Thế nào là bổ sung vitamin C quá liều?
Vitamin C là một loại vitamin và một trong những chất chống oxy hóa nổi tiếng nhất, phổ biến nhất với rất nhiều lợi ích mà một trong số đó là tăng cường sức đề kháng và giúp ngăn ngừa bệnh tật.
Còn được gọi là axit ascorbic, vitamin C thuộc nhóm chất dinh dưỡng tan trong nước có tự nhiên trong nhiều loại trái cây và rau củ. Nếu như chế độ ăn hàng này không có đủ vitamin C thì có thể tăng lượng vitamin này cho cơ thể bằng cách dùng viên uống bổ sung. Nhưng những sản phẩm này lại làm dấy lên lo ngại về những tác hại do bổ sung vitamin C quá liều.
Tiêu thụ một lượng vitamin C quá lớn có thể gây ra những vấn đề không mong muốn. Tuy nhiên, sử dụng vitamin C quá liều nghiêm trọng là điều rất khó xảy ra và trên thực tế cũng mới chỉ ghi nhận một vài trường hợp gặp phải.
Vậy thế nào là quá liều và mỗi ngày cơ thể cần bao nhiêu vitamin C?
Vitamin C có tác dụng gì?
Vitamin C là một chất chống oxy hóa giúp bảo vệ các tế bào khỏe mạnh của cơ thể khỏi các gốc tự do gây hại. Bổ sung đủ vitamin C là một cách để hỗ trợ hệ miễn dịch hay tăng cường khả năng chống lại bệnh tật của cơ thể. Do đó, vitamin C được cho là có tác dụng ngăn ngừa các bệnh do nhiễm vi khuẩn, virus, ví dụ như cảm lạnh hay cúm.
Vitamin C còn giúp tăng khả năng hấp thụ sắt – một chất rất cần thiết cho sự phát triển và các chức năng tổng thể của cơ thể. Thiếu vitamin C có thể dẫn đến bệnh scorbut (hay scurvy) - một bệnh lý có thể gây tử vong.
Các loại quả họ cam quýt vẫn được biết đến là những nguồn cung cấp vitamin C dồi dào nhất, nhưng loại vitamin này còn có trong rất nhiều loại thực phẩm khác như:
- Ớt chuông
- Bông cải xanh
- Dưa lưới
- Ổi
- Bưởi
- Quả kiwi
- Khoai tây
- Dâu tây
- Cà chua
Nếu ăn nhiều trái cây và rau củ thì sẽ không cần phải uống bổ sung vitamin C. Trên thực tế, chỉ cần một khẩu phần bất kỳ loại thực phẩm nào nêu trên cũng đủ để đáp ứng nhu cầu vitamin C hàng ngày của cơ thể.
Xem thêm: 20 thực phẩm chứa nhiều vitamin C
Thế nào là quá liều?
Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (National Institutes of Health), phụ nữ trưởng thành trung bình cần 70mg vitamin C mỗi ngày trong khi nam giới cần 90mg. (1) Phụ nữ mang thai và đang cho con bú cần nhiều vitamin C hơn.
Đối với người trưởng thành, lượng vitamin C tối đa có thể bổ sung mỗi ngày là 2.000 mg.
Mặc dù việc bổ sung nhiều hơn 2.000 mg không nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể xảy ra một số tác dụng phụ như:
- Đau bụng
- Tiêu chảy
- Đau đầu
- Buồn nôn, nôn
- Khó ngủ
Những người bị bệnh thừa sắt có nguy cơ cao bị thừa vitamin C. Thừa sắt là tình trạng mà cơ thể tích trữ một lượng sắt lớn và nếu như bổ sung quá nhiều vitamin C thì các triệu chứng sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn. Thừa sắt có thể gây tổn thương các mô trong cơ thể.
Viên uống bổ sung vitamin C cũng có thể tương tác với một số loại thuốc, đặc biệt là các loại thuốc điều trị bệnh tim và ung thư. Do đó, cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi uống vitamin C.
Các cách khác để tăng cường hệ miễn dịch
Trên thực tế, chưa hề có bất cứ bằng chứng khoa học nào chứng minh vitamin C có thể trực tiếp ngăn ngừa cảm lạnh và virus cúm. Theo các chuyên gia về sức khỏe, việc uống bổ sung vitamin C chỉ có tác dụng giảm thiểu mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và giúp người bệnh nhanh khỏi hơn. Ngoài ra, uống vitamin C sau khi ốm dậy cũng hầu như không mang lại ích lợi gì.
Tốt hơn hết vẫn nên cung cấp đủ vitamin C chơ cơ thể từ chế độ ăn uống hàng ngày.
Cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa cảm lạnh, cúm và nhiều bệnh tật khác là chăm sóc sức khỏe thật tốt. Để có sức khỏe tốt thì cần thực hiện chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh, ví dụ như:
- Ngủ đủ giấc mỗi đêm
- Tập thể dục thường xuyên
- Ăn đầy đủ chất dinh dưỡng
- Hạn chế tiêu thụ caffeine và rượu
Vitamin D có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe nhưng quá nhiều vitamin D lại có thể gây ra một số tác hại, ví dụ như tăng canxi huyết, mất xương, suy thận,…
Một nghiên cứu cho thấy rằng chế độ ăn uống nhiều vitamin C có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh đục thủy tinh thể.
Mặc dù có vai trò quan trọng nhưng thiếu hụt vitamin D là một vấn đề rất phổ biến trên thế giới. Thiếu hụt vitamin D có thể dẫn đến nhiều vấn đề như loãng xương, mệt mỏi, dễ bị nhiễm trùng, tăng nguy cơ trầm cảm,…
Vitamin này được tạo ra trong da khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Nhưng phải để da tiếp xúc với nắng bao lâu để có đủ vitamin D mà lại không gây hại cho sức khỏe?
Những người bị bệnh đa xơ cứng (multiple sclerosis) sẽ cần bổ sung nhiều vitamin D hơn so với những người không bị bệnh này.