1

Trầm cảm sau đột quỵ: Những điều cần biết

Trầm cảm là một trong những biến chứng phổ biến của đột quỵ. Có nhiều cách để điều trị trầm cảm do đột quỵ, gồm sử dụng thuốc, trị liệu tâm lý và các biện pháp điều trị không dùng thuốc khác.
Trầm cảm sau đột quỵ: Những điều cần biết Trầm cảm sau đột quỵ: Những điều cần biết

Trầm cảm sau đột quỵ (poststroke depression) là thuật ngữ chỉ tình trạng trầm cảm xảy ra sau khi bị đột quỵ ở những người không có tiền sử đột quỵ trước đó.

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (the American Heart Association) và Hiệp hội Đột quỵ Hoa Kỳ (the American Stroke Association), một phần ba số người từng bị đột quỵ hoặc cơn thiếu máu não thoáng qua bị trầm cảm sau đột quỵ.

Một tổng quan nghiên cứu vào năm 2024 cho thấy 43,9% người lớn tuổi có thể bị trầm cảm sau đột quỵ.

Mặc dù nguyên nhân chính xác gây trầm cảm sau đột quỵ vẫn chưa được xác định rõ nhưng các chuyên gia tin rằng những thay đổi về sinh hóa và tình trạng viêm do đột quỵ sẽ ảnh hưởng đến các phần não chi phối khả năng kiểm soát tâm trạng và tư duy.

Kết quả của một nghiên cứu nhỏ vào năm 2023 với 85 người tham gia cho thấy đột quỵ có thể góp phần gây ra chứng trầm cảm bằng cách làm thay đổi mạng lưới serotonin của não và ảnh hưởng đến khả năng phục hồi, thích nghi và hình thành các kết nối mới giữa các tế bào thần kinh của não.

Trầm cảm sau đột quỵ cũng có thể là do các yếu tố môi trường gây ra. Quá trình phục hồi sau đột quỵ có thể gây căng thẳng về tinh thần. Đột quỵ có thể dẫn đến những thay đổi lớn về chức năng của cơ thể và điều này ảnh hưởng đáng kể cho cuộc sống hàng ngày.

Triệu chứng của trầm cảm sau đột quỵ

Trầm cảm sau đột quỵ không phải một thuật ngữ được sử dụng chính thức trong chẩn đoán y khoa. Thay vào đó, các chuyên gia y tế chỉ coi đây là một dạng trầm cảm, có đặc điểm là bắt đầu xảy ra sau đột quỵ.

Tiêu chuẩn chẩn đoán trầm cảm sau đột quỵ cũng giống như tiêu chuẩn chẩn đoán chứng rối loạn trầm cảm nặng (trầm cảm lâm sàng) được nêu trong Sổ tay Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn tâm thần, phiên bản thứ 5, đã có sửa đổi (DSM-5-TR).

Theo DSM-5-TR, một người được chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm khi có hầu hết các triệu chứng dưới đây trong phần lớn thời gian trong ngày, lặp lại hàng ngày và kéo dài ít nhất 2 tuần liên tiếp:

  • Tâm trạng chán nản, buồn bã, tuyệt vọng hoặc cảm giác trống rỗng
  • Mất hứng thú với các hoạt động từng yêu thích
  • Cảm giác tội lỗi hoặc bản thân vô dụng, không có giá trị
  • Thay đổi thói quen ngủ (ngủ quá nhiều hoặc quá ít)
  • Thay đổi về cảm giác thèm ăn
  • Mệt mỏi, thiếu năng lượng và mất động lực
  • Di chuyển nhanh hơn hoặc chậm hơn bình thường
  • Khó tập trung hoặc khó đưa ra quyết định
  • Suy nghĩ về cái chết hoặc tự tử

Một tiêu chí nữa là phải có ít nhất một trong hai triệu chứng đầu tiên.

Các vấn đề về tâm thần khác có thể xảy ra sau đột quỵ

Tùy thuộc vào vùng não bị ảnh hưởng, đột quỵ có thể gây ra nhiều vấn đề về tâm thần khác nhau.

Theo tổng quan nghiên cứu vào năm 2023, trầm cảm, rối loạn lo âu và rối loạn căng thẳng sau sang chấn là ba vấn đề về tâm thần phổ biến nhất sau đột quỵ.

Các triệu chứng về cảm xúc và hành vi khác có thể xảy ra sau đột quỵ gồm có:

  • Thay đổi tâm trạng bất thường
  • Dễ cáu gắt
  • Thờ ơ với mọi việc
  • Rối loạn kiểm soát xung lực
  • Nhiễu loạn cảm xúc (cảm xúc và biểu cảm không phù hợp, chẳng hạn như cười khi buồn)
  • Mất nhận thức bệnh tật (không nhận thức được rằng bản thân đang mắc bệnh)
  • Mất ngôn ngữ (khó nói hoặc hiểu lời nói của người khác)

Các tình trạng như mê sảng (lú lẫn và kích động) và loạn thần (nhận thức sai lệch, chẳng hạn như nghe hoặc nhìn thấy những thứ không có thật và tin vào những điều không đúng) có thể xảy ra sau đột quỵ nhưng rất hiếm.

Ảnh hưởng của đột quỵ đến mỗi người là khác nhau. Có nhiều người hồi phục sau đột quỵ mà không gặp phải bất kỳ vấn đề nào nghiêm trọng về tâm thần.

Điều trị trầm cảm sau đột quỵ

Hiện chưa có hướng dẫn về phác đồ điều trị tiêu chuẩn cho chứng trầm cảm sau đột quỵ. Phương pháp điều trị trầm cảm sau đột quỵ cũng giống như chứng rối loạn trầm cảm nặng.

Phương pháp điều trị bước đầu là dùng thuốc và trị liệu tâm lý.

Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc và thuốc ức chế tái hấp thu serotonin-norepinephrine là hai nhóm thuốc chống trầm cảm thường được sử dụng để trị trầm cảm sau đột quỵ. Bác sĩ có thể đưa ra các liệu pháp điều trị thay thế tùy thuộc vào nguy cơ xảy ra tác dụng phụ, bệnh sử và tình trạng cụ thể của người bệnh.

Trị liệu tâm lý, đặc biệt là liệu pháp nhận thức - hành vi (CBT), có thể kiểm soát hiệu quả một số triệu chứng của chứng trầm cảm sau đột quỵ.

CBT giúp người bệnh xác định và điều chỉnh những suy nghĩ cũng như hành vi tiêu cực. CBT còn giúp người bệnh biết cách đối phó với những vấn đề gặp phải hàng ngày.

Trong một số trường hợp, liệu pháp kích thích từ trường xuyên sọ và kích thích điện trực tiếp xuyên sọ có thể giúp điều trị chứng trầm cảm sau đột quỵ nếu các phương pháp điều trị khác không hiệu quả. Các phương pháp này sử dụng dòng điện hoặc từ trường để kích thích các tế bào não.

Ngoài các phương pháp điều trị chính thống, người bệnh có thể thử các phương pháp điều trị bổ sung như yoga, thiền hoặc trị liệu bằng âm nhạc. Những phương pháp này có thể giúp người bệnh kiểm soát tình trạng căng thẳng sau đột quỵ - điều có thể làm trầm trọng thêm chứng trầm cảm.

Tóm tắt bài viết

Trầm cảm sau đột quỵ là một vấn đề phổ biến, đặc biệt là ở người lớn tuổi. Các triệu chứng gồm có tâm trạng chán nản, tuyệt vọng, thiếu năng lượng, mất hứng thú, thay đổi cảm giác thèm ăn và thói quen ngủ.

Chứng trầm cảm sau đột quỵ có thể là do sự kết hợp giữa những thay đổi sinh hóa trong não và các yếu tố môi trường trong quá trình phục hồi sau đột quỵ, chẳng hạn như stress kéo dài. Các phương pháp điều trị trầm cảm sau đột quỵ gồm có thuốc, trị liệu tâm lý và các biện pháp can thiệp không dùng thuốc khác.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Đột quỵ do thiếu máu cục bộ: Dấu hiệu nhận biết, cách điều trị và tiên lượng
Đột quỵ do thiếu máu cục bộ: Dấu hiệu nhận biết, cách điều trị và tiên lượng

Đột quỵ do thiếu máu cục bộ là một vấn đề rất nghiêm trọng xảy ra do tắc nghẽn ở một mạch máu mang máu đến não. Một số triệu chứng gồm có xệ hoặc liệt nửa mặt, yếu cơ chân tay ở một bên và nói ngọng.

Xuất huyết não: Dấu hiệu, cách điều trị và ngăn ngừa
Xuất huyết não: Dấu hiệu, cách điều trị và ngăn ngừa

Xuất huyết não là một loại đột quỵ và là vấn đề có thể để lại di chứng vĩnh viễn nếu không được can thiệp kịp thời.

Phân biệt triệu chứng liệt dây thần kinh số 7 và đột quỵ
Phân biệt triệu chứng liệt dây thần kinh số 7 và đột quỵ

Cả liệt dây thần kinh số 7 (liệt mặt) và đột quỵ đều gây yếu cơ mặt nhưng các triệu chứng của đột quỵ xảy ra trên phạm vi rộng hơn. Liệt dây thần kinh số 7 có thể được điều trị từ từ nhưng đột quỵ cần được điều trị khẩn cấp.

Bệnh Behcet là bệnh gì? Điều trị bằng cách nào?
Bệnh Behcet là bệnh gì? Điều trị bằng cách nào?

Bệnh Behcet, hay còn được gọi là hội chứng Behcet, là một chứng rối loạn hiếm gặp có đặc trưng là viêm mạch máu ở khắp cơ thể.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây