnh viện 103
  •  3 năm trước

Tổng hợp các bài giảng chuyên ngành truyền nhiễm bệnh viện 103 - Học Viện Quân Y

Tin liên quan
Xét nghiệm sàng lọc các rối loạn di truyền
Xét nghiệm sàng lọc các rối loạn di truyền

Sàng lọc là một xét nghiệm được thực hiện để xem bạn hoặc bạn tình có mang đột biến di truyền có thể gây rối loạn di truyền nghiêm trọng ở em bé hay không

Sản phẩm tẩy rửa có thể làm giảm khả năng sinh sản
Sản phẩm tẩy rửa có thể làm giảm khả năng sinh sản

Các hóa chất trong nhiều sản phẩm vệ sinh thông thường có thể gây hại cho khả năng sinh sản.

Các bệnh truyền nhiễm có thể ảnh hưởng đến thai kỳ
Các bệnh truyền nhiễm có thể ảnh hưởng đến thai kỳ

May mắn thay, bạn có thể đã được miễn dịch với một số bệnh truyền nhiễm.

Bệnh lây truyền qua đường tình dục trong quá trình mang thai
Bệnh lây truyền qua đường tình dục trong quá trình mang thai

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục STIs có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng về sức khoẻ cho bà bầu và thai nhi.

Thực phẩm và đồ uống cần tránh khi mang bầu
Thực phẩm và đồ uống cần tránh khi mang bầu

Cùng suckhoe123.vn tìm hiểu về những thực phẩm và đồ uống cần tránh khi mang thai!

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Viêm da cơ địa có di truyền không?
  •  5 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1088 lượt xem

Trong nhà em không có ai bị viêm da cơ địa cả, nhưng em bị bệnh này 3 năm nay rồi. Ban đầu chỉ bị ở 1 vài đầu ngón tay phải, 1 năm sau thì lan ra gần hết bàn tay và sang cả bàn tay trái nữa. Cho em hỏi bệnh này có di truyền không ạ? Em sợ sau này con em bị giống e thì xót con lắm.

Xử trí khi bị dị ứng thực phẩm
  •  5 năm trước
  •  1 trả lời
  •  861 lượt xem

Chào bác sĩ, chân em bị á sừng hơn 10 năm rồi. Mùa đông thì khô hanh, nứt nẻ. Mùa hè da mềm hơn tí nhưng tại vì tắm nhiều, dùng nhiều nước nên bệnh cũng không khả quan hơn là mấy. Em để ý những lần em ăn thịt gà vào thì ngay đêm hôm đó, hoặc ngày hôm sau em bị ngứa chân kinh khủng. Vậy có phải em bị dị ứng với thịt gà không ạ? Và phải làm sao ạ?

Thực phẩm nào có thể làm tăng khả năng thụ thai?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  675 lượt xem

- Bác sĩ ơi, có phải những loại thực phẩm có hình dáng giống cơ quan tình dục giúp tăng cường khả năng sinh sản không? Bác sĩ có thể gợi ý giúp tôi một số thực phẩm có thể làm tăng khả năng thụ thai được không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Thực phẩm chức năng omega-3 có an toàn khi tôi đang cố gắng thụ thai?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  914 lượt xem

- Thưa bác sĩ, nếu không ăn cá, tôi có thể uống thực phẩm chức năng omega-3 khi muốn có thai không? Và thực phẩm chức năng omega-3 có an toàn khi tôi đang cố gắng thụ thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Ăn các sản phẩm không được trồng hữu cơ khi mang bầu có an toàn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  587 lượt xem

- Thưa bác sĩ, việc ăn các sản phẩm không được trồng hữu cơ khi mang bầu có an toàn không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây