Tiêm khớp khuỷu tay dưới hướng dẫn siêu âm - Bộ y tế 2014
I. ĐẠI CƯƠNG
Ngày nay, ứng dụng các phương tiện chẩn đoán hình ảnh vào kỹ thuật tiêm khớp, cho phép thầy thuốc lựa chọn tối ưu các kỹ thuật tiêm khớp phù hợp với từng vị trí khớp. Ngoài tiêm khớp theo phương pháp kinh điển, còn có tiêm khớp dưới màn huỳnh quang tăng sáng, tiêm khớp dưới hướng dẫn siêu âm. Trong đó tiêm khớp dưới hướng dẫn siêu âm đảm bảo tính an toàn, chính xác và kinh tế. Khớp khuỷu tay có cấu tạo phức tạp, gần vị trí thần kinh trụ, nên lựa chọn tiêm khớp theo phương pháp dưới hướng dẫn siêu âm sẽ đảm bảo tính an toàn và chính xác cao.
II. CHỈ ĐỊNH
- Viêm màng hoạt dịch khớp khuỷu tay ở các bệnh viêm khớp không nhiễm khuẩn: viêm khớp dạng thấp, bệnh lý cột sống huyết thanh âm tính, gút, thoái hóa khớp....sau khi đã điều trị toàn thân bằng thuốc và vật lý trị liệu không hiệu quả.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Bệnh lý nội khoa nặng: suy tim, xơ gan, tăng huyết áp, đái tháo đường, nhiễm khuẩn toàn thân.
- Nhiễm khuẩn khớp, phần mềm quanh khớp khuỷu tay
- Tổn thương khớp trong bệnh lý thần kinh, mạch máu, u xương.
IV. CHUẨN BỊ
4.1. Người thực hiện (chuyên khoa)
- 01 Bác sỹ đã được đào tạo và cấp chứng chỉ chuyên ngành cơ xương khớp, có các chứng chỉ tiêm khớp và chứng chỉ siêu âm khớp
- 01 Điều dưỡng.
4.2. Phương tiện
- 01 máy siêu âm có đầu dò Liner 5- 9 MHz
- Túi bọc đầu dò siêu âm
- Găng vô khuẩn
- Kim tiêm 22-23G, bơm tiêm 5 ml vô khuẩn
- Bông, cồn Iod sát trùng, panh, băng dính y tế.
- Thuốc dùng tiêm khớp corticoid dạng nhũ dịch (dung dịch treo): hydrocortisone acetate, methyl prednisonlon acetate...
- Hộp chống sốc theo quy định.
4.3. Chuẩn bị người bệnh
- Người bệnh được giải thích trước khi làm thủ thuật
- Người bệnh ngồi ghế đặt khuỷu tay lên bàn thủ thuật, tư thế cẳng tay vuông góc với cánh tay
- Có chỉ định của bác sỹ chuyên khoa
4. Hồ sơ bệnh án, đơn thuốc
- Hồ sơ bệnh án, đơn thuốc hoặc phiếu chỉ định thủ thuật theo quy định
5. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
- Thực hiện tại phòng thủ thuật vô khuẩn
- Kiểm tra hồ sơ bệnh án hoặc đơn về chỉ định, chống chỉ định
- Kiểm tra máy siêu âm và đầu dò
- Sát trùng tay, đi găng vô khuẩn
- Bọc đầu dò bằng găng vô khuẩn
- Lấy thuốc 1ml thuốc tiêm khớp (methyl prednisolon acetat, hoặc hydrocortson acetate...)
- Sát khuẩn bằng cồn Iod tại vị trí tiêm.
- Siêu âm xác định vị trí màng hoạt dịch khớp khuỷu tay, lựa chọn vị trí thuận lợi nhất để đường đi của kim không chạm thần kinh, mạch máu
- Đưa kim theo sự hướng dẫn của đầu dò máy siêu âm, kiểm tra trên màn hình đầu kim đã vào vị trí màng hoạt dịch khớp khuỷu tay, tiến hành bơm thuốc vào ổ khớp.
- Sát khuẩn, băng vị trí tiêm.
- Dặn dò người bệnh sau làm thủ thuật: người bệnh không cho nước tiếp xúc với vị trí tiêm và hạn chế vận động khớp trong vòng 24h. Sau 24h mới bỏ băng dính và rửa nước bình thường vào chỗ tiêm
VI. THEO DÕI
- Chỉ số theo dõi: mạch, huyết áp, tình trạng chảy máu tại chỗ, tình trạng viêm trong 24 h
- Theo dõi các tai biến và tác dụng phụ có thể xảy ra sau 24 h
- Theo dõi hiệu quả điều trị
VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
- Đau tăng sau khi tiêm 12-24 h: do phản ứng viêm màng hoạt dịch với tinh thể thuốc, thường khỏi sau một ngày, không phải can thiệp, có thể bổ sung thuốc giảm đau paracetamol
- Nhiễm khuẩn khớp, phần mềm quanh khớp do thủ thuật tiêm (viêm mủ): biểu hiện bằng sốt, sưng đau tại chỗ, tràn dịch, có chỉ định điều trị kháng sinh.
- Biến chứng hiếm gặp: tai biến do người bệnh quá sợ hãi- biểu hiện kích thích hệ phó giao cảm: người bệnh choáng váng, vã mồ hôi, ho khan, có cảm giác tức ngực khó thở, rối loạn cơ tròn... Xử trí: đặt người bệnh nằm đầu thấp, giơ cao chân, theo dõi mạch, huyết áp để có các biện pháp xử trí cấp cứu khi cần thiết.
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Cơ Xương Khớp - Bộ y tế 2014
Insulin thường (insulin người) dạng dung dịch tiêm dưới da kê đơn được kết hợp cùng với chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục để kiểm soát tình trạng đường trong máu cao do bệnh tiểu đường type 1 hoặc type 2.
Mới đây, một nhóm nghiên cứu đã có những phát hiện mới về vitamin D và mối liên hệ với bệnh viêm khớp dạng thấp.
Một số người cho rằng ăn trứng có thể khiến cho các triệu chứng viêm khớp nặng thêm. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn đúng. Tác động của trứng đến triệu chứng viêm khớp còn phụ thuộc vào tình trạng dị ứng hoặc không dung nạp.
Vào năm 2009, các nhà nghiên cứu tại Đài Loan đã công bố một nghiên cứu về bệnh viêm khớp dạng thấp ở phụ nữ mang thai. Kết quả nghiên cứu cho thấy phụ nữ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp có nguy cơ sinh con nhẹ cân hoặc thai nhỏ so với tuổi thai (small for gestational age - SGA).
Viêm khớp dạng thấp (rheumatoid arthritis) là một bệnh lý mạn tính xảy ra do hệ miễn dịch tấn công nhầm vào các khớp. Các triệu chứng phổ biến nhất là sưng, đau và cứng khớp. Theo thời gian, các khớp có thể bị biến dạng.
- 1 trả lời
- 979 lượt xem
Thưa bác sĩ, bé nhà em được gần 4 tháng tuổi nhưng đã bị viêm phổi thùy, phải nhập viện, bác sĩ đã tiêm 14 mũi kháng sinh. Sau khi nằm viện 1 tuần, bác sĩ khám lại thì thấy phổi bé đã lành, nhưng kết quả chụp phim lại thấy phần trên phổi còn mờ, nghi có khối u trong phổi. Bác sĩ tiếp tục tiến hành citi phổi cho cháu. Kết quả, bé nhà em bị u tuyến ức, bác sĩ kê thuốc prednisdon5mg và aquadetrim, nói về cho bé uống trong vòng 2 tuần thì khối u sẽ hết. Bác sĩ cho em hỏi khối u tuyến ức này có nguy hiểm không ạ? Và việc bé mới 4 tháng tuổi đã tiêm kháng sinh, dùng thuốc an thần và citi phổi có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé không?
- 1 trả lời
- 567 lượt xem
Cuối tháng trước, em có đi tiêm vac-xin Rubella và viêm gan B. Mươi ngày sau, thấy trễ kinh, em thử que 2 vạch nên vào viện khám, siêu âm thì có túi thai 3mm. Như vậy, liệu thai nhi có bị ảnh hưởng gì không ạ và em có cần được tiếp tục tiêm vac-xin nữa hay ngừng lại đây?
- 1 trả lời
- 3387 lượt xem
Mang thai được 2 tháng, đi khám em mới biết mình có thai. Nhưng trong tháng đầu, do không biết mình đã có thai nên khi bị mèo cào, em đã đi chích vắc-xin phòng dại Verola. Vậy, liệu việc chích vắc-xin đó có ảnh hưởng gì đến thai nhi không ạ?
- 1 trả lời
- 815 lượt xem
Em sinh bé trai hiện cháu đang được 3 tháng tuổi. 2 tháng đầu mỗi tháng bé đều tăng 1,2kg. Em có cân bé vào cuối tháng thứ 2 thì bé nặng 5,7kg, cao 64cm. Bé bú sữa mẹ hoàn toàn nhưng em hút ra bình cho bé bú. Ngày bé bú 5-6 lần, mỗi lần 150ml. Có phải trẻ dưới 6 tháng không nên bú quá 150ml sữa/cữ vì sẽ ảnh hưởng đến tiêu hóa của bé không ạ? Bé nhà em bú 150ml sữa xong vẫn mút tay kiểu chưa đủ nên em muốn tăng lượng sữa lên cho bé. Ngoài ra bé nhà em ngủ rât ít, chỉ 9-10 tiếng/ ngày thì có ảnh hưởng đến sự phát triển của bé không ạ? Ban đêm bé ngủ rất say, em toàn phri đánh thức bé dậy để cho bú thì có được không ạ? Còn một vấn đề nữa là từ lúc sinh đến giờ em chỉ rơ lưỡi cho bé vài lần và không cho bé uống thêm tí nước nào thì có được không ạ? Hiện em thấy lưỡi bé hơi dơ ạ.
- 1 trả lời
- 673 lượt xem
Bác sĩ hẹn em đến tuần thai thứ 22 mới siêu âm 4D được. Nhưng trước 2 ngày tái khám thai 22 tuần đó, nhân về quê, vợ em có vào phòng khám tư nhân siêu âm 4D để biết giới tính con mà chuẩn bị mua sắm. Phòng khám không có khảo sát hình thái học chỉ nói giới tính. Vì vậy, nếu 2 ngày sau lại đến Bv siêu âm 4D nữa thì có ảnh hưởng gì tới thai nhi không a?