1

Thông tim chẩn đoán - Bộ y tế 2014

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Tim mạch - Bộ y tế 2014

I. ĐẠI CƯƠNG 

Mục đích của thông tim chẩn đoán (gọi tắt là thông tim) là đánh giá các tổn  thương giải phẫu - sinh lý của tim-mạch (hẹp động mạch vành, tổn thương van tim,  bệnh tim bẩm sinh..) và những ảnh hưởng huyết động học của chúng. Thông tim giúp  đánh giá các thông số huyết động học bao gồm các áp lực mạch máu và áp lực buồng  tim, cung lượng tim, độ bão hoà oxy. Hình ảnh giải phẫu về buồng tim, cấu trúc tim, hệ 

động mạch vành, cũng được chụp dưới màn huỳnh quang tăng sáng và lưu giữ dưới dạng số hoá. 

II. CHỈ ĐỊNH  

Bảng 1. Chỉ định thông tim

Chỉ định  Thủ thuật
1. Bệnh động mạch vành (ĐMV)  
a. Cơn đau thắt ngực mới xuất hiện Chụp ĐMV, chụp buồng thất trái 
b. Cơn đau thắt ngực không ổn định  Chụp ĐMV, chụp buồng thất trái 
c. Đánh giá trước phẫu thuật  Chụp ĐMV, chụp buồng thất trái
d. Thiếu máu cơ tim thầm lặng  Chụp ĐMV, chụp buồng thất trái, ± kích  thích tim bằng ergonovine 
e. Nghiệm pháp gắng sức dương tính  Chụp ĐMV, chụp buồng thất trái, ± kích  thích tim bằng ergonovine
f. Đau ngực không điển hình, hoặc co thắt ĐMV  Chụp ĐMV, chụp buồng thất trái, ± kích  thích tim bằng ergonovine
2. Nhồi máu cơ tim   
a. Đau thắt ngực không ổn định sau nhồi máu  cơ tim (NMCT) Chụp ĐMV, chụp buồng thất trái
b. Dùng thuốc tiêu sợi huyết thất bại Chụp ĐMV, chụp buồng thất trái, ± thông  tim phải 
c. Sốc tim  Chụp ĐMV, chụp buồng thất trái, thông  tim phải
d. Biến chứng cơ học của NMCT (thủng vách  liên thất, đứt dây chằng van hai lá) Chụp ĐMV, chụp buồng thất trái, thông  tim trái + phải
3. Đột tử do tim  Chụp ĐMV, chụp buồng thất trái, thông  tim trái + phải
4. Bệnh van tim  Chụp ĐMV, chụp buồng thất trái, thông  tim trái + phải, ± chụp ĐMC 
5. Bệnh tim bẩm sinh  Chụp ĐMV, chụp buồng thất trái, thông  tim trái + phải, ± chụp ĐMC 
6. Tách thành ĐMC  Chụp ĐMV, chụp ĐMC 
7. Viêm màng ngoài tim co thắt hoặc ép tim  Chụp buồng thất trái, chụp ĐMV, thông  tim trái + phải 
8. Bệnh cơ tim Chụp buồng thất trái, chụp ĐMV, thông  tim trái + phải, ± sinh thiết cơ tim 
9. Đánh giá trước và sau ghép tim  Chụp buồng thất trái, chụp ĐMV, thông  tim trái + phải, sinh thiết cơ tim


- Trong đa số các trường hợp, thông tim là một thủ thuật có chuẩn bị. Chỉ nên tiến  hành thông tim khi người bệnh đã được chuẩn bị đầy đủ mọi điều kiện về thể chất và  tinh thần. 

- Một số trường hợp người bệnh không ổn định (như NMCT) cần tiến hành thông  tim cấp cứu. Với người bệnh suy tim nặng, mặc dù trong lúc thông tim, người bệnh phải  nằm ngửa, tiến hành thông tim để can thiệp những tổn thương có thể can thiệp được vẫn  tốt hơn là điều trị nội khoa đơn thuần ở đơn vị hồi sức tích cực. Trước khi thông tim, có  thể cần đặt nội khí quản, đặt bóng ngược dòng ĐMC, và truyền thuốc vận mạch.  

- Thông tim phải chủ yếu được thực hiện qua đường tĩnh mạch đùi. Thông tim trái  chủ yếu được thực hiện qua đường động mạch đùi. Các đường vào khác của thông tim  được trình bày trong hình 1.  

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH  

Trong trường hợp cấp cứu, vẫn làm thông tim nếu có chỉ định (trừ khi thiếu trang  thiết bị cần thiết). Các chống chỉ định là tương đối của thông tim bao gồm: 

  •  Xuất huyết tiêu hoá cấp hoặc thiếu máu cấp  

Hình 1. Các đường vào của thông tim phải và thông tim trái

  •  Rối loạn đông máu gây chảy máu không kiểm soát được. 
  •  Rối loạn điện giải, đặc biệt là hạ kali máu. 
  •  Nhiễm khuẩn, sốt. 
  •  Có thai. 
  •  Tiền sử mới tai biến mạch máu não (< 1 tháng). 
  •  Suy tim nặng. 
  •  Suy thận. 
  •  Rối loạn nhịp không kiểm soát được. 
  •  Người bệnh không hợp tác. 

IV. CHUẨN BỊ 

1. Người thực hiện 

01 bác sĩ và 01 kỹ thuật viên thành thạo về tim mạch can thiệp. 

2. Người bệnh 

− Người bệnh được giải thích kỹ về thủ thuật và đồng ý làm thủ thuật và ký vào  bản cam kết làm thủ thuật. 

− Luôn chú ý xác định trước kế hoạch thông tim để làm gì. Từ đó: 

  •  Xác định “lộ trình” thông tim, bên nào, các bước tiến hành. 
  •  Đo đạc áp lực và bão hòa ô xy ở đâu. 
  •  Chụp buồng tim, mạch máu nào. 
  •  Xác định các thông số cần tính toán: sức cản, lưu lượng, shunt, diện tích lỗ van,  chênh áp qua van… 
  •  Cần đưa ra kết luận gì. 

3. Phương tiện 

  •  Bàn để dụng cụ, gồm: bộ bát vô khuẩn, áo phẫu thuật, găng tay, toan vô khuẩn. − Gạc vô khuẩn; bơm 5 ml, 10 ml, 20 ml, 50 ml; dụng cụ ba chạc. 
  •  Bộ dụng cụ mở đường vào động mạch hoặc tĩnh mạch: sheath, kim chọc mạch,  thuốc gây tê tại chỗ (lidocain hoặc novocain). 
  •  Manifold và dây nối với hệ thống đo áp lực.  
  •  Các ống thông: Swan-Ganz, ống thông Sone, MP, Pigtail, ống thông chụp động  mạch vành, các ống thông khác nếu cần thiết…  
  •  Bộ kit để lấy mẫu máu đo bão hòa oxy phục vụ tính toán các thông số: cung  lượng tim; luồng thông (shunt); sức cản tuần hoàn,…

4. Hồ sơ bệnh án 

Được hoàn thiện theo quy định của Bộ Y tế. 

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH 

1. Quy trình thông tim phải (hình 2) 

− Sát trùng da rộng rãi khu vực tạo đường vào mạch máu. 

− Mở đường vào tĩnh mạch đùi. 

− Đưa catheter (thường là Sone; SwanGanz) qua tĩnh mạch đùi lên tim phải. − Nhĩ phải: 

  •  Đưa catheter vào tĩnh mạch chủ dưới. 
  •  Đo độ bão hoà oxy tĩnh mạch chủ dưới, đưa catheter vào nhĩ phải.
  •  Ghi lại các pha của áp lực nhĩ phải (tốc độ ghi 25 mm/giây, thang 0-40 mmHg)
  •  Đo áp lực trung bình nhĩ phải, khi hít vào và khi thở ra. 

− Thất phải: 

  •  Đẩy catheter xuống thất phải. 
  •  Ghi lại các pha của áp lực thất phải (tốc độ ghi 25 mm/giây, thang 0-100 mmHg).

Hình 2. Mô tả các phương pháp thông tim phải (IVC: tĩnh mạch chủ dưới; SVC: tĩnh mạch chủ  trên; RA: nhĩ phải; RV: thất phải; PA: động mạch phổi; RVO: đường ra thất phải; RPA: động  mạch phổi phải; RAA: tiểu nhĩ phải; HV: tĩnh mạch trên gan).

− Mao mạch phổi bít: 

  • Từ thất phải, đưa cathter lên động mạch phổi. Đẩy catheter vào sâu trong  nhánh phải hoặc nhánh trái của động mạch phổi, bơm bóng để đo áp lực bít. 
  • Ghi lại các pha của áp lực mao mạch phổi bít và áp lực trung bình (tốc độ ghi  25 mm/giây, thang 0-40 mmHg). 

− Động mạch phổi: 

  • Từ vị trí áp lực mao mạch phổi bít, làm xẹp bóng, kéo bóng về lại động mạch phổi. 
  • Ghi lại các pha của áp lực động mạch phổi và áp lực trung bình (tốc độ ghi 25  mm/giây, thang 0-100 mmHg). 
  • Đo cung lượng tim bằng phương pháp pha loãng nhiệt. 

− Kéo catheter về thất phải: 

  • Ghi lại đường biến đổi áp lực mao mạch phổi bít - động mạch phổi.
  • Ghi lại đường biến đổi áp lực động mạch phổi - thất phải. 

− Lấy khí máu các vị trí: tĩnh mạch chủ dưới, tĩnh mạch chủ trên, nhĩ phải cao,  nhĩ phải giữa, nhĩ phải thấp, thất phải, thân động mạch phổi, nhánh động mạch phổi  (phải hoặc trái), động mạch phổi bít. 

− Trong trường hợp có yêu cầu cần chụp lại đường đi của catheter hoặc chụp các  buồng tim mạch máu với thuốc cản quang: ví dụ chụp buồng thất phải ở các tư thế khác  nhau để xác định hẹp van động mạch phổi; chụp động mạch phổi xem mức độ hẹp các  nhánh… 

2. Quy trình thông tim trái 

− Sát trùng da rộng rãi khu vực tạo đường vào mạch máu. 

− Mở đường vào động mạch đùi. 

− So sánh áp lực động mạch ngoại biên với áp lực động mạch trung tâm. 

  •  Đưa pigtail qua sheath vào động mạch. Pigtail nhỏ hơn sheath một cỡ (Pigtail  5F cho sheath 6F). 
  •  Tiêm heparin (40 đv/kg cân nặng). 
  •  Đưa pigtail lên động mạch chủ, xuống xoang vành. 
  •  Đo đồng thời áp lực ở pigtail và áp lực ở sheath (thang 0-200 mmHg). + Ghi lại các đường áp lực trung tâm và ngoại biên. 

− Đánh giá van động mạch chủ và đưa pigtail xuống buồng thất trái (hình 6.3): 

  •  Đẩy pigtail xuống buồng thất trái: trong thông tim trái, việc đưa pigtail qua van  động mạch chủ là một kỹ thuật quan trọng, đặc biệt khi van ĐMC bị hẹp. Hình 3 mô tả kỹ thuật đưa pigtail qua van ĐMC.
  •  Ghi lại áp lực thất trái và áp lực động mạch đùi (tốc độ 25 mm/giây, thang  0-200 mmHg). 

− Đánh giá thất trái: 

  •  Đánh giá áp lực cuối tâm trương thất trái trước và sau khi chụp buồng thất trái  (tốc độ ghi 100 mm/giây, thang 0-200 mmHg). 
  •  Chụp buồng thất trái bằng máy bơm thuốc cản quang. Tư thế nghiêng phải 300 và nghiêng trái chếch đầu. Lượng thuốc 30 ml, tốc độ bơm 10-12 ml/phút. 
  •  Đánh giá chức năng thất trái, vận động vùng, tình trạng hở van hai lá, thông  liên thất, các bất thường giải phẫu khác của thất trái. 
  •  Kéo ngược pigtail từ thất trái về động mạch chủ để đánh giá chênh áp qua  van động mạch chủ và chênh áp qua đường ra thất trái (tốc độ 25 mm/giây, thang  0-200 mmHg). 

Hình 3. Kỹ thuật đưa pigtail qua van ĐMC thường dùng (hình trên)   và trong trường hợp hẹp van ĐMC (dưới). 

− Đo bão hòa oxy ở các vị trí: thất trái; động mạch chủ hoặc các vị trí khác theo  yêu cầu. 

− Chụp cản quang buồng thất trái, động mạch chủ, các vị trí khác để đánh giá  hình thái giải phẫu thất trái; chức năng co bóp thất trái; luồng thông (liên thất); chụp  động mạch chủ đánh giá hình thái động mạch chủ; các mạch bất thường, còn ống động  mạch… 

3. Thông tim phải và thông tim trái đồng thời 

  • Tiến hành đồng thời hai quy trình trên khi có yêu cầu. 
  •  Bắt đầu tiến hành đo các thông số khi đã đặt catheter Swan Ganz vào mao  mạch phổi bít và đưa pigtail xuống buồng thất trái. 
  • Đánh giá van động mạch chủ: theo quy trình thông tim trái.
  • Đánh giá van hai lá: so sánh áp lực thất trái với áp lực mao mạch phổi bít (tốc  độ 50 mm/giây, thang 0-40 mmHg, nếu có chênh áp qua van hai lá, để tốc độ ghi 100  mm/giây). 
  • Ghi đồng thời áp lực thất phải - thất trái ở tốc độ 100 mm/giây. Phát hiện tình  trạng bệnh cơ tim co thắt/bệnh cơ tim hạn chế. 
  • Tính cung lượng tim theo phương pháp Fick. 
  • Đánh giá các luồng thông trong tim. 
  • Tính sức cản mạch hệ thống và sức cản mạch phổi. 
  •  Đánh giá mức độ hẹp van hai lá, van động mạch chủ. 

4. Một số kỹ thuật thông tim theo đường vào đặc biệt khác 

  •  Thông tim trái qua đường chọc vách liên nhĩ: kỹ thuật này áp dụng khi không  thể qua đường động mạch được, van động mạch chủ nhân tạo, hoặc trước khi nong van  hai lá đã chọc vách liên nhĩ. Quy trình kỹ thuật chọc vách liên nhĩ xin xem phần Nong  van hai lá. 
  •  Thông tim qua đường chọc trực tiếp mỏm tim qua thành ngực (hiếm khi cần  phải làm hiện nay). 
  •  Bộc lộ động mạch (cánh tay, nách,…), tĩnh mạch: trong một số trường hợp đặc  biệt theo yêu cầu kỹ thuật như khi không thể chọc mạch chỗ khác, cần thủ thuật thay  van động mạch chủ,… 

VI. THEO DÕI 

  •  Các yếu tố sống còn, mạch, huyết áp, nhiệt độ. 
  •  Theo dõi vị trí chọc mạch. 

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ 

  •  Chảy máu: xử trí băng cầm máu ngay lập tức. 
  •  Nhiễm trùng vị trí chọc mạch: cần vệ sinh thay băng hàng ngày. 

 

Bài viết nghiên cứu có thể bạn quan tâm
Chẩn đoán và xử trí cơn hen phế quản cấp - Bộ y tế 2014
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về dị ứng - miễn dịch lâm sàng - Bộ y tế 2014

Chẩn đoán và điều trị dự phòng hen phế quản - Bộ y tế 2014
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về dị ứng - miễn dịch lâm sàng - Bộ y tế 2014

Chẩn đoán - điều trị nhiễm khuẩn da và mô mềm - Bộ y tế 2014
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp - Bộ y tế 2014

Chẩn đoán và điều trị nhược cơ - Bộ y tế 2014
  •  2 năm trước

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh cơ xương khớp - Bộ y tế 2014

Tin liên quan
Lạc nội mạc tử cung ở cổ tử cung: Triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị
Lạc nội mạc tử cung ở cổ tử cung: Triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị

Không giống như các loại lạc nội mạc tử cung khác, lạc nội mạc tử cung ở cổ tử cung là loại rất hiếm gặp.

Hội chứng HELLP: Triệu chứng, chẩn đoán, điều trị
Hội chứng HELLP: Triệu chứng, chẩn đoán, điều trị

Hội chứng HELLP xảy ra với dưới 1% tổng số trường hợp mang thai. Tuy nhiên, trong số những phụ nữ bị tiền sản giật nặng, khoảng 20% sẽ bị hội chứng HELLP.

Rối loạn cương dương tạm thời: Nguyên nhân, chẩn đoán và phương pháp điều trị
Rối loạn cương dương tạm thời: Nguyên nhân, chẩn đoán và phương pháp điều trị

Rối loạn cương dương là một trong những vấn đề về chức năng tình dục phổ biến nhất ở nam giới. Trong nhiều trường hợp thì rối loạn cương dương chỉ là vấn đề tạm thời.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Cần làm gì khi bs chẩn đoán bị hở cổ tử cung
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  600 lượt xem

Mang thai được 25 tuần, em đi siêu âm, bs bảo bị hở cổ tử cung và cần đi khám thêm ở Bệnh viện tuyến trên để theo dõi. Bác sĩ có thể tư vấn thêm và cho em biết chi phí nâng vòng cổ tử cung là bao nhiêu ạ?

Kết quả chẩn đoán, bác sĩ ghi Z34 là gì vậy?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  4428 lượt xem

Mang thai con so 13 tuần, em đi xét nghiệm máu, các chỉ số đều bình thường. Riêng 3 chỉ số HCT 36.9%, RDW 11.4%, MPV 6.36fL thì thấy bôi đậm đen. Em ăn sáng lúc 8h và 11h lấy máu xét nghiệm sinh hóa máu thì glucose 135 mg/dL Kết quả ghi chẩn đoán Z34 là sao?

Chẩn đoán đái tháo đường thai kì có đáng lo không?
  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  558 lượt xem

Em mới đi xét nghiệm dung nạp đường huyết chỉ số lúc đói là 4.06, sau uống nước đường 1 giờ 9.62, sau uống 2 giờ là 10.3 - Bác sĩ kết luận: dương tính đái tháo đường thai kì. Vậy chỉ số đái tháo đường này của em có đáng lo lắm không ạ?

Đắp chăn điện ngủ khi mang thai có an toàn không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1133 lượt xem

- Bác sĩ ơi, tôi đắp chăn điện khi ngủ lúc đang mang thai thì có an toàn cho thai nhi không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Tôi nghĩ chân mình to hơn khi mang thai, điều này có thể không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  975 lượt xem

- Bác sĩ ơi, tôi cảm thấy chân mình to hơn trong khi mang thai. Điều này có đúng không, thưa bác sĩ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với nhé!

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây